Tương tác thuốc giữa Atorvastatin và Gemfibrozil

Atorvastatin và Gemfibrozil là hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề liên quan đến mỡ máu. Tuy nhiên, khi được sử dụng đồng thời, hai loại thuốc này có thể tương tác với nhau và gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tương tác thuốc giữa Atorvastatin và Gemfibrozil, cơ chế tác động và cách quản lý tương tác này để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc này.

1.Tổng quan về thuốc Atorvastatin 

Atorvastatin thuộc nhóm thuốc ức chế men khử HMG-CoA (Statin) là nhóm thuốc hạ lipid được sử dụng trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh tim mạch vành 

Atorvastatin – nhóm Statin
Atorvastatin – nhóm Statin

1.1 Chỉ định 

Atorvastatin được FDA chấp thuận để ngăn ngừa các biến cố tim mạch ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch và cả những bệnh nhân có cấu hình lipid bất thường

(1) Phòng ngừa chính: Đối với những bệnh nhân không mắc bệnh mạch vành nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ, Atorvastatin làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thủ thuật tái tạo mạch máu và đau thắt ngực. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 không có bệnh mạch vành nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ, Atorvastatin cũng hỗ trợ giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

(2) Phòng ngừa thứ cấp: Atorvastatin được sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu (tăng Triglyceride máu, rối loạn -lipoprotein máu nguyên phát, tăng Cholesterol máu, …) 

1.2 Cơ chế hoạt động 

Atorvastatin ức chế cạnh tranh 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase. Bằng cách ngăn chặn quá trình chuyển đổi HMG-CoA thành Mevalonate, thuốc làm giảm sản xuất Cholesterol trong gan. Atorvastatin cũng làm tăng số lượng thụ thể LDL trên bề mặt tế bào gan. Ở những bệnh nhân tăng Cholesterol máu được di truyền từ gia đình, bệnh nhân rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng Triglyceride máu, Atorvastatin được chứng minh làm giảm Cholesterol toàn phần (TC), LDL-C và VLDL-C trong khi làm tăng HDL-C. Ở những bệnh nhân bị rối loạn -lipoprotein máu, thuốc có tác dụng làm giảm IDL-C

1.3 Liều dùng 

Atorvastatin có sẵn dưới dạng viên nén với hàm lượng lần lượt 10, 20, 40 và 80mg

Liều bình thường

  • Cường độ trung bình: 10 – 20mg
  • Cường độ cao: 40 – 80mg 

Liều cho người suy thận: không cần điều chỉnh liều khi chức năng suy thận suy giảm vì Atorvastatin và các chất chuyển hóa không thải trừ qua thận 

Liều cho người suy gan: nồng độ Atorvastatin trong huyết tương tăng khi dùng cho bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính do đó nên thận trọng hoặc cân nhắc đổi thuốc khác

1.4 Tác dụng phụ 

Các tác dụng phụ thường gặp đối với bệnh nhân dùng Atorvastatin bao gồm: đau khớp, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, viêm mũi họng, mất ngủ, nhiễm trùng đường tiết niệu và đau tứ chi

1.5 Chống chỉ định 

Chống chỉ định của Atorvastatin bao gồm những bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, trong thời kỳ mang thai hoặc ở những bệnh nhân nữ có thể mang thai, phụ nữ đang cho con bú 

2. Thông tin chung về thuốc Gemfibrozil

Gemfibrozil là một tác nhân Acid Fibric (Fibrate) đã được FDA chấp thuận để kiểm soát chứng tăng triglycerid máu (đặc biệt là trong tăng lipid máu loại IV và V) đặc biệt đối với những bệnh nhân không có đáp ứng điều trị đầy đủ với các biện pháp ăn kiêng

Gemfibrozil – nhóm Fibrate
Gemfibrozil – nhóm Fibrate

2.1 Chỉ định 

Gemfibrozil là một loại thuốc hữu ích để giảm chất béo trung tính ở những bệnh nhân có nồng độ chất béo trung tính trong huyết thanh rất cao. Ngoài ra, thuốc cũng được chấp thuận để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành (Loại IIb), đặc biệt ở những bệnh nhân không có tiền sử mắc các triệu chứng bệnh tim mạch vành. Bên cạnh đó, Gemfibrozil cũng mang lại tác dụng có lợi cho những bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với việc giảm cân, điều trị bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và các loại thuốc khác. Một số thử nghiệm lâm sàng chứng minh Gemfibrozil có thể được sử dụng một cách an toàn và có tiềm năng hiệu quả như một phương pháp điều trị hỗ trợ cho trẻ em mắc bệnh Lipofuscinose tế bào thần kinh muộn và các bệnh tích trữ lipid khác

2.2 Cơ chế hoạt động 

Gemfibrozil hoạt động bằng cách kích hoạt thụ thể Alpha-Peroxisome proliferator-activated (PPAR-alpha) tạo ra những thay đổi trong quá trình chuyển hóa Lipid, từ đó làm giảm mức chất béo trung tính trong huyết tương và tăng lipoprotein mật độ cao (HDL). PPAR-alpha tạo ra sự điều chỉnh tăng của lipoprotein lipase (LPL) trong mô mỡ và cơ, dẫn đến giảm mức chất béo trung tính. Gemfibrozil ức chế quá trình phân giải mỡ ngoại biên và làm giảm quá trình loại bỏ các acid béo tự do ở gan, do đó làm giảm sản xuất Triglyceride ở gan

2.3 Liều lượng 

Gemfibrozil có sẵn ở dạng viên uống 600mg 

Liều khuyến cáo cho chứng tăng Triglyceride máu là 600mg/12h và nên dùng thuốc 30 phút trước bữa ăn sáng và tối 

Liều khuyến cáo tối đa cho người lớn: 1200mg/ngày 

2.4 Tác dụng phụ 

Các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị bằng thuốc Gemfibrozil như đau bàng quang, nước tiểu có máu hoặc đục màu, ho hoặc khan tiếng, đi tiểu khó khăn, sốt hoặc ớn lạnh, thường xuyên muốn đi tiểu, đau lưng

2.5 Chống chỉ định 

Không dùng thuốc Gemfibrozil bao gồm các bệnh nhân rối loạn chức năng gan hoặc thận nặng, sỏi mật, bất thường túi mật, quá mẫn cảm

3. Tương tác thuốc giữa Amiodaron và Gemfibrozil

3.1 Mức độ tương tác từ nhiều nguồn 

Lexicomp: Nghiêm trọng 

Micromedex: Nghiêm trọng 

Drugs interaction: Nghiêm trọng 

3.2 Cơ chế tương tác thuốc giữa Amiodaron và Gemfibrozil

Tương tác thuốc theo cơ chế tương tác dược động học: Gemfibrozil ức chế OATP1B1 làm giảm vận chuyển Atorvastatin vào gan

3.3 Hậu quả tương tác thuốc 

Tăng nồng độ Atorvastatin trong huyết thanh

Tăng nguy cơ bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân cấp

3.4 Cách xử trí 

Chống chỉ định phối hợp

Trong trường hợp bắt buộc sử dụng dẫn chất Fibrat, thay thế Gemfibrozil bằng Fenofibrat nhưng cần thận trọng khi phối hợp.

 


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *