Tăng huyết áp theo JNC 7 , tăng huyết áp là khi huyết áp tâm trương (SBP) > 140 mmHg hoặc huyết áp tâm thu (DBP) > 90 mmHg làm bệnh nhân có nguy cơ cao và có thể kèm tổn thương cơ quan đích: võng mạc – não – tim – thận – các mạch máu lớn (động mạch vành – động mạch não – động mạch ngoại biên). Chẩn đoán tăng huyết áp chỉ được khẳng định sau khi có kết quả huyết áp cao thông qua ít nhất 3 lần đo với cách đo chính xác.
1. Các bước chẩn đoán tăng huyết áp
Bước 1: xác định chính xác bệnh nhân có thật sự bị tăng huyết áp hay không? Bệnh nhân có cần phải đo huyết áp 24 giờ để chẩn đoán tăng huyết áp hay không?
Dựa theo định nghĩa mà chẩn đoán tăng huyết áp.
Vấn đề đặt ra: khi nào thì chẩn đoán tăng huyết áp bằng đo huyết áp tại nhà hoặc cần thiết phải đo huyết áp liên tục 24 giờ.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tăng huyết áp.
- Hút thuốc lá.
- Béo phì (BMI > 30 kg/m2).
- Ít vận động.
- Rối loạn lipid máu.
- Đái tháo đường.
- Rối loạn lipid máu.
- Microalbuminuria (+) HOẶC GFR ước đoán < 60 mL/phút.
- Tuổi: nam > 55 và nữ > 65.
Bước 2: Nếu tăng huyết áp thì có phải bệnh nhân đang trong tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng hay không cần phải điều trị khấn cấp?
Chẩn đoán tăng huyết áp nghiêm trọng khi SBP > 180 mmHg hoặc DBP > 120 mmHg. Tăng huyết áp nghiêm trọng bao gồm: tăng huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp cấp cứu (THA cấp cứu = tăng huyết áp ác tính).
Lúc này về mặt chẩn đoán ta phải nhanh chóng đánh giá tình trạng tổn thương cơ quan đích và điều trị cấp cứu nếu cần.
(có bài riêng về xử trí tăng huyết áp nghiêm trọng)
Bước 3: Nếu bệnh nhân thật sự bị tăng huyết áp, bệnh nhân có phải là tăng huyết áp thứ phát hay không? -ỳ các yếu tố gợi ý tăng huyết áp thứ phát là gì? Nếu là tăng huyết áp thứ phát thì nguyên nhân là gì?
Các yếu tố giúp gợi ý tăng huyết áp thứ phát trên bệnh nhân:
- Khởi phát tăng huyết áp lúc < 25 tuổi hoặc > 55 tuổi.
- Tăng huyết áp nặng > 180/110 mmHg lúc mới khởi bệnh.
- Khởi phát bệnh đột ngột, từ huyết áp bình thương diễn tiến đến THA nặng trong vòng < 1 năm.
- Tăng huyết áp kháng trị.
- Trước kia điều trị hiệu quả, nay đáp ứng kém.
- Cơn tăng huyết áp kèm theo hồi hộp, tái nhợt, toát mồ hôi, run tay.
- Cơn yếu cơ tetani.
- Có triệu chứng nhiều cơ quan khi khởi bệnh.
- Mạch tứ chi không cân xứng + huyết áp chi trên > huyết áp chi dưới.
- Có âm thổi ở bụng.
- Khối u 2 bên hông.
- Bất thường sinh hóa: tăng đường huyết – hạ kali máu – tăng calci máu.
Cách nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát ở người lớn:
- Hẹp động mạch thận.
- Hẹp eo ĐmC.
- Bệnh nhu mô thận.
- Hội chứng Conn.
- Hội chứng Cushing.
- Tăng sản thượng thận sinh dục.
- U tủy thượng thận.
- Cường giáp – nhược giáp.
- Thai kì.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Thuốc ngừa thai.
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ
Bước 4: Nếu bệnh nhân là tăng huyết áp nguyên phát thì yếu tố nguy cơ của bệnh nhân gây tăng huyết áp là gì? Và bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn mấy theo JNC VII
Phân đô tăng huyết áp theo JNC VII:
Phân đô | SBP (mmHg) | DBP (mmHg) |
Bình thường (thỏa cả 2 tiêu chuẩn) | < 120 | < 80 |
Tiền THA | < 140 | < 90 |
THA giai đoạn 1 | < 160 | < 100 |
THA giai đoạn 2 | > 160 | > 100 |
Bước 5: Dù là tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát thì tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân hiện có là gì? Tổn thương dưới lâm sàng hay lâm sàng? Bệnh nhân có chỉ định bắt buộc nào hay không?
Khảo sát tổn thương cơ quan đích trước khi điều trị là điều bắt buộc phải làm vì rằng:
- Giúp phân tầng nguy cơ tim mạch cao hay thấp trong THA -> quyết định xử trí ban đầu có cần dùng thuốc ngay hay chưa. (yếu tố nguy cơ tim mạch cao là gì đối với một bệnh nhân THA)
- Tìm các chỉ định bắt buộc để biết cách lựa chọn thuốc ban đầu.
Tổn thương cơ quan đích có hai dạng: có biểu hiện lâm sàng và biểu hiện dưới lâm sàng. Như vậy ta sẽ đánh giá bệnh nhân bằng biểu hiện lâm sàng để phát hiện biến chứng trước. Nếu như không có thì mới tìm biểu hiện dưới lâm sàng.
■ Tổn thương cơ quan đích biểu hiên trên lâm sàng: (Nguồn: phác đồ điều tri THA bênh viên
115).
Hệ thống cơ quan | Biểu hiện | |
Các mạch máu lớn | Dãn phình mạch. Mảng xơ vữa tiến triển.
Bóc tách động mạch chủ. |
|
Tim | Cấp | Phù phổi cấp, NMCT cấp. |
Mạn | Bằng chứng của bệnh mạch vành trên lâm sàng hoặc ECG. Phì đại thất trái trên ECG hoặc siêu âm. | |
Mạch máu não | Cấp | Xuất huyết nội sọ. Hôn mê. Động kinh. Thay đổi trạng thái tâm thần. TIA. Đột quỵ. |
Mạn | TIA. Di chứng TBMMN. | |
Thận | Cấp | Tiểu máu, tiểu đạm. |
Mạn | Creatinin huyết thanh > 1.5 mg%, đạm niệu > 1+ trên que nhúng. | |
Võng mạc | Cấp | Phù gai thị, xuất huyết. |
Mạn | Xuất huyết, xuất tiết, co động mạch. |
2. Điều trị tăng huyết áp theo JNC 7
TÓM TẮT
Khi bắt tay vào điều trị THA thì trước tiên phải chẩn đoán cho đầy đủ về nguyên nhân – yếu tố nguy cơ tim mạch – tổn thương cơ quan đích trên lâm sàng.
Điều trị tăng huyết áp trước tiên là phân thành 2 nhóm: nhóm có chỉ định bắt buộc – nhóm không có chỉ định bắt buộc. Trong nhóm không có chỉ định bắt buộc thì phải phân nhóm thành: có nhóm nguy cơ tim mạch cao hay không. Nếu không phải là nhóm nguy cơ cao tim mạch thì phải phân nhóm theo JNC VII. Phân nhóm như vậy để quyết định điều trị thuốc hay không và nếu có thì chọn thuốc hạ áp loại nào.
Song song với việc điều trị tăng huyết áp luôn luôn phải nhìn xem các yếu tố nguy cơ phối hợp với tăng huyết áp như thế nào và điều chỉnh cho bệnh nhân. Cụ thể là phải đặt ra câu hỏi: liệu có cần phải điều trị rối loạn lipid máu với statin hay fibrate hay không? Bệnh nhân có cần phải dùng kháng kết tập tiểu cầu hay không? Đường huyết của bệnh nhân có được kiểm soát tốt hay chưa?
Mục tiêu điều trị tăng huyết áp theo JNC 7:
1. Điều trị nguyên nhân.
2. Nếu không điều trị được nguyên nhân hay đó là THA nguyên phát à điều trị loại bỏ yếu tố nguy cơ tim mạch và THA + kiểm soát mức huyết áp để phòng tránh các biến chứng.
3. Mục tiêu điều trị là duy trì:
¶ HA < 140/90 mmHg.
¶ HA < 130/80 mmHg đối với bệnh nhân ĐTĐ và bệnh thận mạn.
Các mục tiêu trên có thể đạt được bằng điều trị thay đổi lối sống hay phải dùng thuốc.
– Để đạt được mục tiêu điều trị cần phải xác định nguyên nhân tăng huyết áp nếu có để điều trị nguyên nhân, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương cơ quan đích cũng như các biểu hiện lâm sàng khác vì có liên quan đến việc chọn lựa thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Nếu không có nguy cơ tim mạch cao thì phân độ theo JNC VII từ đó có cách lựa
chọn phương thức điều trị ban đầu.
Mức huyết áp | Dùng thuốc hạ áp khi không có chỉ định bắt buộc và ko có yếu tố nguy cơ tim mạch cao |
Thay đổi lối sống (thay đổi lối sống là làm cái gì?) |
Huyết áp bình thường | Không cần dùng thuốc | Khuyến khích |
Tiền tăng huyết áp | Không cần dùng thuốc | Bắt buộc |
THA giai đoạn 1 | Dùng 1 thuốc ban đầu | Bắt buộc |
THA giai đoạn 2 | Phối hợp 2 thuốc | Bắt buộc |
Xem thêm: Tăng huyết áp: Nguyên nhân và cách chẩn đoán đúng để điều trị hiệu quả
Leave a Reply