Lựa chọn điều trị Implant – Phẫu thuật hay không phẫu thuật.

Mục tiêu chính của điều trị phẫu thuật cho viêm quanh implant là tiếp cận bề mặt implant để làm sạch và khử khuẩn bề mặt nhằm giải quyết tổn thương viêm xung quanh implant, ngưng sự tiến triển bệnh, và duy trì chức năng implant cùng với sự lành mạnh của mô quanh implant. Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy sự lấp đầy xương và có thể gây tái tích hợp xương. Bài viết này tóm tắt phương pháp lựa chọn điều trị Implant đối với bệnh lý viêm, các phương thức điều trị và khử khuẩn bề mặt Implant bị nhiễm. Cùng tìm hiểu.

1. Lựa chọn điều trị Implant đối với bệnh lý viêm

Mục tiêu chính của điều trị phẫu thuật cho viêm quanh implant là tiếp cận bề mặt implant để làm sạch và khử khuẩn bề mặt nhằm giải quyết tổn thương viêm xung quanh implant, ngưng sự tiến triển bệnh, và duy trì chức năng implant cùng với sự lành mạnh của mô quanh implant. Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy sự lấp đầy xương và có thể gây tái tích hợp xương.

Viêm niêm mạc quanh implant có thể được điều trị thành công bằng nạo cơ học như điều trị không phẫu thuật kết hợp với giảm mức độ vi khuẩn và viêm . Ngược lại, chỉ nạo cơ học không phẫu thuật sẽ hạn chế hiệu quả của điều trị viêm quanh implant. Điều trị phẫu thuật viêm quanh implant được xem là tốt hơn so với không phẫu thuật, bởi vì nó tạo đường vào tốt hơn để làm sạch toàn bộ mô hạt khỏi vùng thiếu hồng đồng thời khử khuẩn bề mặt implant bị lộ. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, điều trị không phẫu thuật sẽ được thực hiện trước điều trị phẫu thuật để đánh giá phản ứng lành thương, sự tuân thủ của bệnh nhân, và vệ sinh răng miệng.

Chỉ định của điều trị phẫu thuật là túi sâu (trên 5 mm) và tiêu xương. Nhiễm trùng cấp cũng phải được giải quyết, và bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng trước khi tiến hành điều trị phẫu thuật. Nên xác định loại thiếu hổng xương trước khi quyết định phương thức điều trị phẫu thuật. Nếu thiếu hồng theo chiều dọc (< 3 mm) hoặc thiếu hồng 1-2 thành thì có thể sử dụng phẫu thuật cắt bỏ để giảm độ sâu túi và điều chỉnh cấu trúc xương. Nếu thiếu hổng 3 thành hoặc thiếu hổng vòng quanh thì điều trị tái tạo kết hợp với các kỹ thuật ghép xương có thể được sử dụng để tái tạo xương bị tiêu.

2. Phương thức điều trị phẫu thuật

  • Lật vạt làm sạch. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy lật vạt làm sạch, bao gồm cả khử khuẩn bề mặt, có hiệu quả trong điều trị viêm quanh implant hơn so với không lật vạt. Kết quả dài hạn của phẫu thuật được đánh giá qua loạt ca. Sự lành thương hoàn toàn của bệnh lý quanh implant đã được ghi nhận ở 58% implant được điều trị. Tuy nhiên, 7 trong số 26 implant đã bị thất bại, và sự tiến triển bệnh lý đã xảy ra ở 4 implant khác.
  • Điều trị cắt bỏ. Nó bao gồm cắt xương và/hoặc tạo hình xương kết hợp với vạt định vị về phía chóp. Mục tiêu của điều trị cắt bỏ là giảm độ sâu túi và tạo hình thái mô mềm giúp tăng cường khả năng tự vệ sinh răng miệng và sức khỏe quanh implant. Điều trị cắt bỏ thường chỉ áp dụng cho những implant được đặt ở vị trí không thẩm mỹ.
  • Điều trị tái tạo. Nó nhằm cố gắng tái lập hoặc tái tạo mô quanh implant bị tiêu. Ở các thiếu hồng trong xương như thiếu hồng miệng núi lửa, điều trị tái tạo được chỉ định. Xương tự thân, xương ghép đồng loại, vật liệu ghép dị loại kết hợp với màng tiêu hoặc không tiêu thường được sử dụng. Kết quả tốt hơn đã được báo cáo ở những phương pháp này so với chỉ phẫu thuật làm sạch và khử khuẩn. Trong các nghiên cứu ở người, điều trị tái tạo, chẳng hạn như những kỹ thuật ghép xương có hoặc không có sử dụng màng ngăn, đã đem lại kết quả thành công ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được quy trình điều trị tối ưu.

3. Phương pháp khử khuẩn bề mặt Implant bị nhiễm

  • Khử khuẩn cơ học. Những dụng cụ sau đây được sử dụng để khử khuẩn cơ học cho bề mặt implant.
    • Curette được thiết kế đặc biệt, làm bằng titanium tinh khiết, nhựa, hoặc sử.
    • Dụng cụ siêu âm sử dụng đầu phủ nhựa hoặc Teflon.
    • Dụng cụ mài mòn.
    • Dụng cụ quay bằng titanium (TiBrush).
lua-chon-dieu-tri-1
Khử khuẩn bề mặt implant: (A) bàn chải bằng Titanium để khử khuẩn cơ học; (B) các tác nhân hóa học (ví dụ, hydrogen peroxide, chlorhexidine gluconate) để khử khuẩn hóa học, dung dịch nước muối vô trùng để bơm rửa.
    • Laser Er:YAG (Erbium: Yttrium Aluminum Garnet).
    • Tạo hình implant (điều chỉnh bề mặt) có thể được thực hiện ở những ren bị lộ của implant bề mặt nhám trong quá trình phẫu thuật. Trong một nghiên cứu trên phim X-quang, hiệu quả của việc tạo hình implant đã được khảo sát bằng cách so sánh giữa phẫu thuật cắt bỏ kết hợp tạo hình implant so với chỉ phẫu thuật cắt bỏ. Kết quả cho thấy tạo hình implant dường như có hiệu quả và tác động tích cực đến tỷ lệ tồn tại của implant.
  • Khử khuẩn hóa học. Sau khi khử khuẩn cơ học, khử khuẩn hóa học được đề nghị. Chlorhexidine gluconate, hydrogen peroxide, citric acid, và tetracycline hydrochloride được sử dụng để khử khuẩn hóa học, tiếp theo là rửa sạch bằng dung dịch nước muối vô trùng. Có một số phương pháp, nhưng một trong những quy trình thường được sử dụng nhất là “quy trình Froum”, gồm 6 bước:
  1. Bôi bột bicarbonate mịn.
  2. Bơm rửa bằng nước muối vô trùng.
  3. Bôi tetracycline bằng viên gòn hoặc bàn chải.
  4. Đánh bóng hơi bề mặt implant bằng bicarbonate.
  5. Bôi chlorhexidine gluconate 0.12%.
  6. Bơm rửa bằng nước muối vô trùng.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *