Đặc tính, thành phần hóa học, cấu trúc của ngà răng

Men răng, ngà răng và tủy răng là ba bộ phận cấu thành nên răng ở người. Vì vậy, hiểu rõ về đặc tính, thành phần hóa học và cấu trúc của ngà răng là rất quan trọng để có thể bảo vệ và chăm sóc răng miệng của chúng ta một cách hiệu quả. 

Đặc tính, thành phần hóa học, cấu trúc của ngà răng
Hình ảnh cấu trúc của răng

1. Đặc tính vật lý của ngà răng

  • Độ cứng: Ngà răng mềm hơn men răng, nhưng cứng hơn xương và xương răng. Độ cứng của ngà răng ở thân răng, cổ răng và chân răng là giống nhau tuy nhiên tuỳ theo từng vùng thì có sự khác nhau. Vùng ngà cứng nhất là vùng cách tuỷ 0,4 – 0,6mm cho đến khoảng giữa ngà. Ở gần tuỷ ngà răng mềm hơn 30%. Do ngà mềm hơn men, nên khác với men răng, việc sử dụng các dụng cụ bằng tay cũng có thể nạo bỏ được dù ở ngà bình thường.
  • Màu sắc: Ngà răng có màu vàng nhạt. Do lớp men ở bên trên trong mờ, ngà răng làm cho lớp men trắng của thân răng có màu vàng của ngà bên dưới. Nếu mất đi lớp men và cement phủ bên ngoài, ngà răng bị lộ ra sẽ có những sắc thái vàng-trắng khác nhau và có bề mặt ráp hơn men răng. Ngà răng mới bị lộ thường có màu vàng hơn màu trắng của men răng. Khi bị lộ lâu ngày, ngà răng bị nhiễm màu từ thức ăn, thuốc lá, khiến cho chúng bị chuyển sang màu vàng hơn, thậm chí là có màu nâu hay đen. Sự nhiễm màu này là do ngà xốp hơn men răng. Ngà răng xốp là do thành phần hữu cơ của ngà chiếm tỷ lệ cao và ngà có nhiều ống nhỏ giống như bọt biển làm giữ lại các chất màu. Sự nhiễm màu này là một vâh đề về thẩm mỹ mà nhiều bệnh nhân quan tâm.

Việc loại bỏ những chất màu bằng dụng cụ cầm tay hay dụng cụ chạy bằng máy có thể làm mất thêm ngà răng, do vậy, việc sử dụng đúng cách máy siêu âm có thể là lựa chọn đúng đắn để loại bỏ những mảng màu mà không làm mất tổ chức cứng của răng.

  • Độ đàn hồi cao.
  • Ngà răng xốp và có tính thấm.
  • Ít cản quang hơn men răng. Trên phim Xquang, có thể thấy được sự khác biệt về mức độ khoáng hoá của các thành phần khác nhau của răng. Men răng cản quang hơn, ngà thấu quang hơn và cản quang hơn tuỷ.

2. Thành phần hóa học của ngà răng

2.1. Thành phần hữu cơ

Chiếm khoảng 30%. Chất tựa hữu cơ của ngà răng chứa 91 – 92% collagen. Phần lớn là collagen type I.

2.2. Thành phần vô cơ

Thành phần vô cơ chiếm khoảng 70%, 20% là hữu cơ, 10% còn lại là nước. Thành phần vô cơ chính là các tinh thể phosphat calci dạng apatite (Ca10(PO4)6(OH)2)). Calcium hydroxyapatite này cũng được tìm thấy với tỷ lệ cao hơn ở men và thấp hơn ở xương và cement, về thể tích các tinh thể này chiếm 90% ngà quanh ống và 50% ngà gian ống. Các tinh thể ở ngà răng có kích thước nhỏ hơn ở men răng, tuy nhiên chúng có hình dạng và kích thước tương tự như ở xương răng.

Trong thành phần của ngà răng còn có một lượng nhỏ carbon, Mg, F, chì, kẽm… với hàm lượng thay đổi

3. Cấu trúc tổ chức học của ngà răng

Phương pháp nghiên cứu: Quan sát trên tiêu bản ngà răng làm bằng phương pháp mài không khử khoáng hoặc những tiêu bản làm bằng phương pháp cắt nhuộm những tổ chức ngà đã được khử vôi hoặc không khử vôi.

3.1. Đại thể:

Quan sát bằng kính lúp chúng ta thấy ngà có nhiều ống nhỏ chạy theo chiều dày của ngà, ngoài ra chúng ta cũng có thể thấy các đường vân Von Ebner giống như các đường Retzius ở men răng.

3.2.Vi thể:

Quan sát ngà trưởng thành trên kính hiển vi điện í ử có thể thấy được các cấu trúc như ống ngà và các loại ngà, khó quan sát được các nhú nguyên bào ngà trên kính hiển vi.

Bằng các kính phóng đại nhỏ chúng ta có thể nhìn thấy rõ các đường Von Ebner, các đường rõ ràng hơn được gọi là đường Owen. Tuỳ theo giai đoạn sinh ngà hay hoàn cảnh sinh ngà mà ngà sẽ có các cấu trúc khác nhau.

Lớp hạt Tome có nhiều nhất ở vùng ngoại vi của ngà răng bên dưới cement chân răng, gần đường ranh giới men-ngà. Vùng này chỉ thấy các hạt nhỏ do trên kính hiển vi chúng có dạng các đốm. Nguyên nhân của những thay đổi trong vùng này vẫn chưa được biết rõ. Có thể là do những vùng ngấm vôi kém của ngà tương tự như ngà gian cầu hay các nhánh tận của các ống ngà gần đường ranh giới cement-ngà giống như của đường ranh giới men-ngà.

Cấu trúc ngà răng
Hình ảnh minh họa

4. Kết luận

Tổng kết lại, ngà răng là một phần quan trọng trong hệ thống răng miệng của con người, có tính cứng, độ bền cao và khả năng chịu áp lực và va đập tốt. Thành phần chính của ngà răng là hydroxyapatit, kết hợp với các thành phần hữu cơ khác như collagen và protein. Cấu trúc của ngà răng có lớp vỏ bên ngoài bảo vệ lõi của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh giúp cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ răng. Ngoài ra, ngà răng còn có những đặc tính khác như độ nhạy cảm, khả năng tự phục hồi và khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn.

Vì vậy, hiểu rõ về đặc tính, thành phần hóa học và cấu trúc của ngà răng là rất quan trọng để có thể bảo vệ và chăm sóc răng miệng của con người. Đồng thời, nghiên cứu và phát triển tiếp tục về ngà răng sẽ giúp nha sĩ hiểu rõ hơn về chúng và cải thiện chất lượng công việc của mình, đồng thời tăng cường sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của người dân.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *