Viêm amidan là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp của hầu họng với các triệu chứng đau họng, nuốt đau, nuốt vướng, sốt , nổi hạch và tình trạng nhiễm trùng toàn thân. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn hoặc các loại virus gây viêm hô hấp. Viêm amidan cấp là viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của Amidan khẩu cái. Bài viết dưới đây trình bày về sự khác nhau giữa viêm amidan cấp tính và mãn tính cũng như sơ lược về điều trị amidan cấp và mãn tính.
1. Đại cương về viêm amidan
1.1 Giải phẫu
Trong lớp dưới niêm tại vùng họng mũi và miệng có rất nhiều hệ thống tổ chức bạch huyết, trong đó có nhiều vị trí mà các bạch huyết này tập trung thành những khối theo 1 vòng tròn ở mặt trước cùa họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer, gồm có;
- VA (vegetations adénoides) nằm ờ thành sau trên của vòm, còn gọi là sùi vòm. amidan vòm hay amidan của Luschka.
- 2 Amidan khẩu cái nằm ở thành bên của họng miệng còn gọi tắt là amidan
- 2 Amidan vòị nằm ở quanh lỗ vòi Eustache còn gọi là amidan của Gerlach.
- Amidan đáy lưỡi nằm ở 1/3 sau của lưỡi, thuộc vùng họng miệng.
Các thành phần của vòng lympho này có đặc điềm mô học và chức năng giống nhau. Trong đó, amidan khẩu cái và VA là hai thành phần thường hay bị viêm và bệnh lý viêm amidan gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống.
Amidan (Hạnh nhân khẩu cái) là một khối mô lympho có hình oval nằm ở thành bên họng miệng, giữa trụ trước và trụ sau. Có 2 amidan ở mỗi bên họng miệng. Mỗi amidan có hai mặt: mặt ngoài mặt trong; và hai cực: cực trên và cực dưới.
Mặt trong được bao phủ bởi nhiều mô lát tầng không sừng. Mô lympho của amidan được cấu trúc theo dạng nang, có khoảng 12-15 nang.
Mặt ngoài amidan được bao bọc bởi bao xơ giới hạn rõ. Giữa bao xơ này và giường amidan là mô lỏng lẻo, do vậy dễ dàng bóc tách amidan. Có một vài thớ sợi cơ của cơ khẩu cái hầu bám vào bao amidan. Cực trên amidan tiếp xúc với khẩu cái mềm. Cực dưới amidan gắn với đáy lưỡi. Giường amidan được tạo thành bởi cơ thắt hầu trên và cơ trâm lưỡi.
Mạch máu nuôi:
Các động mạch cung cấp máu cho amidan:
- Nhánh hạnh nhân của động mạch mặt
- Động mạch hầu lên
- Động mạch khẩu cái lên
- Nhánh lưng lưỡi của động mạch lưỡi
- Nhánh khẩu cái xuống của động mạch hàm trên.
Tĩnh mạch: máu tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mặt chung và đám rối hầu.
1.2 Nguyên nhân gây viêm Amidan
Các tác nhân gây bệnh
– Vi khuẩn: liên cầu tan huyết beta nhóm A, Hemopphilus influenza, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí; bạch hầu…
– Virus: cúm, Adenovirus, Myxoyjrus, Rhinovirus…
Các yếu tố thuận lợi
- Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…).
- Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém
- Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.
- Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: như sâư răng, viêm lợi, viêm VA viêm xoang và do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe kẽ, hốc ngách là nơi cư trú, ẩn náu và phát triển cùa vi khuẩn.
2. Phân biệt giữa viêm amidan cấp và mãn
2.1 Viêm Ainidan cấp
Viêm amidan cấp là viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của Amidan khẩu cái. thưởng do virus hoặc vi khuân gây nên. Là bệnh rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên.
Nếu do virus thường là nhẹ, nếu do vi khuẩn thì nặng hơn, đặc biệt là do liên cầu tan huyết beta nhóm A thì càng nặng. Liên cầu tan huyết beta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng, amidan thường gặp nhất. Và viêm họng amidan do tác nhân này là tiền đề dẫn đến di chứng nguy hiểm là sốt thấp cấp và viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu.
- Triệu chứng toàn thân
Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét và gai rét sau đó sốt 38-39°C. Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng. Người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ.
- Triệu chứng cư năng
- Nuốt đau, nuốt vướng.
- Cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amidan. Sau ít giờ biến thành đau họng, đau nhói lan lên tai, tăng lên khi ho hoặc khi nuốt.
- Thở khò khè, ngáy to
- Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh – khí phế quản gây nên ho từng cơn, nhiều đàm và đau tức ngực.
- Triệu chứng thực thể:
Hội chứng nhiễm trùng; môi khô, lưỡi dơ, hơi thở hôi
Do virus: niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết, amidan sưng to và đỏ. Triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi, thường không có hạch góc hàm kèm theo.
Do vi khuẩn: amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt có chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Kèm theo hạch dưới góc hàm sưng đau.
Sự phân biệt do virus hay do vi khuẩn chỉ có tính chất tương đối.
2.2 Viêm amidan mạn tính
Là hiện tượng viêm đi viêm lại của amidan. Là bệnh rất hay gặp ờ tuổi thanh thiếu niên. Quá trình viêm có thể do sự phản ứng của cơ thể làm amidan to ra. Đó là thể quá phát.
- Triệu chứng toàn thân: nghèo nàn, không triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát cấp tính.
- Triệu chứng cơ năng: ngứa, rát họng, nuốt vướng, hơi thở hôi, ho khan từng cơn thường là vào buổi sáng. Thở khò khè, đêm ngủ ngáy to
- Triệu chứng thực thể:
- Thể quá phát
Thường gặp ở trẻ em. Hai amidan to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng vượt qua hai trụ trước và sau, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa. Niêm mạc họng đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm. Trong các hốc có khi có ít mủ trắng như bã đậu.
- Thể xơ teo
Thường gặp ở người lớn. Hai amidan nhỏ, bề mặt không nhẵn mà gồ ghề nhiều mảng xơ trắng, biểu hiện của viêm đi viêm lại nhiều lần. Trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm.
3. Điều trị
3.1 Viêm amidan cấp
- Điều trị như một viêm họng cấp.
- Điều trị kháng sinh nếu có triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng.
- Điều trị hướng đến các tác nhân gây bệnh ái khí gây viêm amidan
- Penicillin là lựa chọn đầu tiên. Kết hợp thêm ức chế beta-lactamase
- Các chọn lựa khác bao gồm: clindamycin, kết hợp metronidazol.
3.2 Viêm amidan mãn tính
Cân nhắc điều trị phẫu thuật
Chỉ định cắt amidan:
+ Viêm cấp, tái phát (nhiều hơn 7 đợt/năm; hoặc nhiều hơn 5 đợt trong hai năm liên tiếp);
_+ Xác định viêm amidan do liên cầu tan huyết beta nhóm A.
+ Viêm Amidan cấp tái phát kết hợp với các tình trạng khác như bệnh van tim kết hợp viêm amidan hoặc sốt cao co giật kéo dài.
+ Viêm amidan mạn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa kết hợp với: hơi thở hôi, hạch cổ viêm hoặc đau họng kéo dài.
+ Áp xe quanh amidan
+ Tình trạng mang liên cầu không đáp ứng điều trị nội khoa
+ Nghi ngờ ác tính.
Tags: #Tai mũi họng,#Viêm amidan cấp,#Viêm amidan mãn
Xem thêm: Viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính có biểu hiện như thế nào?
Leave a Reply