Cấu trúc tổ chức học của men răng

Men răng có nguồn gốc biểu mô, tạo ra một lớp bao quanh bên ngoài thân răng, bảo vệ cho thân răng. Là tổ chức cứng nhất của cơ thể, chứa khoảng 95% muối vô cơ. Men răng cũng là một trong những phần của răng miệng dễ bị tổn thương và mắc các bệnh lý như sâu răng, mòn men răng và viêm nha chu. Do đó, việc chăm sóc và bảo vệ men răng là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.

1. Cấu trúc tổ chức học men răng

1.1. Đại thể

Quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp các tiêu bản làm bằng phương pháp mài và không khử khoáng chúng ta thấy men răng có những dải sáng và tối liên tiếp xen kẽ nhau và chạy thẳng góc với đường ranh giới men ngà. Các dải này được gọi là dải Hunter-Schreger. Dải này sinh ra do sự thay đổi hướng đi của các trụ men.

 

1.2. Vỉ thể (quan sát dưới kính hiển vi)

1.2.1. Đường Retzius

Có thể nhìn thấy dưới ống kính phóng đại nhỏ.

Trên tiêu bản cắt ngang thân răng, là những đường chạy song song với nhau và song song với đường viền ngoài của men cũng như song song với đường ranh giới men ngà ở phía trong. Chúng cách nhau bởi những khoảng cách không đều.

Cấu trúc tổ chức của men răng

Hình 1. Hình ảnh đường Retzius

Trên tiêu bản cắt dọc thân răng: đường Retzius hợp với đường ranh giới men ngà cũng như với mặt ngoài men thành một góc nhọn. Các đường này có chiều dày không đều nhau và tạo nên hình ảnh xếp lớp ở men. Trong những đường trên, ta thấy trên tiêu bản một đường đậm nhất, đường này là ranh giới giữa lớp men được hình thành khi còn ở trong bụng mẹ và lớp men hình thành sau khi sinh. Nguyên nhân là do sự rối loạn nuôi dưỡng trong thời gian chuyển tiếp từ đời sống trong bụng mẹ của trẻ đến khi đứa trẻ ra đời bú được.

Cấc trúc tổ chức men răng
Hình ảnh minh họa

1.2.2. Trụ men:

Nhìn thấy dưới kính hiển vi phóng đại lớn

Trụ men là đơn vị cơ bản của lớp men, mỗi một răng lớp men có hàng triệu trụ men. Nó là một trụ dài, chạy suốt theo chiều dày của men răng và nói chung là vuông góc với ranh giới ngoài và trong của lớp men, cắt ngang trụ men chúng ta thấy tiết diện của nó rất thay đổi có thể là hình lăng trụ hay hình bầu dục.

Các trụ men đi từ ranh giới men ngà đến bề mặt men không phải lúc nào cũng thẳng và theo hướng thẳng góc với hai đường ranh giới trên, trái lại nó rất thay đổi và có những đoạn gấp khúc. Sự đổi hướng này rất rõ vùng men gần lớp ngà, ở phía ngoài thì hướng đi của trụ men đều hơn.

Sự gấp khúc của trụ men là nguồn gốc của nhiều hình ảnh chúng ta nhìn thấy trên tiêu bản:

      Dải Hunter Schreger.

        Hình ảnh cắt ngang và dọc trên cùng một tiêu bản.

      Hình ảnh giống như vân mắt gỗ.

Câu trúc tổ chức của men răng
Hình 3:1. Ngà; 2. Ranh giới men ngà; 3. Bụi cây men; 4. Suốt men

1.2.3. Hình ảnh bụi cây men

Ở lớp men gần đường ranh giới men ngà, ta thường thấy những khoảng kém ngấm vôi giữa các nhóm trụ men, khoảng này biểu hiện trên tiêu bản là một đường sẫm. Sự chồng lên nhau trên tiêu bản cho ta một hình ảnh giống như bụi cây nên đươc gọi là hình bụi cây của men răng.

 1.2.4. Hình ảnh lá men

Đó là một khe rạn chạy thẳng góc từ bề mặt men tới lớp sâu của men hoặc có thể đi đến đường ranh giới men ngà hay vượt qua đường đó đi sâu vào lớp ngà một đoạn ngắn. Bề dày của hình lá men cũng thay đổi.

Cấu trúc tổ chức học của men răng
Lá men

Bản chất của lá men là khoảng không ngấm vôi và ở đó có các cấu trúc hữu cơ là keratin.

Hình lá men có thể là đường nứt rạn xảy ra khi lớp men đã hìũh thành. Đường rạn nút đó sau này được lấp đầy bởi các chất bắt nguồn từ cơ quan lạo men khi đó vẫn còn đang tồn tại. Trên tiêu bản mài rất khó phân biệt được hình ảnh của lá men và hình ảnh rạn nứt men khi làm tiêu bản. Từ những chất hữu cơ chứa trong lá men phân lập được sau khi khử khoáng, chúng ta có thể phân biệt được đó là hình ảnh lá men hay hình rạn nứt khi làm tiêu bản.

Người ta đã chứng minh được rằng, ở chỗ hình lá men, chất ngoại lai rất dễ dàng xâm nhập. Nó có thể là điều kiện thuận lợi để trao đổi chất với môi trường bên ngoài và ngược lại nó cũng là một cái cửa để vi khuẩn xâm nhập vào.

2. Một số biện pháp tránh đổi màu men răng

Men răng là một phần quan trọng trong hệ thống răng miệng của con người, và một nụ cười đẹp thường đi kèm với màu sắc tự nhiên của men răng. Tuy nhiên, men răng dễ bị ảnh hưởng bởi các thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng không đúng cách. Sau đây là một số cách giữ gìn màu tự nhiên của men răng:

2.1. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có màu sắc đậm như cà phê, trà, rượu vang, nước ngọt và các loại thực phẩm chứa chất gây màu như sốt cà chua, nước tương, nước sốt mè đen, nước sốt nấm, …

2.2. Uống nước sau khi sử dụng các đồ uống có màu sắc đậm hoặc các loại thực phẩm chứa chất gây màu, để giảm thiểu sự tiếp xúc của chúng với men răng.

2.3. Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa hoặc dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và các chất gây màu trên men răng.

2.4. Điều chỉnh chế độ ăn uống và các thói quen ăn uống như ăn nhanh, ăn quá nhiều đường, thức ăn nhanh chóng, etc. để giảm thiểu tác động đến men răng.

2.5. Tránh sử dụng thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotine, vì chúng có thể làm thay đổi màu sắc của men răng và gây ra các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng.

2.6. Thường xuyên đi khám nha khoa để kiểm tra và làm sạch men răng, giúp loại bỏ các vết bẩn và mảng bám trên men răng.

Tóm lại, việc giữ gìn màu tự nhiên của men răng là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nếu men răng của bạn đã bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để tìm hiểu thêm về các phương pháp trắng men răng hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo: Sách Nha khoa cơ sở 2


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *