Viêm mũi dị ứng: nguyên nhân và các biện pháp giảm triệu chứng

Viêm mũi dị ứng (VMDU) là một trong những rối loạn phổ biến nhất trong những rối loạn về dị ứng thường gặp. Là một phản ứng miễn dịch đặc hiệu của niêm mạc mũi (có khi của toàn bộ niêm mạc đường hô hấp) trước một kháng nguyên. Có 3 loại viêm mũi dị ứng thường gặp là VMDU theo mùa, VMDU quanh năm và VMDU theo nghề nghiệp.

viem-mui-di-ung

   1. Nguyên nhân và cơ chếviêm mũi dị ứng

Về cơ sở: sự xâm nhập của dị nguyên gây nên sự tăng bất thường của IgE đặc hiệu, qua đó làm giải phóng nhiều chất trung gian hóa học như histamin, prostaglandin… sau phản ứng tức thời đó là phản ứng viêm chậm với sự xuất hiện các tế bào ái toan (eosinophil).

Dị nguyên: là nguyên nhân cơ bản.

        Đường thở: có rất nhiều loại dị nguyên trong không khí như bụi nhà, phấn hoa, lông thú, nấm mốc, hơi khí lạ…

        Đường ăn: cũng được nêu lên như các protein lạ (hải sản…), các đồ uống lạ…

 Dị nguyên chỉ gầy nên hiện tượng dị ứng với điều kiện:

Cơ địa: tính riêng từng người hoặc di truyền với đặc điểm là sự thăng bằng bấp bênh giữa giao cảm và phó giao cảm.

Sự quá mẫn: của từng cơ thể cũng có vai trò cơ bản, trước cùng một dị nguyên có xảy ra hiện tượng dị ứng hay không và phản ứng mạnh hay nhẹ.

 2. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng

2.1 Triệu chứng:

Thường xuất hiện thành từng cơn với các triệu chứng điển hình, ngoài cơn có thể hoàn toàn bình thường nên cần hỏi kỹ để phát hiện các triệu chứng sau:

        Ngứa mũi; thường là triệu chứng báo hiệu, ngứa cả hai bên hốc mũi, có khi lan vào xoang hàm, xuống họng và lên mắt; mức độ rõ rệt hay không tùy theo từng người.

        Hắt hơi: thành từng tràng, liên tục 5-10 cái, không kiềm chế được, có khi hắt hơi nhiều gây váng đầu.

        Ngạt tắc mũi: là triệu chứng không điển hình, và cũng không có giá trị định hướng,  có thể tắc từng bên hay tắc mũi hoàn toàn cả hai bên.

        Chảy nước mũi: là một trong những triệu chứng quan trọng có giá trị chẩn đoán. Thường sau cơn ngứa mũi, hắt hơi sẽ có tình trạng chảy nước mũi. Tính chất nước mũi là  loãng, trong, có thể thành giọt, tăng nhiều khi thay đổi thời tiết vào sáng sớm hoặc buổi tối.

Khám thực thể:  trong cơn thấy niêm mạc mũi phù nề, sưng, nhạt màu; cuốn mũi dưới nề, mọng, nhẵn, bệt màu, co hồi tốt khi đặt thuốc gây co; khe giữa thường ướt, nề, có thể thấy có polyp hay cuốn giữa thoái hóa như dạng polyp.

2.2  Các xét nghiệm

        Tìm dị nguyên gây ra là quan trọng nhất, thực hiện tìm phản ứng bì mô với hàng loạt dị nguyên khác nhau được dán trên da, hoặc tìm phản ứng nội bì (l.D.R).

Đây là các xét nghiệm đặc hiệu nhưng vì có quá nhiều loại dị nguyên gây dị ứng nên có khi không thể xác định được.

        Miễn dịch thể dịch; định lượng IgE toàn phần (PRIST) hoặc IgE đặc hiệu (RAST) trong cơn nếu lượng IgE tăng là thể hiện cụ thể của dị ứng mũi xoang, tuy nhiên các trường hợp IgE bình thường cũng không loại trừ được.

        Các xét nghiệm không đặc hiệu như tìm tế bào ái toan trong dịch mũi xoang (thường tàng trên 20%); test histamin; test đường saccharin.

   3. Các thể dị ứng mũi xoang

3.1 Viêm mũi theo mùa: thường thấy ở người trẻ, trẻ em lớn, hiếm gặp người già, có yếu tố gia đình, di truyền rõ.

Dị nguyên thường là phân hoa với điển hình là viêm mũi dị ứng mùa xuân với dị nguyên hoa cỏ.

Các triệu chứng điển hình: ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi từng cơn, xảy ra trong khoảng 7 ngày đến 1/2 tháng; thường có kèm theo chảy nước mắt, viêm ống lệ tỵ, viêm kết mạc, dị ứng đường hô hấp dưới gây các cơn khó thở, hen phế quản nhưng không gặp mẩn, ngứa ngoài da.

3.2.    Viêm mũi quanh năm: các cơn tái phát thường xuyên, quanh năm, cũng thường có yếu tố gia đình.

Dị nguyên rất đa dạng: thường gặp là bụi nhà, acarien, nấm mốc… nhiều khi không xác định được.

Các triệu chứng không điển hình như viêm mũi theo mùa, ngạt tắc mũi là triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhất, đôi khi gặp chảy nước mũi ra sau, xuống vòm. Khám thực thể thường không thấy biến đổi đáng kể.

3.3. Viêm mũi nghề nghiệp: khi xảy ra với dị nguyên đặc biệt trong môi trường lao động sản xuất.

Thường được kể đến như một bệnh nghề nghiệp:

        Viêm mũi do làm việc ở các xí nghiệp lông vũ (đệm, chăn bằng lông gà, lông vịt).

        Viêm mũi thợ dệt (vải bông) xuất hiện vào ngày đầu tuần khi tiếp xúc với dị nguyên.

        Viêm mũi thợ xay xát bột mì: dị nguyên có thể là bụi bột, cũng có thể là nấm mốc của hạt.

Triệu chứng không điển hình: hắt hơi, chảy nước mũi thường gặp, ở một số người có sốt nhẹ, ho. tức ngực hay cơn hen suyễn.

   4. Tiến triển

Các cơn dị ứng mũi  dị ứng thường kéo dài vài ngày, tự qua đi dù không điều trị gì. Cơn sẽ tái phát luôn theo thời gian (mùa), theo tuổi tác, theo tiếp xúc.

Có trường hợp chỉ khư trú ở mũi, nhiều trường hợp xảy ra đồng thời hay tiến triển dần vào xoang. Tuy không phải là bệnh tích của dị ứng nhưng dị ứng mũi xoang thường gây nên polyp mũi hay cả ổ xoang.

Trong điều kiện nhiễm khuẩn, vệ sinh kém, cơ địa suy yếu, dị ứng mũi xoang dễ thành viêm mũi xoang nhiễm khuẩn. Trong điều kiện ô nhiễm môi trường, khí hậu lạnh, ẩm ở nước ta luôn phải hỏi kỹ bệnh sử để phát hiện yếu tố’ dị ứng mũi xoang.

5. Điều trị

5.1   Nguyên tắc chung

Viêm mũi dị ứng do nhiều dị nguyên khác nhau, biểu hiện lâm sàng ở mỗi người một khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, sự quá mẫn của cơ thể nên không thể áp dụng một phương thức điều trị chung, cứng nhắc, cần được thay đổi theo từng người, từng hoàn cảnh, từng thời gian.

5.2   Điều trị triệu chứng: là quan trọng.

        Tại chỗ: rỏ hay xịt mũi bằng các thuốc co mạch có thêm corticoid hay ức chế giao cảm. Không nên rỏ hay xịt mũi bằng các thuốc có kháng sinh vì không cần thiết và bất lợi. Khí dung với corticoid.

        Toàn thân:

Kháng histamin: vối nguyên tắc chạy đua với kháng histamin trong việc cố định vào thụ thể ngoại biên, cụ thể là liều kháng histamin được tăng dần, thay loại kháng histamin khi đã có hiện tượng quen.

Corticoid: ngăn tăng eosinophil trên bề mặt và tác động viêm dưới niêm mạc nên rất cần thiết, nên dùng liều duy trì, kéo dài; tuy nhiên phải luôn lưu ý đến tác động phụ của corticoid như xuất huyết đường tiêu hóa, loãng xương…

5.3   Điều trị nguyên nhân:

Khi xác định được dị nguyên: thực hiện giải mẫn cảm đặc hiệu với kháng nguyên đặc hiệu tiêm trong da nhiều lần với liều pha loãng tăng dần (từ 0.1% đến 1%) làm cơ thể thích ứng dần, trong thời gian từ 6 tháng trở lên.

Ngày nay người ta cũng dùng các kháng nguyên để rỏ mũi, uống cho đơn giản hơn nhưng hiệu quả chưa xác định.

        Khi không tìm được dị nguyên, có thể thực hiện:

+ Huyết miễn dịch trị liệu: lấy máu bản thân tiêm lại vào mông.

+ Vacxin tự thân: lấy từ dịch mũi xoang cho rõ lại vào mũi, khí dung.

+ Loại bỏ các gai kích thích có thể gây nên tình trạng dị ứng như xén bỏ gai, mào vách ngăn có chạm vào cuốn dưới.

+ Cho các thuốc ức chế giao cảm,

5.4   Phòng, tránh:

Chủ, yếu là:

        Tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên, đặc biệt với các trường hợp viêm mũi xoang nghề nghiệp.

        Vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc để tránh các tác nhân như bụi nhà. nấm, mốc…

 

Xem thêm: Thuốc kháng histamin là gì và cách sử dụng hợp lý?


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *