Hiểu rõ về cơ chế thuốc trị tăng huyết áp: Tác động và ứng dụng

Huyết áp (HA) là áp lực máu lưu thông tác động lên thành mạch.  Các thành phần tạo nên HA: Sức bóp của tim, Thể tích tuần hoàn (tiền gánh), Sức cản thành mạch (hậu gánh). Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tăng tới mức có thể gây ra tổn thương các cơ quan đích như võng mạc, não, tim, thận, mạch máu lớn… Các thuốc điều trị tăng huyết áp có cơ chế hoạt động khác nhau dựa trên sự phối hợp thuốc để đạt mục tiêu điều trị tăng huyết áp.

co-che-thuoc-tri-tang-huyet-ap

1. Sơ lược về tăng huyết áp

Tăng huyết áp nguyên phát

  • Chưa rõ nguyên nhân
  • Chiếm 90% dân số tăng huyết áp

Tăng huyết áp thứ phát

  • Do tổn thương cơ quan như thận, nội tiết, tim mạch, não …
  • Chiếm 10% dân số tăng huyết áp

Các yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử gia đình bệnh tim mạch (đàn ông < 55 tuổi, đàn bà < 65 tuổi)
  • Hút thuốc
  • Rối loạn lipid
  • Tiểu đường
  • Tuổi tác
  • Giới tính: đàn ông, phụ nữ sau mãn kinh

Biến chứng:

  • Bệnh tim (phì đại thất trái, ĐTN có trước, NMCT, suy tim)
  • Đột quỵ
  • Bệnh thận
  • Bệnh mạch máu ngoại biên
  • Bệnh võng mạc

2. Phân loại và cơ chế thuốc trị tăng huyết áp:

Điều trị tăng huyết áp: mục tiêu là giảm tổn thương cơ quan cuối, giảm biến chứng tim mạch -> hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong

HA mục tiêu:

  • Tăng HA không triệu chứng < 140/90 mmHg
  • Tiểu đường, bệnh thận mạn tính, bệnh mạch vành <130/80 mmHg
  • Rối loạn thất trái < 120/80 mmHg

Điều trị không dùng thuốc: Giảm cân, thay đổi chế độ ăn, tiết chế uống rượu, tăng vận động thể lực, ăn hạn chế muối, bỏ hút thuốc.

Phân loại và cơ chế thuốc trị tăng huyết áp:

  • Thuốc lợi tiểu: thải natri và nước nên làm giảm thể tích máu
  • Thuốc liệt giao cảm: làm giảm sức cản ngoại biên, giảm lưu lượng tim do ức chế hoạt động tim và gây ứ trệ máu trong tĩnh mạch
  • Thuốc giãn mạch: làm giảm sức cản ngoại biên, gây ứ trệ máu trong tĩnh mạch, chỉ có nitroprussid giãn cả tiểu động mạch và tĩnh mạch còn lại chỉ giãn tiểu động mạch.
  • Thuốc tác động trên hệ RAA: ức chế sản sinh angiotensin hay đối kháng angiotensin tại receptor.
    • Thuốc lợi tiểu

2.1.1 THUỐC LỢI TIỂU THIAZID: hydrochlorothiazid, chlorthalidon, indapamid

Cơ chế: ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở ống lượn xa

Chỉ định:

  • Tăng huyết áp
  • Phù do suy tim sung huyết gan, thận
  • Trị đái tháo nhạt

Tác dụng phụ: giảm Na huyết, giảm kali huyết (loạn nhịp 🡪 liều nhỏ, phối hợp LT tiết kiệm K+…), tăng acid uric huyết, tăng đường huyết (điều  chỉnh chế độ ăn, insulin hoặc thuốc hạ đường huyết), tăng cholesterol huyết (ăn kiêng mỡ bão hòa và cholesterol), tăng calci huyết.

2.1.2 LỢI TIỂU QUAI: furosemid, bumetamid, torsemid

  • Cơ chế: ức chế tái hấp thu Na+ K+ Cl- ở phần dày nhánh lên quai Henle.
  • Chỉ định: là thuốc lợi tiểu mạnh và ngắn hạn. Trị tăng huyết áp nặng có ứ nước và natri nhiều (thiazid và spironolacton không hiệu quả).
  • Tác dụng phụ: giống thiazid trừ giảm calci huyết.

2.1.3 THUỐC LỢI TIỂU THẨM THẤU: manitol, ure, glycerin

Cơ chế: giảm tái hấp thu thụ động nước và Na+ ở ống lượn gần và quai Henle.

Chỉ định:

  • Phòng ngừa và điều trị bước đầu suy thận cấp
  • Giảm áp suất và thể tích dịch não tủy trước và sau phẫu thuật
  • Trị hội chứng mất cân bằng do thẩm phân.

Tác dụng phụ: bành trướng tạm thời dịch ngoại bào, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa.

2.1.4 THUỐC LỢI TIỂU ỨC CHẾ CARBONIC ANHYDRASE: acetazolamid, diclophenamid, methazolamid.

  • Chỉ định: Trị tăng nhãn áp (giảm tạo thủy dịch)
  • Tác dụng phụ: làm nặng thêm nhiễm acid chuyển hóa hay acid hô hấp.

2.1.5 LỢI TIỂU TIẾT KIỆM KALI: spironolacton, triamteren, amilorid

  • Cơ chế: Spironolacton cạnh tranh aldosteron tại receptor ở ống lượn xa và ống thu ức chế tái hấp thu Na+ và bài tiết K+.

Triamteren, amilorid ức chế kênh Na+ ở ống thu và ống uốn xa nên giảm tái hấp thu Na+

  • Chỉ định: phối hợp thuốc LT mất K+ để điều hòa nồng độ K+ huyết.
  • Tác dụng phụ: tăng K+ huyết tránh dùng chung thuốc tăng K+ huyết ACEI, β-blocker, NSAIDs.

2.2 THUỐC β-BLOCKER

  • Bao gồm: Propranolol, atenolol, nadolol, esmolol, carvedilol, metoprolol, acebutolol, bisoprolol, labetalol.

Cơ chế:

  • Giảm lưu lượng tim do giảm dẫn truyền và giảm co bóp cơ tim
  • Giảm tiết renin (hệ giao cảm)
  • Giảm trương lực giao cảm trung ương.

Chỉ định:

  • Sau NMCT cấp và STSH đã ổn định
  • Kiểm soát nhịp tim, ĐTN

Chú ý: β-blocker dùng sau lợi tiểu thiazid, CCB, ACEI/ARB

2.3 THUỐC ACEI

Bao gồm: Captopril, analapril, lisinopril

  • Ức chế trực tiếp renin
  • Cơ chế: Giảm chất co mạch angiotensin và giảm tiết aldosteron (giữ muối và nước)
  • Tác dụng trực tiếp lên cơ tim ngăn phì đại thất trái
  • Chậm tiến triển bệnh thận do tiểu đường và bệnh thận mạn tính như xơ hóa cầu thận.
  • Chỉ định: THA kém tiểu đường, suy tim ứ máu mạn
  • Tác dụng phụ: hạ HA nặng khi dùng liều đầu, ho khan

2.4 THUỐC ARB

  • Bao gồm: Losartan, valsartan, irbesartan, telmosartan, candesartan
  • Chỉ định: tương tự ACEI, dùng thay thế ACEi khi bị ho khan

Có 2 loại receptor angiotensin II:

  • AT1: co mạch, kích thích giao cảm, phì đại tế bào
  • AT2: giãn mạch, chống tăng sinh, sửa chữa mô, chống phì đại tim

Tác dụng phụ: giảm HA lúc đầu, suy thận, tăng K+ huyết, phù mạch và ho khan ít hơn ACEI

2.5 THUỐC ỨC CHẾ KÊNH CALCI

  • Nhóm dihydropyridin: Nifedipin, amlodipin ….
  • Nhóm non-dihydropyridin: verapamil, diltiazem
  • Chỉ định: tăng huyết áp, đau thắt ngực, suy tim rối loạn tâm trương

CCB thích hợp  cho bệnh nhân không thể tuân thủ ăn kiêng muối.

CCB thích hợp người trị bằng NSAIDs

Tác dụng phụ: nhức đầu, đỏ bừng mặt, chóng mặt, táo bón (verapamil – người già).

2.6 THUỐC α1-BLOCKER

  • Prazosin, terazosin, dosazosin
  • Cơ chế: ức chế α1-adrenergic làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại biên
  • Chỉ định: THA kèm phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó, tăng lipid huyết
  • Tác dụng phụ: hạ huyết áp thế đứng liều đầu (uống lúc đi ngủ), chóng mặt, nhức đầu, tim nhanh, táo bón.

2.7 THUỐC α,β-BLOCER: Labetalol

  • Chỉ định: tăng huyết áp do u tủy thượng thận, tăng huyết áp khẩn cấp
  • Tác dụng phụ: hạ HA thế đứng, suy tim sung huyết, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi
  • Carvedilol
  • Chỉ định: THA, THA kèm suy tim

2.8 THUỐC ỨC CHẾ GIAO CẢM TW

  • Bao gồm: Methyldopa, clonidin, guanadrel
  • Chỉ định: Methyldopa trị THA kèm suy thận, mang thai, thiếu máu cục bộ
    • clonidin kèm cai thuốc lá, rượu, tăng HA kháng trị. Ít dùng vì thiếu dữ kiện làm giảm nguy cơ tim mạch
  • Tác dụng phụ: an thần, khô miệng, táo bón, bí tiểu .

3. Điều trị như thế nào

Có 5 trong thuốc được chọn khởi đầu theo ESC 2018 (ACE-I/ARBs, BB, CCB, lợi tiểu thiazide); Còn theo JNC-8 thì thuốc khởi trị không chọn BB.

– Theo JNC-7: 5 nhóm, và thiazide là đầu tay nếu không có chống chỉ định. Chỉ định theo các bệnh lý kèm theo.

– Theo: JNC -8 : Lựa chọn đầu tay trong 4 nhóm: lợi tiểu, CCB, ACE-I, ARB. Chỉ định dựa trên rà soát CKD, tiều đường, chủng tộc.

Xem thêm: (chèn link sau khi xuất bản): Điều chỉnh liều lượng và chế độ dùng của dược phẩm hạ huyết áp: Nguyên tắc và phương pháp

Tài liệu tham khảo: bài giảng Dược lý học – ĐHYD TPHCM

Tags: #Tim mạch học,#Dược lý học,#Tăng huyết áp,#Cơ chế thuốc trị tăng huyết áp


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *