Cách điều trị viêm mũi dị ứng: Phương pháp và thuốc hữu ích

   Điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay dựa trên cơ chế của bệnh. Với hai nhóm chính là điều trị đặc hiệu và không đặc hiệu. Các phương pháp điều trị không đặc hiệu nhằm mục đích vô hiệu hoá các hoạt chất trung gian. Các phương pháp điều trị đặc hiệu bao gồm các biện pháp như tránh xa dị nguyên, miễn dịch liệu pháp, gen liệu pháp thường được đề cập đến.

dieu-tri-viem-mui-di-ung

1. Phương hướng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Các phương pháp điều trị được chia làm hai nhóm: Các phương pháp đặc hiệu (giai đoạn I,II) và không đặc hiệu (giai đoạn III,IV)

      Các phương pháp điều trị không đặc hiệu nhằm mục đích vô hiệu hoá các hoạt chất trung gian (giai đoạn III), xử lý những rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức, các triệu chứng dị ứng (giai đoạn IV) bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Phương pháp này chủ yếu là dùng :

        Các thuốc kháng histamin thế hệ I và 2

      Các thuốc có chứa corticoid

  Các thuốc ức chế miễn dịch

      Các biện pháp vật lý trị liệu, khí hậu liệu pháp, thể dục liệu pháp…

Tuy nhiên, phương pháp không đặc hiệu này được đánh giá là tốn công sức, tốn thời gian, tốn thuốc men, hiệu quả ngắn ngủi.

      Các phương pháp điều trị đặc hiệu bao gồm các biện pháp như tránh xa dị nguyên, miễn dịch liệu pháp, gen liệu pháp thường được đề cập đến. Nhưng tránh xa dị nguyên bằng cách thay đổi chỗ ở, đổi nghề, đổi tập quán sông v.v…là điều không phải dễ thực hiện. Phương pháp được nhiều tác giả cho là tốt nhất hiện nay là áp dụng miễn dịch liệu pháp (MDLP), mà một trong các biện pháp thường được áp dụng là phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu(GMCĐH).

  2. Giới thiệu phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu

Giảm mẫn cảm đặc hiệu (GMCĐH), một trong những biện pháp hữu dụng nhất của miễn dịch liệu pháp (MDLP) đã được áp dụng trên lâm sàng từ rất sớm. Theo công bố từ năm 1911, hai bác sĩ người Anh là Noon và Freeman đã dùng dịch chiết xuất từ phấn hoa để điều trị cho những bệnh nhân bị “sốt cỏ” (Hayfever) với liều lượng tăng dần. Kết quả thu được rất tốt, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt. Do vậy tác giả giải thích cơ chế là do xuất hiện “kháng độc tố’” chống lại một cách đặc hiệu các độc tố của phấn hoa cỏ. Đặc biệt từ năm 1918, công trình của Cooke cũng đã đề xướng các kỹ thuật và cơ chế hoạt động của phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu.

Các chỉ định chung của giảm mẫn cảm đặc hiệu

      Các báo cáo ở hội nghị hàng năm về miễn dịch dị ứng lâm sàng châu Âu (EAACI) tháng 6 -1997 đã đánh giá MDLP là cách điều trị tốt nhất để điều biến hệ thống miễn dịch có lợi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị kéo dài và gò bó nên không thể áp dụng được cho mọi bệnh nhân.

Nhiều tác giả như Garabedian, F.Meynadier cho rằng chỉ nên đặt vấn đề điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu khi các biện pháp khác đều đã thất bại, hoặc phải xác định được đúng một dị nguyên duy nhất mẫn cảm, không nên chỉ định với trường hợp mẫn cảm đa dị nguyên (polisensibilisation).

      Ngoài ra, giảm mẫn cảm đặc hiệu chỉ nên được coi là phương pháp điều trị dự phòng của dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Không khi nào nó được chỉ định để điều trị triệu chứng cho một bệnh cấp tính.

* Các chỉ định được áp dụng là:

      Bệnh nhân bị bệnh qua trung gian IgE.

      Bệnh căn nguyên dị ứng đã được xác định.

      Dị nguyên không dễ dàng loại bỏ được.

      Bệnh nhân phải có điều kiện chấp nhận một khoảng thời gian dài để điều trị bằng MDLP (giảm mẫn cảm đặc hiệu).

      Điều trị bằng thuốc thông thường không có hiệu quả.

      Phải có dị nguyên được chiết xuất với chất lượng đạt tiêu chuẩn cao.

Chống chỉ định của giảm mẫn cảm đặc hiệu

Những trường hợp sau không được áp dụng điều trị bằng GMCĐH:

        Bệnh dị ứng đang giai đoạn cấp tính

        Các bệnh nhiễm trùng cấp tính, lao phổi.

        Bệnh tim mạch gan thận mất bù;

        Bệnh nhân mắc bệnh tự miễn. Bệnh tâm thần

        Bệnh nhân đang có thai, hoặc không đồng ý theo cách điều trị này.

        Bệnh nhân hen không thể kiểm soát, polyp mũi, bất dung nạp aspirin và mẫn cảm với nhiều loại dị nguyên.

2. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc

Thuốc chống viêm mũi và các triệu chứng có liên quan có thể hoạt động chức năng theo một trong ba hướng:

      Ức chế giải phóng chất trung gian hóa học từ các tế bào mastocyte và các tế bào viêm khác (các dạng corticosteroid, natri cromoglycate)*

      Đối lập, kháng lại hoạt động chức năng của các chất trung gian hoá học được giải phóng (các thụ thể  adrenergic).

      Tranh chấp với các chất trung gian cá thể (thụ thể H1 kháng histamin, thụ thể kháng cholinergic).

2.1    Thuốc kháng histamin

Hai loại thụ thể histamin với những chức năng sinh lý khác nhau được mô tả thành hai phân nhóm H1 và H2. Thụ thể H1 có liên quan chủ yếu đến các kết quả dị ứng hoặc phản vệ của histamin được giải phóng. Còn thụ thể H2 đóng vai trò quan trọng trong điều khiển sinh lý tiết acid dạ dày.

Các bệnh dị ứng ở cả mũi và mắt được chỉ định chủ yếu dùng kháng chủ vận histamin Hb loại chế phẩm này có bán rộng rãi. Các thuốc quen thuộc như clorpheniramin, ankylamin, promethazin, cyproheptadin.

Việc phối hợp kháng histamin H1 và H2 đã được nhiều ý kiến nêu ra để tăng phần hiệu quả làm giảm histamin gây bệnh mũi hơn là dùng hoặc H2 đơn thuần.

2.2 Corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm mũi

Việc dùng glucocorticoid tại chỗ trong điều trị viêm mũi đã nhanh chóng phát triển trong vòng gần nửa thế kỷ qua, nó được thử nghiệm sớm sau khi có sự trình bày về hiệu quả của glucocorticoid toàn thân, sử dụng hydrocortison và prednisolon dạng bột hít đã cho thấy một số kết quả khả quan trong điều trị viêm mũi dị ứng. Song chỉ có rất ít hoặc không có điểm lợi nào hơn trong cách dùng tại chỗ khi so sánh với cách dùng toàn thân do hậu quả ức chế của trục hypothalamus- tuyến yên- thượng thận, các triệu chứng ở mắt cũng suy giảm nếu có tác dụng toàn thân của thuốc. Như vậy, không có chế phẩm nào được dùng rộng rãi. Đầu những năm 1960, dexamethason tác dụng mạnh hdn đã được giới thiệu. Nhiều nghiên cứu đã trình bày được hiệu quả của thuốc này trong điều trị viêm mũi theo mùa và viêm mũi quanh năm, song vẫn còn hậu quả đáng kể trên trục hypothalamus – yên – thượng thận, vì một phần được hấp thu lại không qua bước khử hoạt tính trước tiên ở gan. Như vậy việc nghiên cứu những thuốc khác với khía cạnh dược động học khác nhau vẫn đang được khuyến khích. Dexamethason hiện vẫn đang được điều chế lại theo dạng mới.

2.3 Corticosteroid toàn thân trong điều trị viêm mũi

 Nguyên tắc điều trị

Corticosteroid là thuốc có công hiệu cao trong điều trị các bệnh dị ứng và phần lớn các ca viêm mũi không dị ứng. Thậm chí người ta có thể coi đây là dạng duy nhất để điều trị bệnh này nếu như nó không gây tác dụng phụ, điều này ngăn trở việc điều trị lâu dài bệnh viêm mũi. Song liệu pháp ngắn hạn đôi khi là cần thiết nếu các dạng thuốc khác không hiệu quả. Trước hết, chúng ta phải nắm được ba nguyên tắc dùng corticoid toàn thân trong việc điều trị viêm mũi dị ứng là:

Chỉ dùng đợt ngắn hạn (trong vòng 2 tuần)

Dùng corticoid toàn thân với vai trò thuốc thêm vào chứ không phải là thuốc thay thế cho thuốc khác.

Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp giảm mẫn cảm trong điều trị dị ứng

Tags: #Dị ứng miễn dịch,#Viêm mũi dị ứng,#Giải mẫn cảm đặc hiệu,#Thuốc điều


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *