Thoát vị bẹn nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị bẹn (inguinal hernia) là tình trạng các tạng bên trong  ổ phúc mạc đi ra ngoài  qua điểm yếu ở thành sau  ống bẹn. Ống bẹn là một khe nằm giữa các lớp cân cơ của thành bụng, đi từ lỗ bẹn sâu đến lỗ bẹn nông, dài khoảng 4 – 6 cm; chếch từ trên xuống dưới, vào trong và ra trước.  Ở nam, ống bẹn là đường đi của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu trong lúc phôi thai. Khi tinh hoàn đã xuống bìu, ống bẹn sẽ chứa thừng tinh. Ở nữ, trong ống bẹn có dây chằng tròn.

thoat-vi-ben

1. Đại cương thoát vị bẹn

1.1 Giải phẫu vùng bẹn – ống đùi

  • Vùng bẹn-đùi là nơi tiếp nối giữa bụng và đùi
  • Thoát vị vùng bẹn-đùi thực chất là thoát vị qua lỗ cơ lược (LCL), trong đó ống bẹn (OB) và ống đùi (OĐ) đều là thành phần của LCL.

 

Ống bẹn (OB) và thoát vị bẹn gián tiếp

  • OB thực chất là 1 khe nằm giữa các cơ của thành bụng trước dưới, đi theo hướng từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong (dài 3-5cm)
  • OB chứa thừng tinh (ở nam) hoặc dây chằng tròn (ở nữ)
  • OB như 1 ống trụ có 4 thành (trên – dưới – trước – sau) và 2 lỗ (lỗ bẹn sâu + lỗ bẹn nông):
(Thành trên)

Bờ dưới cơ chéo bụng trong + bờ dưới cân cơ ngang bụng

(Thành trước)

phần dưới của

cân cơ chéo bụng ngoài

                      (Thành sau)

mạc ngang

+ 1 ít thớ cân cơ ngang bụng (phía trong)

(thành dưới)

Dây chằng bẹn + dải chậu mu

 

  • Lỗ bẹn sâu (ở trên)
    • Là chỗ lõm của mạc ngang, nơi thừng tinh bắt đầu chui qua.
    • Vị trí: phía trên dây chằng bẹn 1,5 – 2 cm,
    • Cấu tạo:
      • phía trên ngoài được bao bởi cân cơ chéo bụng trong + cơ ngang bụng
      • phía dưới là dải chậu mu
      • phía trong là ĐM thượng vị dưới + dây chằng Hasselbach.
  • Lỗ bẹn nông (ở dưới)
      • Là lỗ nằm giữa 2 trụ ngoài và trụ trong của cân cơ chéo bụng ngoài, nơi thừng tinh thoát ra
      • Vị trí: nằm sát dưới da, phía trên xương mu

 

  • Hố bẹn

Có 3 hố bẹn: hố bẹn ngoài – trung gian – trên bàng quang, tất cả được tạo nên bởi 3 nếp rốn (ngoài – trung gan – giữa)

    • Hố bẹn ngoài: ở phía ngoài của nếp rốn ngoài (động mạch thượng vị dưới), nơi tương ứng với lỗ bẹn sâu
    • Hố bẹn trung gian: nằm giữa nếp rốn ngoài và nếp rốn trung gian, chỉ mạc ngang phủ nên là nơi yếu nhất của thành bụng

Thoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị đùi

  • Hố bẹn trên bàng quang: nằm giữa nếp rốn trung gian và nếp rốn giữa, có cơ thẳng bụng bao phủ nên rất chắc, khó xảy ra thoát vị

 

Ống đùi (OĐ)

  • OĐ là 1 khoang được giới hạn bởi:
    • vòng đùi (phía trên) và mạc sàng nơi có lỗ TM hiển lớn (phía dưới)
    • dây chằng bẹn (phía trước) và dây chằng Cooper + mào lược xương mu (phía sau)
    • TM đùi (phía ngoài) và dây chằngkhuyết Gimbernat (phía trong)
  • Túi thoát vị qua OĐ rồi đi ra mạc đùi, nơi đây mạc có nhiều lỗ trong đó có lỗ để TM hiển lớn chui qua.

1.2 Nguyên nhân thoát vị bẹn

BẨM SINH: Tồn tại ống phúc tinh mạc

MẮC PHẢI

  • Suy yếu thành bụng
  • Tuổi già
  • Bệnh làm mất collagen trong mô
  • Suy dinh dưỡng.
  • Vết mổ vùng bẹn

 

Yếu tố nguy cơ

Cơ chế do sự tăng áp lực trong ổ bụng kéo dài

– Táo bón kinh niên vô căn hoặc do u đại tràng

– Tiểu khó do bướu  lành tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo

– Ho kéo dài do viêm phế quản mạn

– Có thai, cổ trướng, khối u lớn trong bụng

2. Chẩn đoán

2.1 Lâm sàng

     Cơ năng

  • Khối phồng (KP) vùng bẹn xuất hiện khi rặn/ nâng vật nặng ± đau
  • Đau có thể lan xuống bìu (thoát vị bẹn gián tiếp)

Thực thể

  • Nhìn/ sờ thấy khối phồng ở vùng bẹn khi bệnh nhân đứng, ho rặn. Biến mất khi bệnh nhân (BN) nằm, dùng tay đẩy vào.
  • KP dạng hình tròn cân đối, cạnh xương mu, dễ tự xẹp 🡪 thường là TV trực tiếp; dạng hình elip, khó tự xẹp hơn 🡪 thường là TV gián tiếp
  • KP xuống tận bìu 🡪 chắc chắn TV gián tiếp
  • Nghiệm pháp chạm ngón: thăm khám ống bẹn + yêu cầu BN ho rặn
    • KP trồi ra chạm lòng ngón tay 🡪 TV trực tiếp
    • KP chạm đầu ngón tay 🡪 TV gián tiếp
  • Nghiệm pháp chẹn lỗ bẹn sâu: dùng tay chẹn lỗ bẹn sâu + BN ho
    • KP tiếp tục đi xuống 🡪 TV trực tiếp
    • KP ko xuống được nữa 🡪 TV gián tiếp
  • Thoát vị bìu lớn ở người già/ thoát vị lớn ko thể đẩy xẹp hoàn toàn 🡪 cần nghi ngờ TV trượt (dạng đặc biệt) là tạng thoát vị (thường là đại tràng, bàng quang) đồng thời cũng là 1 phần của thành túi TV). Nhận diện sớm TV trượt rất quan trọng vì nếu ko biết thì sẽ dễ phạm vào tạng thoát vị lúc cắt mở túi TV.

 

Cận lâm sàng: chỉ dùng khi ko rõ khối thoát vị do quá nhỏ, gồm Chụp thoát vị cản quangCT-scan bụng.

 

Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng

Chẩn đoán phân biệt:

  • Bệnh lý khác của ống bẹn: U nang thừng tinh, tràn dịch tịnh mạc: Ấn KP không xẹp + Soi đèn/ Siêu âm thấy bên trong chứa dịch
  • Bệnh lý của tinh hoàn: U – viêm – xoắn tinh hoàn
  • Dãn tĩnh mạch thừng tinh 🡪 phồng gốc bìu dưới dạng búi ngoằn nghèo

Chẩn đoán  yếu tố nguy cơ:

  • Tăng áp lực ổ bụng (do vận động mạnh, các bệnh gây ho rặn kéo dài, cổ trướng, khối u ổ bụng…)
  • Cơ địa xấu ảnh hưởng đến cuộc mổ (già yếu, suy kiệt, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu…)

Chẩn đoán biến chứng:

  • Thoát vị nghẹt (tạng thoát vị bị siết chặt ở cổ túi): sờ thấy 1 khối chắc vùng bẹn + đau + ko đẩy xẹp được ± hội chứng tắc ruột. Cần mổ cấp cứu để tránh hoại tử ruột
  • Thoát vị kẹt (tạng TV dính vào nhau hoặc vào túi TV): ko đẩy khối TV lên được + ko đau + ko tắc ruột
  • Chấn thương thoát vị (tạng TV bị vỡ, giập): thường gặp trong khối TV lớn và xuống tương đối thường xuyên.

 

3. Điều trị thoát vị bẹn 

Trẻ em: có thể chờ 1 thời gian cho ống phúc tinh mạc tự bít

Người lớn: phẫu thuật là phương pháp duy nhất

Thoát vị bẹn Thoát vị đùi
–       Phẫu thuật: phục hồi thành bụng bằng mô tự thân/ mảnh ghép nhân tạo.

–       Mổ hở/ nội soi

–       Loại bỏ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây tăng áp lực ổ bụng

–       Phẫu thuật: khâu bít lỗ đùi bằng mô tự thân/ nút chận lỗ đùi bằng mảnh ghép nhân tạo.

 

Xem thêm : Thoát vị đùi: nguyên nhân, triệu chứng , chẩn đoán và điều trị

Tags: #Ngoại khoa,#Thoát vị bẹn,#Giải phẫu ống bẹn,#Điềtrị thoát vị bẹn


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *