Ung thư gan (HepatoCellular Carcinoma – HCC) là một khối u chính của gan thường phát triển trong trường hợp bệnh gan mãn tính, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc xơ gan do sử dụng rượu, nhiễm vi-rút viêm gan B hoặc C mãn tính hoặc gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu (NASH). HCC là nguyên nhân thứ tư dẫn đến tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới.
1. Đại cương ung thư gan
Theo cơ sở dữ liệu GLOBOCAN của Tổ chức Y tế Thế giới, Ung thư gan (UTG) là nguyên nhân dẫn đến tử vong do ung thư tăng nhanh nhất tại Hoa Kỳ . Tỷ lệ sống sót sau 5 năm sau của bệnh nhân mắc bệnh này vẫn thấp, chỉ đạt 18%. UTG thường được chẩn đoán muộn trong quá trình bệnh của nó vì hai lý do: không có triệu chứng ở bệnh nhân với bệnh sớm và sự chần chừ của một số bác sĩ lâm sàng trong việc giám sát bệnh nhân có nguy cơ cao.
Chẩn đoán HCC ở giai đoạn sớm thường khó, đòi hỏi sử dụng một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Mục tiêu chẩn đoán ung thư gan hiện nay là phát hiện khối u khi nó có kích thước ≤2cm để có sẵn toàn bộ các phương pháp điều trị. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân khi phát hiện khối u ở giai đoạn sớm và nhận được điều trị có thể lên đến hơn 70%.
Bài viết này bàn về các đặc điểm yếu tố nguy cơ, lâm sàng và điều trị cơ bản của ung thư gan.
1.1 Các yếu tố nguy cơ:
Chế độ ăn uống và lối sống có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ mắc ung thư gan. Các yếu tố sau đây có thể tăng nguy cơ mắc ung thư gan:
- Uống rượu: Uống rượu có thể là yếu tố chính gây ung thư gan, đặc biệt là việc uống nhiều rượu trong một khoảng thời gian dài. Việc uống rượu càng nhiều, nguy cơ mắc ung thư gan càng tăng.
- Tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường và các sản phẩm từ động vật có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Những thực phẩm này cũng có thể dẫn đến béo phì, một yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, C và E, cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư gan.
- Bệnh gan mạn tính: Bệnh gan mạn tính, chẳng hạn như viêm gan mãn tính hoặc xơ gan, có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.
- Tiếp xúc với các chất độc hại: Tiếp xúc với các chất độc hại, chẳng hạn như kim loại nặng và hóa chất, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc ung thư gan, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều rau và trái cây, các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm và các loại acid béo không no. Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ rượu và tránh tiếp xúc với các chất độc hại. Đồng thời, việc thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến gan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
1.2 Triệu chứng lâm sàng của ung thư gan
Triệu chứng lâm sàng của ung thư gan rất thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn lâm sàng và thể ung thư gan. Hai hội chứng thường gặp ở giai đoạn cuối là hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
– Triệu chứng không đặc hiệu; khối u nhỏ thường chưa có triệu chứng và được phát hiện nhờ tầm soát.
– Thường gặp nhiều triệu chứng ở giai đoạn trễ, khoảng 2/3 bệnh nhân nhập viện vì đau bụng, khó thở, suy nhược, gan to, vàng da, cổ trướng…,# 14% sờ được khối u, có khi báng bụng, phù chân là triệu chứng ban đầu …
– Đau bụng nhiều khi có xuất huyết trong u, hay u vở gây xuất huyết nội và sốc mất máu ( ở nam xuất huyết nội không do chấn thương thường do UTG vỡ.)
– Vàng da khi có suy gan hay UTG chèn ép đường mật; nếu có xơ gan có thể có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
– Đau hạ sườn phải, có khối u ở thượng vị hay HSP (hay gặp nhất).
– Suy kiệt, chán ăn, sụt cân trong thời gian ngắn (thường ở giai đoạn toàn phát).
– Xơ gan cổ trướng có thể tăng áp tĩnh mạch cửa .
– Phát hiện tình cờ nhờ siêu âm (giai đoạn chưa triệu chứng).
– Vàng da và khối u gan (suy gan hay tắc mật do u chèn ép).
– Xuất huyết nội do UTG vỡ (bệnh cảnh cấp cứu).
– Di căn nội tạng: phổi, ổ bụng …
– Sốt do UTG hoại tử hay hội chứng cận UT.
– Hôn mê gan (giai đoạn suy gan).
1.3 Cận lâm sàng
– Chức năng gan
– Chức năng đông máu (thời gian Prothrombine).
– Chức năng tổng hợp ( Albumin).
– Chức năng kết hợp Bilirubin …
– Chất chỉ thị bướu (tumour marker) :
AFP ( Alpha Fetoprotein ) khá đặc hiệu để phát hiện sớm UTG hay u tái phát ; AFP > 200ng/mỉ trong 66-75% TH.
AFP đặc hiệu trong khoảng 70-80% TH .
AFP thay đổi theo kích thước : 75% u >5cm có AFP > 100ng/ml.
AFP (+) giả trong VGSV cấp, bệnh gan mạn, xơ gan, di căn gan …
Hình ảnh học:
– Siêu âm (SA): có thể phát hiện u gan > 1cm, chẩn đoán được 92% u gan < 5cm.
– SA có thể phát hiện các bệnh lý đi kèm như xơ gan, tăng áp lực TM cửa (TALTMC), tắc TMC và TM gan do u …
– Điện toán cắt lớp (CT-scan): là xét nghiệm hình ảnh được chọn lựa, CT có thể phát hiện UTG #1 \ cm, các di căn ngoài gan, hạch ổ bụng, đánh giá giai đoạn, thể tích gan còn lại…
– Cộng hưởng từ (MRI): độ chính xác cao, hình ảnh điển hình. MRI giúp phân biệt UTG với u mạch máu, nốt tăng sinh, di căn gan …
– Chụp mạch máu: là 1 chẩn đoán hình ảnh xâm lấn (invasive) .UTG là u giàu mạch máu tân sinh ở thì động mạch, vả có hình ảnh u cản quang thì tĩnh mạch.
– Phát hiện tắc tĩnh mạch chủ, tăng sinh động mạch nhỏ. .thường ứng dụng để tắc mạch (TACE).
– Nội soi ổ bụng: để chẩn đoán UTG vả các u khác, tìm di căn ổ bụng.
– Sinh thiết kim: qua hướng dẫn của SA hay CT, chỉ định giới hạn khi chưa chẩn đoán được u lành hay ác.
2. Sơ lược các phương pháp trong điều trị UTG
Có 2 phương thức: phẫu thuật và không phẫu thuật.
Cắt gan là điều trị chọn lựa ưu tiên, có tiên lượng tốt hơn hẳn.
2.1 Phẫu thuật cắt gan :
Năm 1954 Couinaud mô tả 8 hạ phân thùy gan dựa trên tĩnh mạch Cửa và tĩnh mạch gan => cắt gan theo giải phẫu.
– Chỉ định : Tùy thuộc chức năng gan và thể tích gan cắt được.
Đánh giá chức năng gan bằng xếp loại Child-Pugh ; loại A cắt gan lớn, loại B cắt gan giới hạn hạ phân thùy, loại c quá chỉ định .
– Tắc TMC chính hay nhánh chính khi bệnh nhân có chống chỉ định cắt gan .
2.2 Điều trị không phẫu thuật;
-Thuyên tắc mạch hóa trị (TACE) :
Chỉ định : UTG không cắt được
Chống chỉ định : Bilirubin > 3mg%; Bil >2mg% chỉ làm TACE 1-2 hạ phân thùy.
Kỹ thuật: luồn Catheter từ động mạch đùi lên đến động mạch gan,vào động mạch HPT ; sau đó bơm hỗn hợp Lipiodol, thuốc trị UTG, sau cùng là gelfoam cube để làm tắc mạch .
– Chích cồn qua da (PEI):
. Chỉ định: số lượng u = 3, u < 3cm .
. Chống chỉ định: BN không hợp tác, rối loạn đông máu .
. Kỹ thuật: qua SA dùng kim 22G chích 2-5 ml cồn tuyệt đối vào u, chích lập lại cách nhiều ngày .
. Biến chứng: sốt, đau bụng do dò alcool ổ bụng .
Xem thêm: Các giai đoạn của xơ gan
Leave a Reply