Triệu chứng sốt rét: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu do ký sinh trùng plasmodium gây ra.   Là bệnh của vùng nhiệt đới thuận lợi cho muỗi phát triển.Triệu chứng bệnh sốt rét thường là sốt theo chu kỳ, ớn lạnh, nặng hơn có thể gây co giật, suy hô hấp, thiếu máu huyết tán lách to… Điều trị sốt rét bằng thuốc chống sốt rét, bệnh nhân cần nhập viện để theo dõi đáp ứng điều trị và kiểm tra mật độ ký sinh trùng 12 – 24 giờ/ lần.

sot-ret

  1. Đại cương sốt rét

1.1 Định nghĩa:

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây lan qua trung gian của muỗi Anopheles (muỗi đòn xóc). Đây là một loại bệnh toàn thân, có thể làm tổn thương nhiều cơ quan khác nhau. Ngoài biểu hiện điển hình là cơn sốt rét, các bệnh cảnh lâm sàng nặng và gây tử vong.

1.2 Tác nhân gây bệnh

  • Plasmodium falciparum, p. vivax chiếm ưu thế 95%. Còn p. malariae chỉ gặp ở một tỷ lệ rất thấp
  • Côn trùng trung gian truyền bệnh

Khoảng 50 loại Anopheles lan truyền bệnh: Anopheles minimus, Anopheles sundaicus, A. balabacensis, A. subpictus.

1.3 Tóm tắt sinh bệnh học

  • Vấn đề tính thấm thành mạch:
  • Sự thay đổi của hồng cầu:
  •  Hiện tượng tăng tính kết dính vào thành mao mạch
  • Cytokine
  • Thiếu dưỡng khí ở các mô: Những sang thương do thiếu dưỡng khí có thể phục hồi trong giai đoạn đầu, nhưng sẽ dần dần tiến đến bất hồi phục nếu không được sửa chữa kịp thời.

2. Triệu chứng lâm sàng

2.1 Thời kỳ ủ bệnh: không triệu chứng lâm sàng

  • 12 ngày (9-14) đối với p. falciparum
  • 14 ngày (8-17) đối với p. vivax
  •  28 ngày (14-40) đối với p. malariae
  • 17 ngày (16-18) đối với p. ovale

2.2 Sốt rét cơn

 Cơn sốt rét điển hình được chia làm ba thời kỳ:

Thời kỳ 1:  Giai đoạn lạnh

  • Thời kỳ 2. Giai đoạn nóng
  • Thời kỳ 3.Giai đoạn đổ mồ hôi

Khám thực thể trong cơn sốt rét:

  • Tỉnh, tiếp xúc được nhưng rất đờ đẫn, gan và lách lớn quá bờ sườn và đau khi sờ đến.
  • Sau nhiều cơn bệnh nhân có thể xanh xao, thiếu máu.

Đặc điểm của cơn sốt rét:

  •     Cơn luôn luôn diễn tiến theo ba giai đoạn như trên.
  • Cơn xảy ra ở giờ giấc tương đối nhất định.
  •     Cơn xảy ra đúng chu kỳ tùy theo loại Plasmodium mắc phải,24 giờ đối với p. falciparum\ 48 giờ đối với p. vivax.
  •     Giữa các cơn, bệnh nhân vẫn cảm thấy dễ chịu, bình thường.

2.3 Sốt rét nặng, có biến chứng

Điều kiện thuận lợi

– Người mới vào vùng sốt rét lưu hành (không có miễn dịch).

– Phụ nữ có thai.

– Trẻ em trong lứa tuổi từ sáu đến chín tháng tuổi.

– Những người lao động nặng.

– Những người nghiện ma túy, xì ke.

– Những người điều trị không đủ liều lượng

 

Sốt rét thể não

  •     Sốt liên tục không dứt cơn, nhức đầu nhiều,
  •     Li bì, kém tiếp xúc hoặc gắt gỏng, lo sợ, hành vi bất thường hoặc bứt rứt, vật vã, nói sảng, lơ mơ, co giật, rồi đi vào hôn mê nặng dần.
  •     Gồng người kiểu cắt não hay vỏ não, phản xạ gân xương tăng hoặc mất, đôi khi có dầu thần kinh khu trú, dấu tổn thương tiểu não. có dấu cổ cứng, Kernig, Brudzinski.
  •     Thiểu niệu hay vô niệu (nước tiểu <400ml/24 giờ người lớn, <12 ml/kg/24 giờ trẻ em).
  • Urê huyết và creatinin máu tăng: trên 13 mg/dl).

Vàng da và thay đổi chức năng gan

  • Vàng da và gan lớn, có thể kèm theo suy thận.
  •   Xét nghiệm bilirubin gián tiếp, trực tiếp gia tăng, transaminase tăng nhẹ thời gian prothrombine hơi kéo dài…

Thiếu máu: Hay gặp ở trẻ em và phụ nữ có thai, Hb máu giảm dưới 5g/dl hoặc dung tích hồng cầu dưới 15%

Biểu hiện đường tiêu hóa: Nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, có thể gặp tiêu chảy ồ ạt, phân lỏng giống dịch tả hoặc tiêu chảy với hội chứng lỵ, phân có đàm nhớt.

Biểu hiện xuất huyết: Xuất huyết da với những đốm tròn, bờ đều, nổi gồ, ngả màu tím xanh, kích thước 1 mm-1 cm hoặc xuất huyết tiêu hóa (ói máu, tiêu phân đen. ..).

Phù phổi: Tăng nhịp thở, bệnh nhân khó thở tăng dần, phổi đầy rale.. Bệnh cảnh khó điều trị và có thể tử vong.

Sốc

  •   “Sốt rét thể giá lạnh”
  •   Suy tuần hoàn với áp huyết thấp, mạch nhanh, yếu, da lạnh, đầu chi tím
  •   Kèm phù phổi, toan biến dưỡng
  •   Bệnh cảnh nhiễm trùng huyết gram âm phối hợp xuất huyết tiêu hóa ồ ạt..

 

Tiểu huyết sắc tố: Sốt, lạnh run, vàng da, tiểu huyết sắc tố, nước tiểu sậm đen, do tán huyết ồ ạt và nhanh chóng, dẫn đến thiếu máu cấp, có biến chứng suy thận, trụy tim mạch

Hạ đường huyết: Bồn chồn, lo sợ, khó thở, cảm giác lạnh, vã mồ hôi, tim đập nhanh, nhức đầu. lơ mơ, hôn mê, tư thế co cứng ưỡn người, co giật toàn thân và sốc.

 

2.4 Sốt rét ở phụ nữ có thai

 Những phụ nữ có thai lần đầu, các triệu chứng lâm sàng nặng, mật độ ký sinh trùng trong bánh nhau cao, và có nhiều biến chứng hơn: Hạ đường huyết, suy thai, thiếu máu, phù phổi, suy tim, nhiễm trùng Những tai biến của thai kỳ như: sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc  cân nặng lúc sinh thấp.

2.5 Sốt rét ở trẻ em

  • Đa số các em sốt khá cao, 40 độ C, mặt đỏ, thở nhanh. Đôi khi nhiệt độ không quá cao nhưng cũng có biểu hiện co giật. Cơn co giật chỉ kéo dài vài phút nhưng phản ánh một sự kích thích của não. Trẻ không vào mê sâu sau cơn giật và tỉnh lại nhanh chóng.
  • Trẻ phù, sụt cân, suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm trùng phổi hay tiêu chảy, trẻ dễ rơi vào tình trạng nặng: thể não, thiếu máu và có thể tử vong.

3. Điều trị sốt rét

3.1 Nguyên tắc điều trị

– Cắt sốt.

– Diệt nhanh ký sinh trùng sốt rét, tránh tái phát và lây lan.

– Điều trị biến chứng

3.2 Điều trị cụ thể

Với p. vivax, ovale và malariae

Chloroquine 25mg/kg chia trong 3 ngày

  •       Ngày 1: Chloroquine 600mg cơ bản và 6-8 giờ sau 300mg cơ bản
  •         Ngày 2 và 3: Chloroquine 300mg cơ bản.
  •         Primaquine: 15mg / ngày X 14 ngày.

 Trẻ em, liều Chloroquine được tính như sau:

  • Ngày 1: 10mg/kg, 6-8 giờ sau 5mg/kg;
  • Ngày 2: 5mg/kg.
  • Ngày 3: 5mg/kg.
  • Primaquine: 0, 3mg/kg/ngày trong 14 ngày (trẻ trên 5 tuổi).
  • Không dùng Primaquin ở phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi

Với  p. falciparum

– Artesunate (viên 50mg): Nl: 4 viên, N2-3: mỗi ngày 2v sau đó phối hợp Mefloquin (viên 250mg): 3 viên uống một lần duy nhất.

– Hoặc: Artemisinin (viên 250mg): Nl: 4 viên, N2-3: mỗi ngày 2v, sau đó phối hợp Mefloquin (viên 250mg): 3 viên uống một lần duy nhất.

3.3 Điều trị biến chứng

– Chống sốt cao:

  •         Hạ nhiệt vật lý
  •         Paracetamol, liều 10mg/kg/liều.

– Chống co giật: Diazepam tiêm mạch (người lớn 10mg, trẻ em 0,2mg/kg)

– Hạ đường huyết: Truyền các glucose ưu trương 30%, 40% hay 50% (ở trẻ em tính theo liều 0, 5g/kg/liều) sau đó duy trì với glucose 5% hay 10%

–  Chống suy thận: Sử dụng lợi tiểu với liều tăng dần 40 mg rồi 160 mg, 500 mg mỗi hai giờ nếu không đáp ứng. có thể dùng Dopamin (2, 5-5 mcg/kg/phút)

 – Phù phổi cấp: nằm đầu cao, hạn chế lượng nước vào, giữ sao cho áp suất tĩnh mạch trung ương ở mức 0-5 cm H2O, cho bệnh nhân thở oxy, hút đàm nhớt, dùng lợi tiểu mạnh, garrot 3 chi hay nặng hơn nữa, thoát bớt máu.

-Sốc: loại trừ nguyên nhân sốc do thiếu nước (bù dịch đầy đủ), thiếu máu (bù máu) hay sốc do nhiễm trùng gram âm (cấy máu và kháng sinh thích hợp).

Đặt catheter CVP duy trì 5-7 cm H2O theo dõi lượng dịch bù: dung dịch tinh thể hay dung dịch keo (huyết tương, huyết tương khô, haemacel, dextran). Ngoài ra, còn có thể dùng Dopamine. 

Xem thêm: Sốt co giật


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *