Rắn độc cắn: Nhận biết dấu hiệu và xử trí vết cắn của rắn độc

Rắn độc cắn là một trong những cấp cứu thường gặp ở Việt Nam đòi hỏi phải chẩn đoán và xử trí đúng cách để giảm tử vong cho bệnh nhân. Tại Việt Nam có khoảng 140 loài rắn trong đó có 31 loài có nọc độc. Biểu hiện lâm sàng và thời gian sống còn tùy thuộc vào mức độ nặng của loài rắn và độc lực của nó. Điều trị sơ cấp cứu ban đầu là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân và kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. 

ran-doc-can

1. Đặc điểm, dấu hiệu của rắn độc cắn:

Biểu hiện lâm sàng và mức độ nặng của rắn độc cắn phụ thuộc vào các yếu tố:

–       Số dấu rắn cắn.

–       Độ sâu của vết cắn đưa nọc độc vào.

–       Độc lực và số lượng nọc độc vào cơ thể.

–     Kích thước vết cắn và tình trạng sức khỏe của nạn nhân.

– Vị trí cắn.

Rắn càng lớn thì phun nọc độc càng nhiều, nhưng mức độ độc thì khác nhau tùy từng loại rắn khác nhau. Dấu rắn cắn của loài Pit Viper dễ nhận biết rõ hơn dấu rắn loại Coral cắn. Dấu rắn cắn có thể một dấu, hay hai dấu hoặc đôi khi có nhiều dấu. Mặc dù hầu hết các loại rắn có hai răng nanh, nhưng dấu rắn cắn có thể thay đổi vì khi cắn rắn có thể phập nhiều lần. Nọc độc thường được đưa vào ờ mô dưới da, ít khi vào tới cơ. Nọc độc được hấp thu vào toàn cơ thể qua hệ mạch và bạch huyết.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 30.000 trường hợp rắn cắn, trong vòng 5 năm có khoảng 430 công nhân nông trường cao su bị rắn chàm quạp cắn, tỷ lệ tử vong khoảng 22%. Tại Việt Nam, ở các tỉnh phía Nam thường gặp các trường hợp rắn cắn do các loài rắn độc sau:

–         Họ rắn hổ (Elapidae): rắn hổ mang (Cobra), hổ mèo, Kraits gồm có rắn cạp nia (Bungarus candidus) và cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn biển.

–         Họ rắn lục (Viperidae): rắn lục (Green pit viper), rắn chàm quạp (calloselasma rhodostoma, tên khác malayan pit viper), nạn nhân rắn chàm quạp thường là công nhân nông trường cao su.

Các phương pháp sơ cứu:

–        Trấn an nạn nhân.

–        Bất động chi bị cắn bằng dây đeo, thanh gỗ hoặc thanh kim loại (cử động hoặc co cơ làm gia tăng hấp thu nọc rắn vào mạch bạch huyết, vào máu).

–        Nếu bị cắn bởi rắn biển, rắn hổ, cạp nong, cạp nia…sử dụng phương pháp băng ép – bất động..

–          Tránh bất cứ can thiệp nào tại vết cắn vì có thể gây ra nhiễm trùng, gia tăng hấp thu nọc độc, tăng chảy máu tại vết cắn.

Phương pháp băng ép – bất động:

Đây là phương pháp làm chậm sự hấp thu nọc rắn tỳ’ vết cắn, tốt nhất là dùng băng thun rộng khoảng 10cm, dài khoảng 4,5m, nếu không có dùng bất cứ cuộn vài nào có sẵn, quấn chặt quanh toàn bộ chi bị cắn bắt đầu từ ngón tay hoặc ngón chân đi lên, sau đó quấn luôn cả thanh gồ hoặc thanh kim loại cố định chi bị cắn. Băng được quấn chặt như những trường hợp bị bong gân nhưng không quá chặt đến độ mất hết mạch ngoại vi hoặc ngón tay không thể trượt giữa các lớp vải. Không được mở băng cho đến khi nạn nhân được chở đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế có đủ các phương tiện hồi sức cấp cứu. Phương pháp này áp dụng cho nạn nhân của các loài rắn có độc tố tác động trên hệ thần kinh (rắn biển, rắn hổ, cạp nong, cạp nia), không dùng cho các nạn nhân bị rắn lục hoặc rắn chàm quạp cắn vì làm gia tăng hoại tử tại vết cắn.

Vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện:

Sau khi sơ cứu, nạn nhân phải được nhanh chóng đưa đến bệnh viện một cách an toàn và dễ chịu nhất trong điều kiện có sẵn, tránh để nạn nhân cử động, nhát la chi bị cắn vì làm tăng hấp thu nọc độc vào máu. Nạn nhân phải được khiêng hoặc chở bằng xe đến bệnh viện, không để tự đi.

2. Đánh giá lâm sàng nhanh và xử trí cấp cứu tại bệnh viện:

Nạn nhân cần được nhanh chóng đánh giá về hô hấp, tuần hoàn

Các tình huống lâm sàng rắn độc cắn thường gặp:

Suy hô hấp, ngừng thở do nọc rắn gây liệt cơ hô hấp. Nạn nhân có thể bị suy hô hấp trong quá trình vận chuyển và đến bệnh viện trong tình trạng ngưng tim hoặc đã ngừng tim.

Tụt huyết áp hoặc sốc nặng do tác động trực tiếp của nọc rắn trên cơ tim, mạch máu (giãn mạch) hoặc do mất máu.

Tình trạng suy hô hấp nhanh chóng do nhiễm độc thần kinh nặng sau tháo garo hoặc băng ép.

–       Ngưng tim do tăng kali máu do nọc rắn (rắn biển) gây hủy cơ vân.

– Tổn thương thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết biến chứng của hoại tử và nhiễm khuẩn tại chỗ.

 

Khám:

Tại nơi cần, tìm các dấu hiệu:

–       Dấu răng

–       Đau tại vết cắn

– Sưng, nóng, đỏ, đau có thể toàn bộ chi bị cắn lan đến thân mình

– Viêm mạch bạch huyết có liên quan

–       Hạch bạch huyết liên quan sưng đau

–       Nổi bóng nước, có thể xuất huyết trong bóng nước

–       Chảy máu từ vết cắn, vết rạch

–       Nhiễm trùng tại chỗ, tạo áp xe

–       Hoại từ da và tổ chức dưới da.

Loại rắn Tại chỗ Biểu hiện chính toàn thân Biểu hiện khác
Rắn lục

Rắn chàm quạp

Chảy máu vết cắn, nổi bóng nước, xuất huyết trong bóng nước, sưng nề lan rộng, hoại tử do nhiễm khuẩn hoặc chèn ép khoang Rối loạn đông máu Sốc do mất máu
Rắn hổ Viêm tại chỗ nhanh chóng lan toàn bộ chi, có khi đến cả thân người, hoại tử xuất hiện sớm và lan rộng Nhiễm độc thần kinh Trẻ em thường có loạn nhịp tim, tụt huyết áp
Rắn cạp nong

Rắn cạp nia

Không biểu hiện gì ngoài vết răng của rắn Nhiễm độc thần kinh, thường giãn cả đồng tử Tụt huyết áp (do giãn mạch) Tăng huyết áp Hạ Na máu (SIADH)
Rắn biển Không biểu hiện gì ngoài vết răng của rắn Nhiễm độc thần kinh Huỷ cơ vân toàn thân

 

3. Các xét nghiệm cận lâm sàng:

–           Đông máu toàn bộ: cho thấy rối loạn theo kiểu DIC có tiêu sợi huyết thứ phat ở các bệnh nhân rắn lục và rắn chàm quạp cắn (TQ dài, TCK dài, tiểu cầu giảm, fibrinogen giảm, ethanol dương tính, von kaulla dương tính).

–           Khí máu động mạch: toan hô hấp cấp ở các bệnh nhân rắn hổ, rắn cạp nong, cạp nia, rắn biển cắn.

–           Công thức máu: hồng cầu giảm trong trường hợp có xuất huyết; bạch cầu tăng trong tất cả các trường hợp rắn độc cắn, tiểu cầu giảm trong trường hợp rắn lục, rắn chàm quạp cắn.

–           SGOT, SGPT, creatine kinase tăng trong trường hợp có hoại tử vết cắn, đặc biệt tăng cao trong trường hợp huỷ cơ toàn thân do rắn biển cắn.

–           BUN, creatinin tăng trong trường hợp có tổn thương thận cấp.

–           Ion đồ: kali tăng trong trường hợp hủy cơ vân hoặc tổn thương thận cấp.

– Tổng phân tích nước tiểu: tìm máu, Hb, myoglobin.

4. Điều trị rắn độc cắn

Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn

Huyết thanh kháng nọc rắn là globulin miễn dịch tinh chế từ huyết thanh của ngựa hoặc cừu đã được miễn dịch bằng nọc của một loại rắn (huyết thanh kháng nọc đơn giá) hoặc của nhiều loại rắn (huyết thanh kháng nọc đa giá)

–           Chỉ định huyết thanh kháng nọc rắn: huyết thanh kháng nọc rắn có thể gây tác dụng phụ sốc phản vệ có thể chết người, vì vậy cần cân nhắc lợi hại trước khi cho huyết thanh kháng nọc, chỉ định khi bệnh nhân có một hoặc nhiều các biểu hiện sau:

–       Chèn ép khoang

–       Huyết khối mạch máu

–       Chi bị hoại tử do garrot quá chặt trong thời gian lâu hoặc do chèn ép khoang

Xem thêm : DIC – Đông máu nội mạch lan tỏa

Tags: #Hồi sức cấp cứu, #Cấp cứu rắn độc cắn

Tài liệu tham khảo: Hồi sức cấp cứu, chống độc. PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo, Đại học Y dược TPHCM


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *