Thực phẩm chứa vitamin K ảnh hưởng đến Warfarin như thế nào?

Warfarin là một loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị đông máu trong các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, khi sử dụng Warfarin, cần phải hạn chế một số loại thực phẩm chứa vitamin K, bởi vì vitamin K là chất giúp đông máu và có thể làm giảm hiệu quả của Warfarin. Do đó, việc hiểu rõ về những thực phẩm chứa vitamin K sẽ giúp cho bệnh nhân sử dụng Warfarin có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc

1.Tìm hiểu chung 

1.1 Sơ lược về vitamin K

“Vitamin K” tên chung của một họ các hợp chất có cấu trúc hóa học phổ biến là 2-metyl-1,4-naphthoquinone và là một loại vitamin tan trong chất béo có tự nhiên trong một số loại thực phẩm và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Những hợp chất này bao gồm phylloquinone (vitamin K1) và menaquinone (vitamin K2). Phylloquinone hiện diện chủ yếu trong các loại rau lá xanh và là dạng vitamin K chính trong chế độ ăn uống, Menaquinones, chủ yếu có nguồn gốc từ vi khuẩn và chỉ với số lượng ít trong các loại thực phẩm lên men và có nguồn gốc động vật khác nhau

Vitamin K
Vitamin K

Vitamin K có chức năng như một coenzyme cho carboxylase, một loại enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp protein liên quan đến quá trình cầm máu (đông máu) và chuyển hóa xương. Trong đó, Prothrombin (yếu tố đông máu II) là một protein phụ thuộc vào vitamin K trong huyết tương có liên quan trực tiếp đến quá trình đông máu

Các khuyến nghị về lượng vitamin K và các chất dinh dưỡng khác được cung cấp trong khẩu phần tham khảo của chế độ ăn uống (DRIs) được phát triển bởi Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) tại Viện Y học của Học viện Quốc gia. Trong đó, lượng hấp thụ đầy đủ (AI) đối với vitamin K được khuyến cáo như sau 

  • Trẻ sơ sinh < 6 tháng: 2mcg cho cả nam và nữ 
  • 7 – 12 tháng: 2,5 mcg cho cả nam và nữ 
  • 1 – 3 tuổi: 30mcg cho cả nam và nữ 
  • 4 – 8 tuổi: 55mcg cho cả nam và nữ
  • 9 – 13 tuổi: 60mcg cho cả nam và nữ 
  • 14 – 18 tuổi: 75mcg cho cả nam và nữ 
  • 19 tuổi trở lên: 120mcg cho nam và 90mcg cho nữ 

1.2 Tổng quan về thuốc Warfarin

Chỉ định: Warfarin là một loại thuốc nằm trong nhóm thuốc chống đông máu và được sử dụng trong dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch và các biến cố thuyên tắc huyết khối. Warfarin sử dụng lâm sàng được FDA chấp thuận trong các trường hợp: (1) Dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc phổi phát sinh, (2) Dự phòng và điều trị biến chứng thuyên tắc huyết khối do rung nhĩ hoặc thay van tim, (3) Giảm nguy cơ tử vong, nhồi máu cơ tim tái phát và các biến cố thuyên tắc huyết khối (đột quỵ) sau nhồi máu cơ tim

Warfarin
Warfarin

Cơ chế hoạt động: Warfarin ức chế cạnh tranh phức hợp vitamin K epoxide reductase 1 (VKORC1), một loại enzyme thiết yếu để kích hoạt vitamin K có sẵn trong cơ thể. Từ đó, Warfarin làm giảm quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX và X ở gan cũng như các yếu tố điều hòa đông máu protein C và protein S

Dược động học của thuốc: Warfarin được sử dụng dưới dạng đường uống

  • Hấp thu: Warfarin hấp thu nhanh và hoàn toàn 
  • Phân bố: Thể tích phân bố nhỏ (Vd = 0,14L/kg) và thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 99%
  • Chuyển hóa: Warfarin chuyển hóa ở gan chủ yếu thông qua enzyme CYP2C9 và một phần chuyển hóa qua các enzyme CYP2C8, CYP2C19, CYP1A2, CYP3A4
  • Thải trừ: Warfarin được thải trừ chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa bằng cách lọc qua cầu thận với thời gian bán hủy từ 20 – 60 giờ 

Tác dụng phụ nghiêm trọng của Warfarin bao gồm chảy máu và xuất huyết nghiêm trọng (xuất huyết nội sọ, xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết khớp,…) có thể xảy ra ở hầu hết mọi vị trí trên cơ thể. Các tác dụng phụ phổ biến khác bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và thay đổi vị giác. Các trường hợp hiếm gặp: hội chứng ngón chân tím, hoại tử da

Warfarin có một số chống chỉ định và cân nhắc lâm sàng khi sử dụng ở những bệnh nhân: quá mẫn, cơ thể dễ xuất huyết, dọa sảy thai, sản giật hoặc tiền sản giật, mang thai, tăng huyết áp ác tính, gây tê vùng khối thắt lưng, chọc dò tủy sống

2.Thực phẩm chứa vitamin K ảnh hưởng đến Warfarin

2.1 Các thực phẩm chứa vitamin K

Thực phẩm chứa vitamin K
Thực phẩm chứa vitamin K
Vitamin K rất cao 

(> 100mcg/khẩu phần)

Vitamin K cao 

(25 – 100mcg/khẩu phần)

Vitamin K thấp 

(< 25mcg/khẩu phần)

Cải xoăn sống / nấu chín Bắp cải sống Cà rốt
Rau bina sống / nấu chín Húng quế khô  Chuối
Bông cải xanh nấu chín  Rau diếp khô Hạt điều 
Củ cải xanh nấu chín  Quả kiwi Nấm trắng 
Cải Brussels nấu chín  Đậu xanh nấu chín  Dưa chuột 
Rau mùi tây tươi Mayonnaise Ớt chuông sống
Bơ thực vật Cá ngừ Cần tây
Xà lách trộn  Măng tây  Bí ngòi 

2.2 Thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng đến Warfarin

Rượu bia: Rượu có thể thay đổi cách hoạt động của Warfarin trong cơ thể nên cần giảm hoặc tránh sử dụng rượu khi đang dùng Warfarin. Khi say rượu có thể làm tăng nồng độ Warfarin và làm tăng chỉ số INR, từ đó làm nguy cơ bị chảy máu cao hơn

Nước ép nam việt quất: Mặc dù nước ép nam việt quất chứa ít vitamin K nhưng vẫn có thể tương tác với Warfarin. Một số báo cáo trường hợp cho thấy uống một lượng lớn nước ép nam việt quất làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng đồng thời với Warfarin

Trà xanh: Trong báo cáo đã đề cập rằng sự tương tác giữa Warfarin và trà xanh là do lượng vitamin K trong một lượng lớn trà xanh

Xoài: Xoài chứa một thành phần có thể làm tăng nồng độ Warfarin trong cơ thể và tăng chỉ số INR

3.Vì sao chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hoạt động và liều lượng sử dụng của Warfarin

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến lượng Warfarin. Nguyên nhân do liều Warfarin dựa trên chỉ số xét nghiệm đo tốc độ cục máu đông (INR). Khi sử dụng thuốc Warfarin, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra mức INR. Những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể thay đổi INR ngay cả khi lượng Warfarin không đổi. Cụ thể nếu bệnh nhân sử dụng nhiều vitamin K có thể làm giảm INR

 


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *