Bệnh Glaucoma mắt bệnh của thị thần kinh. Biểu hiện bởi tổn thương gai thị và thị trường. làm tổn hại thị trường dẫn đến giảm thị lực. Một trong những yếu tố quan trọng gây ra glaucoma là do áp lực nội nhãn tăng cao do tắc nghẽn sự lưu thông của thủy dịch. Thủy dịch bị ứ lại ở hậu phòng, gây chênh lệch áp lực giữa hậu phòng và tiền phòng làm tăng nhãn áp. Trong giai đoạn toàn phát có ba dấu hiệu đặc trưng cho mọi hình thái là: Nhãn áp tăng cao , thị trường thu hẹp, soi đáy mắt thấy lõm teo đĩa thị.
1. Đại cương
1.1 Dịch tễ
- Glaucoma là nguyên nhân gây mù đứng hàng thứ hai trên thế giới.
- Glaucoma nguyên phát (không rõ nguyên nhân) thường có tính chất gia đình.
- Liên quan đến tuổi: có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến hơn 6 lần trong số những người >60 tuổi.
- Glaucoma góc đóng hay gặp ở những mắt có cấu trúc đặc biệt và những người da vàng
- Glaucoma góc mở thường xảy ra trên người da đen và da trắng
- Thường trên những cơ địa dễ xúc cảm (nữ cao hơn ở nam).
Yếu tố nguy cơ:
- Tăng nhãn áp là yếu tố nguy cơ chính
- Tăng huyết áp, đái tháo đường, cận thị, viễn thị, tiền phòng nông, tuổi >60, và các bệnh lý làm co thắt mạch máu, dùng steroid toàn thân kéo dài.
1.2 Bệnh sinh
Tiền phòng là khoảng không gian tính từ mặt sau của giác mạc đến mặt trước của mống mắt . Góc tiền phòng là góc nhọn giữa giác mạc và mống mắt.
Góc tiền phòng rộng: độ
Góc tiền phòng hẹp: 20 – 45 độ
Góc đóng: ≤ 20 độ
Thủy dịch là dịch được tiết ra từ thể mi có vai trò tạo nhãn áp và dinh dưỡng cho giác mạc. Nhãn áp là áp lực của chất lỏng bên trong nhãn cầu tác động lên giác mạc có vai trờ giữ cho nhãn cầu ổn định. Ta có công thức:
P=R*D+Pv
P: nhãn áp
R: trở lưu vùng bè
D: lượng thủy dịch
Pv: áp lực tĩnh mạch thượng cũng mạc.
Từ công thức trên có thể thấy nhãn áp phụ thuộc vào nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là sự lưu thông thủy dịch và độ đàn hồi của cũng mạch.
Sinh bệnh học của glaucoma gồm hai cơ chế chính là sự đóng gọc tiền phòng (Glaucome góc đóng). Khi góc đóng, lưu thông thủy dịch bị cản trở bởi chu vi mống mắt làm tắc vùng bè.
Trong Glaucome góc mở, sự lưu thông thủy dịch bị cản trở bởi vùng lưới bè.
Khi sự lưu thông thủy dịch nị cản trở sẽ tích tụ ngày càng nhiều dẫn đến tăng nhãn áp dẫn đến giác mạc phù nề, thay đổi tính thấm màng bao thủy tinh thể -> đục thủy tinh thể và chèn ép thần kinh. Chèn ép mạch máu dẫn đến thiếu máu giác mạc và chết dần tế bào võng mạc
2. Triệu chứng của bệnh Glaucoma
+ Cấp tính: đau nửa đầu, mắt, chân mày, nhìn thấy quầng xanh đỏ, rối loạn cảm xúc, buồn nôn.
+ Giai đoạn toàn phát: đau đầu dữ dội và liên tục, nhức mắt, tăng huyết áp, nôn và buồn nôn.
Khám mắt: đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng mất, giác mạc mờ đục (khó soi đáy mắt), nhãn áp cao, góc tiền phòng đóng.
3. Điều trị bệnh Glaucoma
3 phương pháp chính để hạ nhãn áp:
– Nội khoa: thuốc – có thể dùng suốt đời
– Laser
– Phẫu thuật.
Bệnh nhân bị tổn thương thần kinh thị giác đặc trưng liên quan đến thay đổi trường thị giác là những đối tượng được điều trị bất kể kết quả áp lực nội nhãn. Hạ nhãn áp là phương pháp điều trị duy nhất đã được chứng minh lâm sàng trên bệnh nhân Glaucoma. Đối với bệnh tăng nhãn áp mãn tính ở người lớn và thanh thiếu niên, IOP mục tiêu phải thấp hơn 20-40% so với IOP trước khi điều trị.
Có ba phương pháp: thuốc, laser và phẫu thuật. Mỗi dạng tăng nhãn áp có cách điều trị riêng. Thuốc, đặc biệt là laser có thể làm thay đổi hệ bài tiết và sự lưu thông của thủy dịch. Các phương pháp phẫu thuật truyền thống (ví dụ: phẫu thuật lỗ rò [cắt bỏ bè], thiết bị dẫn lưu thủy dịch (van dẫn lưu tiền phòng) tạo ra một con đường tuần hoàn mới giữa tiền phòng và kết mạc dưới.
Điều trị cụ thể
Điều trị nội khoa: mang tính chất tạm thời, chính yếu vẫn phẫu thuật
- Acetazolamide (Diamox) 250 mg/viên, ngày uống 1gram. Chú ý bồi hoàn Kali.
- Pilocarpin 1-2% có tác dụng co đồng tử
- Timoptol 0,5% nhỏ mắt ngày 2 lần
– Điềụ trị ngoại khoa: Cắt mống mắt chu biên bằng laser YAG.
4. Hội chứng Posner và Schlossmann
Hội chứng Posner và Schlossmann hay là cơn glocom thể mi tạo ra một thể loại tăng nhãn áp kịch phát rất đặc biệt.
Triệu chứng thường ở một mắt, luôn luôn xảy ra ở một mắt ây; về nguyên tác, bệnh xảy ra ở người trẻ tuổi.
Nhãn áp cao, từ 40 đến 60 mmHg, từng cơn, thị lực vẫn tốt. Mắt trắng, đôi khi chỉ có một chút phản ứng thể mi nhẹ. Triệu chứng cơ năng rất ít ỏi, và bệnh nhân thực tế là không cảm thấy đau nhức. Soi đèn khe thấy chấm tủa ở mặt sau giác mạc, chấm màu trắng và tròn. Những chấm tủa này không nhiều và sau khi nhãn áp trở lại bình thường thì vẫn còn tồn tại ít ngày.
Những cơn đầu tiến triển thuận lợi, và nhãn áp bình thường sau 2-3 tuần, về nguyên tắc, hội chứng Posner và Schlossmann không tiên triển đến tăng nhãn áp mạn tính và tiên lượng vẫn tốt. Tuy nhiên, người ta cũng đã có nêu lên những thể bệnh chuyên sang mạn tính, cũng như tiến tới có dị sắc mống mắt Fuchs.
Tác dụng điều trị ngoạn mục cùa cortison tại chỗ cũng như của các chất ức chế anhydraza carbonic làm cho người ta nghĩ tới nguồn gốc dị ứng của những cơn glocom thể mi này.
5. Glaucoma không nhãn áp
Bệnh GRAEFE VON Được biết dưới cái tên glocom không nhãn áp, bệnh Von Graefe có đặc điểm là: lõm gai kiểu glocom với các tổn hại thị trường kinh điển, nhưng đo nhãn áp thì nhãn áp bình thường. Hiện nay, thực thể lâm sàng này tách lẻ ra như sau:
- Có thể glocom mạn tính mới phát mà chỉ đo nhãn áp nhiều lần (làm biểu đồ theo dõi 24 giờ) và làm các nghiệm pháp kích động thì mới xác định rõ nhãn áp tăng. Dĩ nhiên là làm xét nghiệm đo độ rắn củng mạc, và nhất là làm nhãn áp ký, sẽ cho phép xác định rõ hơn là có hay không có glocom mạn tính: giảm lưu lượng bài tiết thuỷ dịch có thể giải thích cho một nhãn áp bình thường trong khi sự lưu thông bị kém. Áp lực động mạch mắt thấp tương đối có thể giải thích cho những tổn hại của gai thị gây ra bởi một nhãn áp gần mức bình thường.
- Trong những trường hợp khác, các hội chứng gọi là “glocom không nhãn áp” tương ứng với một xơ cứng các động mạch to ở nền sọ (vôi hóa mạch). Cũng vậy, một xơ cứng các mạch nhỏ của gai thị, hoặc một động mạch mắt có lưu thông quá yếu, đều có thể gây tổn thương cho đĩa thị. Sau khi đã khám bằng mọi phương pháp để loại trừ một glocom mạn tính.
Xem thêm: Bệnh đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và phân loại
Tags: #Nhãn khoa, #Glaucoma mắt
Leave a Reply