Xạ trị trong ung thư: Phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư

Xạ trị trong ung thư là biện pháp sử dụng các bức xạ ion hóa để điều trị ung thư. Liều điều trị thay đổi tùy theo loại ung thư và giai đoạn ung thư. Điều trị tia xạ có thể kết hợp với phẫu thuật, hoá chất hoặc điều trị nội tiết.  Điều trị tia xạ phải đảm bảo đủ liều nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến các vùng mô lành xung quanh. Phác đồ điều trị mới gần đây được thực hiện có thể cải thiện tình trạng tái phát tại chỗ và tránh phải phẫu thuật cắt bỏ rộng rãi.

xa-tri-trong-ung-thu

1. Đại cương về xạ trị trong ung thư

Các bức xạ dùng trong điều trị ung thư có hai dạng: dạng sóng điện từ vá dạng hạt. Các bức xạ này có các bản chất khác nhau, di chuyển với những vận tốc khác nhau, và có khả năng tạo ra các ion trong các vật chất mà chúng xuyên thấu.

Sư gia tốc nhân tạo các hạt trung hòa tử (Neutron), dương điên tử (proton), ion nặng, và nhất là các chùm tia electron và hạt bêta. Chùm tia electron cũng được phát ra từ máy phát tia X. Hạt bêta được phát ra trong quá trình phát ra các nguyên tố đồng vị phóng xạ.

Tác động vật lý

Tương tác âm điện tử và vật chất:

  • Tương tác điện tử – điện tử (đụng).
  • Tương tác điện tử – nhân (thắng) quang tử X.

Tương tác hạt nặng – vật chất

(1)        Proton, ion tác động như âm điện tử.

(2)        Neutron đụng vào nhân sẽ phóng thích các proton và điện tử.

Tương tắc quang tử – vật chất

Hài tương tàc quàn trong là:

(1)        Hiệu ứng Compton.

(2)        Hiệu ứng quang điện.

Ba hiệu ứng ít quan trọng hơn trong xạ trị:

(1)        Sự phân tán.

(2)        Hiệu ứng tạo cặp.

(3)        Phản ứng nguyên tử.

Tác động lý – hóa

Trực tiếp

Phần tử bị cắt thành hai gốc tự do R1:R2    ->    R1* + R2*

Các gốc tự do kết hợp lại R1* + R3* -> R1:R3

Gián tiếp

Sự thủy phân tạo các gốc tự do, oxy hóà HO, khử H+  -> phản ứng hóa học. Thường thấy là tạo ra H2O2 gây độc cho tế bào.

2. Tác động của tia xạ lên các mô

2.1 Tác động lên mô bướu:

Vận tốc tăng trưởng của mô bướu tùy thuộc:

(1)   Thời gian của chu kì tế bào, trung bình từ 2 đến 4 ngày, nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa các tế bào trong mô bướu.

(2)   Hệ số tăng trưởng của bướu, là phần trăm số  tế bào đang phân chia, thay đổi từ’ 0,3% đến 100%.

(3)   Hệ  số mất tế bào (coefficient dê perte cellulaires), có thể’ lên tới 90%, do sự biệt hóa tế bào, do số tế bào chết trong lúc phân bào và do sự di dân của tế bào ra khỏi bướu.

Xác suất quét sạch các tế bào sinh clon tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là:

(1)   Liều tia: mức độ tiêu diệt bướu tăng dần theo liều tia trong một giới hạn  nào đó, và các nghiên cứu cũng cho thấy thường chỉ cần tăng thêm vài Gy thì mức độ tiêu diệt bướu cũng có thể tăng từ 50% lên đến 90%.

(2)   Khối lượng bướu: các bướu lớn thườngkho tiêu diệt hơn càc bướu nhỏ; và liều tia để quét sạch các tế bào bướu xâm lấn vi thể thấp hơn liêu tia cần cho bướu đã ở mức độ phát hiện được trên lâm sàng.

(3)   Loại giải phẫu bệnh: một số bướu rất nhạy tia (seminoma, lympho ác …), một số bướu nhạy tia trung bình (hầu hết các carcinom), va cac bướu ít nhạy tia (mêlanôm, sarcom…).

2.2 Tác động lên mô lành

Có hai loại tác động đến mô lành

(1)   Các phản ứng sớm xuất hiện vài ngày hay vài tuần sau xa trị, dosự chết đi một số lượng lớn tế bào trong mô có sự tăng trưởng nhanh, sẽ phục hồi sau vài tuần do sự tái lập số lượng  từ các tế bào mầm còn lại.

(2)   Các phản ứng muộn xuất hiện vài tháng đến nhiều năm sau, và do tác động lên các mô phát triển chậm.

Tất cả  biến chứng phải được dự kiến va giảm thiểu tối đa khi lập kế hoạch xạ trị.

3. Các phương pháp xạ trị trong ung thư

Xạ trị ngoài

Định nghĩa các khối lượng mô được xạ tri

Thể tích bướutoàn thể ’ (Gross Tumor Volume-GTV) là khối lượng bướu trên lâm sàng kể cả các hạch vùng.

Thể tích xạ lâm sàng (Clinical Target Volume-CTV) gồm GTV va một rìa bên ngoài bao trùm các phần bướu vi thể.

Thể tích xạ kế hoạch (Planning Target Volume-PTV) gồm CTV va một vành bên ngoài dành cho sự sai số khi đặt trường chiếu và sự di động khi điều trị như sự di động theo nhịp thở.

Các trường chiếu

Trường chiếu đơn: sang thương ngoài da, nong dưới da (hạch cổ, nách, bẹn).

Trường chiếu đôi song song: sang thương ở trục cơ thể, nằm sâu gần mặt phẳng giữa cơ thể (tử cung, phổi…).

Trường chiếu kết hợp: 3 trường chiếu (vòm hầu), 4 trường chiếu (vùng chiếu).

Xạ trị tiếp cận

Chỉ định

Phối hợp với xạ trị ngoài: đây là chỉ định thường được sử dụng để giảm các biến chứng lên mộ lành, tăng liều tại bướu.

Phối hợp với phẫu trị: giảm khối lượng bướu giúp phẫu thuật dễ dàng hơn.

Điều trị đơn thuần: ít có chỉ định, chỉ sư dung cho các trường hợp phát hiện sớm (giai đoạn 0 hay IA) hay các sang thương vi th  còn lại sau phẫu thuật.

Nguyên tắc chung

“Cường độ phóng xạ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách”

Với nguyên tắc này, nguồn phóng xạ được đưa vào sát sang thương, sát các tế bào ung thư, như thế liều xạ sẽ rất cao tại chỗ, còn các mô lành xung quanh sẽ nhận được liều xạ rất thấp.

Các vị trí

Tất cả các vị trí trong cơ thể mà các kỹ thuật hiện nay có thể với tới được như ung thư phụ khoa, ung thư đầu cổ, ung thư phế quản, ung thư thực quản …

 

Bảng: Các phương pháp xạ trị

Loại tia Nguồn phát tia Năng lượng Ứng dụng
Tia X      
Bề mặt Máy phát tia X 80-150 KeV Các ung thư da nông
Qui ước Máy phát tia X 250-300 KeV Điều  trị tạm bợ các ung thư lan rộng, các bướu dưới  da và di căn xương.

Đôi khi sử dụng điều trị tận gốc ung thư da, bổ sung trong ung thư vú.

Siêu thế Máy gia tốc thẳng 4-25 MeV Điều trị tận gốc và tạm bợ các bướu nằm trong sâu
Tia Gamma Cobalt 60 1,17-1,33 MeV Điều trị tận gốc đặc biệt các ung thư đầu cổ và ung thư vú

Điều trị tạm bợ chỗ nhiều vị trí ung thư: xương, hạch, bệnh lympho,não va toàn thân.

  Cesium 137 660 KeV Điều trị bướu vùng đầu cổ
Hat p Strontium 90 2,3 MeV Bướu sùi dạng nấm và các sang thương khác ở da

Mọng thịt ở mắt

  Strontium 89 1,46 MeV Điều trị tạm bợ di căn xương từ ung thư tiền liệt tuyến
Âm điện tử năng lượng cao Máy gia tốc thẳng 4-20 MeV Điều trị tận gốc và tạm bợ các bướu ở da và bướu ngoài bề mặt

 

  • Điều trị xạ trị có thể kết hợp với điều trị phẫu thuật, điều trị hoá chất hoặc điều trị nội tiết.
  • Điều trị xạ trị đơn thuần cũng có thể được lựa chọn
  • Kết hợp phẫu thuật và xạ trị

+ Xạ trị hậu phẫu: xạ trị sau phẫu thuật

+ Xạ trị tiền phẫu: xạ trị trước phẫu thuật

  • Kết hợp xạ trị và hoá trị

 

Xem thêm (gắn link sau khi xuất bản): Xạ trị ung thư: Những lợi ích và rủi ro cần biết


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *