Dấu hiệu bệnh giang mai: Nhận diện và ứng phó kịp thời

Bệnh giang mai (GM) là một bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, là bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Diễn tiến qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm lâm sàng riêng của từng giai đoạn, tiến triển mạn tính nếu không điều trị. Thương tổn chủ yếu ở da/ niêm mạc, cơ quan: bạch huyết, cơ, xương khớp, tim mạch và thần kinh. 30% bệnh nhân không điều trị sẽ tiến triển thành giang mai tim mạch và giang mai thần kinh.

benh-giang-mai

1. Đặc điểm vi khuẩn giang mai:

Xoắn khuẩn ưa khí, di động, không quan sát được trên kính hiển vi thường, không nuôi cấy được.

✓Sống vài giờ ở ngoài cơ thể, chết nhanh chóng nơi khô; ẩm ướt có thể sống hai ngày, sống lâu ở nhiệt độ lạnh, ở 56 độ C chết trong vòng 15 phút, nhiệt độ thích hợp là 37 độ C, phân bào chậm (30-36 giờ)

✓Xà phòng và các chất sát khuẩn có thể diệt được vi khuẩn giang mai trong vài phút.

Đường lây truyền

➢ Qua da, niêm mạc qua trầy khi tiếp xúc tình dục

➢ Đường máu

➢ Nhau thai: từ mẹ sang con.

Sự lan truyền trong cơ thể thông qua mạch bạch huyết, máu đến các cơ quan và hệ thần kinh ( bất kỳ giai đoạn nào).

2. Triệu chứng bệnh giang mai theo giai đoạn

Giai đoạn I:

        Săng: là một vết trợt, lở, giới hạn rõ, bờ không đều, nền cứng, màu đỏ như thịt, đáy sạch, không đau.

        Hạch: xuất hiện # 5-6 ngày sau sang, cùng bên với săng, có thể có nhiều hạch, Nhiều hạch tụ thành nhóm lớn nhỏ không đều, có 1 hạch lớn gọi hạch trưởng nhóm.

Hạch chắc, không viêm, không đau, không làm mủ.. Lành sau 1-2 tuần nếu trị, 3-6 tuần nếu không trị.

        Không săng: 15-20%, thường do đã xài kháng sinh.

Chẩn đoán giang mai I:

  1. Dựa lâm sàng: Thời gian ủ bệnh + đặc tính săng/ hạch
  2. Vi trùng học: xem kính hiển vi nền đen thấy VK 6-14 vòng xoắn, dài 7- 12 μm di động
  3. Huyết thanh học

▪ Nếu săng < 2 tuần → FTA hay TPHA

▪ Săng > 2 tuần → VDRL

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT GIANG MAI I:

  1. Săng hạ cam mềm
  2. Herpes sinh dục: mụn nước chùm, ngứa/ rát (±), lành 1-2 tuần, hay tái phát.
  3. Săng ghẻ: sẩn, mụn nước , ngứa về đêm (kẽ ngón tay, chân, rốn), nhiều người trong

gia đình bị ngứa

  1. Vết trầy do chấn thương: hỏi bệnh sử
  2. Bệnh hột xoài

Giai đoạn II:

        Từ 6-8 tuần sau khi có săng, xoắn khuẩn đi vào máu, lan tràn, có tính chất rất lây.

Triệu chứng: mệt mỏi, biếng ăn, nhức đầu, đau ngực, cơ, khớp, hơn 80% bệnh nhân có biểu hiện ở da, hạch toàn thân.

Phát ban thường có  4 dạng

+ Đào ban (roseole): Là những dát đỏ, không thâm nhiễm, không ngứa, không đau. Khu trú chủ yếu ở hai bên mạng sườn, mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Đào ban xuất hiện ở da đầu gây rụng tóc. Đào ban tồn tại một thời gian, không điều trị gì cũng mất đi để lại vết nhiễm sắc tố loang lổ.

+ Mảng niêm mạc: là vết trợt rất nông của niêm mạc, bề mặt thường trợt ướt, đôi khi hơi nổi cao, sần sùi hoặc nứt nẻ đóng vảy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn nên rất lây. Vị trí thường gặp ở các niêm mạc mép, lỗ mũi, hậu môn, âm hộ, rãnh quy đầu.

+ Vết loang trắng đen: là những di tích còn lại của đào ban, sẩn tạo thành các vết loang trắng đen loang lổ. Nếu thương tổn tập trung ở cổ thì gọi là “vòng vệ nữ”.

+ Viêm hạch lan tỏa: có thể thấy hạch ở bẹn, nách, cổ, dưới hàm, ụ ròng rọc. Hạch to nhỏ không đều, không đau, không dính vào nhau. Trong hạch có nhiều xoắn khuẩn.

+ Nhức đầu: thường hay xảy ra về ban đêm.

+ Rụng tóc: rụng đều, làm tóc bị thưa dần, còn gọi là rụng tóc kiểu “rừng thưa”.

Giang mai muộn (GM III): 

Giang mai thời kỳ III: vào khoảng năm thứ 3 của bệnh. Ngày nay ít gặp giang mai thời kỳ III vì người bệnh thường được phát hiện và điều trị sớm bằng penicilin. Ở thời kỳ này thương tổn có tính chat khu trú, phá hủy tổ chức, gây nên những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho người bệnh. Khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế. Các thương tổn giang mai III gồm:

+ Đào ban giang mai III: là những vết màu hồng, sắp xếp hình vòng cung, tiến triển rất chậm, tự khỏi, không để lại sẹo.

+ Củ giang mai: thương tổn ở trung bì, nổi lên thành hình bán cầu có đường kính khoảng 5-20mm, giống như hạt đỗ xanh. Các củ có thể đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành đám, nhưng thường sắp xếp thành hình nhẫn, hình cung hoặc vằn vèo. Cũng có khi loét ra và đóng vảy tiết đen.

+ Gôm giang mai (gomme): thương tổn chắc ở hạ bì, tiến triển qua 4 giai đoạn: bắt đầu là những cục cứng dưới da, sờ giống như hạch, dần dần các cục này to ra, mềm dần và vỡ chảy ra dịch dính giống như nhựa cao su, tạo thành vết loét và vết loét dần dần lên da non rồi thành sẹo. Gôm có thể nhiều hoặc ít và có thể khu trú vào bất kỳ chỗ nào. Vị trí thường gặp là mặt, da đầu, mông, đùi, mặt ngoài phần trên cẳng chân,… Ở niêm mạc, vị trí thường gặp là miệng, môi, vòm miệng, lưỡi, mũi, hầu.

Giang mai kín: được xem là giai đoạn giữa thời kỳ 2 đến thời kỳ 3, là thời kỳ không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh chỉ được phát hiện qua xét nghiệm huyết thanh. Giang mai kín sớm là trong vòng 2 năm từ khi mắc bệnh và giang mai kín muộn trên 2 năm.

Giang mai bẩm sinh: do người mẹ mắc bệnh giang mai lây cho thai nhi. Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ người mẹ vào bào thai mà có thể xảy ra các trường hợp sẩy thai hoặc thai chết lưu, trẻ đẻ non và có thể tử vong.

3. Điều trị 

3.1 Nguyên tắc điều trị

    Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn lây lan, đề phòng tái phát và di chứng.

    Điều trị đồng thời cho cả bạn tình của người bệnh.

3.2Điều trị cụ thể

Penicillin được lựa chọn, chưa có trường hợp nào xoắn khuẩn giang mai kháng penicillin.

    Cơ chế tác dụng của penicillin:

+ Penicillin có tác dụng diệt xoắn khuẩn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn xoắn khuẩn sinh sản, phân chia.

Giang mai sớm (Giang mai thời kì I và năm đầu của giang mai thời kì II, Giang mai kín sớm):

+ Benzathin Penicillin G, 2.4 triệu UI: Tiêm mông, liều duy nhất (giang mai I) hoặc liều đôi (giang mai II sơ phát, giang mai kín sớm), mỗi bên mông 1.2 triệu UI. Hoặc

+ Penicillin Procain G: Tiêm bắp 1 triệu UI mỗi ngày chia 2, trong 15 ngày.

Giang muộn/ Giang mai III:

+ Benzathin Penicillin G, 2.4 triệu UI: Tiêm mông, 3 liều trong 3 tuần liên tiếp.

Thay thế: Doxycyclin 100mg x2 lần/ngày. 

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *