7 lời khuyên khi dùng thuốc như Levothyroxine cho bệnh suy giáp

Levothyroxine là một loại thuốc được sử dụng để cung cấp hormone tuyến giáp bị thiếu hụt trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 7 lời khuyên quan trọng hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc  điều trị và cách quản lý bệnh suy giáp một cách tốt nhất.

1.Tìm hiểu chung về bệnh suy giáp

Suy giáp được hiểu là bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp không  sản xuất đủ hormone tuyến giáp  để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình con bướm ở phía trước cổ và tiết ra các hormone tuyến giáp giúp kiểm soát cơ thể sử dụng năng lượng, do đó hoạt động của tuyến giáp đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, nếu không tiết đủ lượng hormone tuyến giáp nhiều chức năng cơ thể sẽ hoạt động chậm lại. Gần 5 trong số 100 người Mỹ từ 12 tuổi trở lên bị suy giáp, mặc dù hầu hết các trường hợp đều nhẹ hoặc có ít triệu chứng rõ ràng. 

Bệnh suy giáp
Bệnh suy giáp

Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh suy giáp hơn nam giới và bệnh phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Các đối tượng có nhiều khả năng bị suy giáp nếu từng có tiền sử về tuyến giáp (bướu cổ), đang điều trị bằng bức xạ chỗ tuyến giáp, tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp, hội chứng Turner

Khi mắc phải bệnh suy giáp, các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra bao gồm: tăng lượng Cholesterol, hôn mê phù niêm, thậm chí có thể tử vong

Suy giáp có nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau ở nhiều người như mệt mỏi, tăng cân, đau khớp và cơ, da khô, kinh nguyệt không đều, nhịp tim chậm, trầm cảm,…Do suy giáp tiến triển chậm nên các triệu chứng của bệnh có thể biểu hiện từ từ trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Trong số các triệu chứng, mệt mỏi và tăng cân đột ngột là phổ biến nhất 

Có nhiều nguyên nhân gây suy giáp xuất phát từ: bệnh nhân mắc bệnh Hashimoto, viêm tuyến giáp, bẩm sinh, xạ trị tuyến giáp, sử dụng một số loại thuốc, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp

Suy giáp được điều trị bằng cách thay thế các hormone tuyến giáp. Levothyroxine là loại thuốc nội tiết tuyến giáp được kê đơn dạng viên nén để kiểm soát tiến triển của bệnh suy giáp 

2.Các loại thuốc phổ biến điều trị bệnh suy giáp

2.1 Tổng quan về thuốc Levothyroxine

Levothyroxine thường được coi là thuốc lựa chọn đầu tiên cho bệnh suy giáp

Levothyroxine
Levothyroxine

Chỉ định: Levothyroxine đường uống được FDA chấp thuận để điều trị suy giáp nguyên, thứ phát và ức chế Thyrotropin tuyến yên để hỗ trợ cho phẫu thuật. Ngoài ra, thuốc tiêm Levothyroxine được phê duyệt để điều trị hôn mê phù niêm hoặc suy giáp nặng

Cơ chế hoạt động: Levothyroxine (T4) là phiên bản tổng hợp của hormone tuyến giáp tự nhiên của cơ thể. Thông thường, vùng dưới đồi tiết ra hormone giải phóng thyrotropin (TRH), sau đó kích thích tuyến yên trước tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và kích thích tuyến giáp tiết ra 80% thyroxine (T4), 20% L-triiodothyronine (T3). 50% thyroxine (T4) được chuyển đổi thành chất chuyển hóa có hoạt tính L-triiodothyronine (T3). Các hormone tuyến giáp sau đó hoạt động bằng cách liên kết với các protein thụ thể tuyến giáp có trong nhân tế bào. Khi đã ở bên trong nhân, các hormone tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phiên mã ADN để tăng chuyển hóa cơ thể bằng cách tăng tân tạo glucose, tổng hợp protein, huy động dự trữ glycogen và các chức năng khác. Do đó, Levothyroxine (LT4) hoạt động tương tự quá trình sản xuất T4 nội sinh của cơ thể bởi tuyến giáp

Tác dụng phụ: phản ứng dị ứng, phản ứng có hại với tim mạch (cơn đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, rung tâm nhĩ), phản ứng có hại với thần kinh (lo lắng, mất ngủ), phản ứng có hại đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, giảm cân), phản ứng có hại cho da liễu (phát ban, chảy mồ hôi,…)

Chống chỉ định: bệnh nhân cường giáp, rối loạn nhịp tim tích cực, viêm cơ tim cấp tính, nhiễm độc giáp, suy thượng thận chưa được điều trị, nhồi máu cơ tim cấp

2.2 Các loại thuốc khác 

Ngoài Levothyroxine, Liothyronine hoặc tuyến giáp khô (Armour Thyroid) thường được cân nhắc sử dụng nếu Levothyroxine không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, FDA hoặc Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ  không khuyến nghị các loại thuốc tuyến giáp khô

3.Cách sử dụng thuốc điều trị suy giáp đúng cách 

3.1 Cùng một loại thuốc điều trị suy giáp

Nồng độ hormone trong hầu hết các loại thuốc thay thế tuyến giáp có thể khác nhau một chút. Vì lý do này tốt nhất nên chọn thuốc có nguồn gốc từ cùng nhà sản xuất và không nên chuyển từ loại thuốc này sang loại thuốc khác mà không tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế. Mỗi loại thuốc từ một nhà sản xuất có một màu và/hoặc đánh dấu riêng nên phải đảm bảo xem xét kỹ nhãn hiệu để tránh nhầm lẫn

3.2 Sử dụng thuốc điều trị suy giáp khi bụng đói 

Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, đu đủ và các sản phẩm có chứa đậu nành, có thể ngăn cơ thể hấp thụ đủ lượng thuốc. Điều tương tự cũng xảy ra với cà phê, nước ép trái cây và các sản phẩm làm từ sữa. Đó là lý do tại sao uống thuốc nội tiết tố tuyến giáp khi bụng đói là rất quan trọng. Tốt nhất là uống hầu hết các loại thuốc tuyến giáp vào buổi sáng khi bụng đói – lý tưởng là 30 phút đến 1 giờ trước bữa ăn đầu tiên trong ngày. Mặc khác, nếu liều đầu tiên sử dụng vào buổi sáng không phát huy tốt, thay vào đó bệnh nhân nên dùng thuốc trước khi đi ngủ vì cơ thể hấp thụ thuốc điều trị suy giáp ổn định khi dùng ít nhất sau 2 giờ sau bữa ăn cuối cùng trong ngày

3.3 Không uống thuốc trong vòng 4 giờ sau khi uống thuốc bổ sung hoặc thuốc kháng acid có chứa Sắt, Nhôm hoặc Canxi

Các khoáng chất như sắt, nhôm và canxi có thể liên kết với Levothyroxine do đó có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu Levothyroxine đạt nồng độ điều trị. Vậy nên cần sử dụng các thuốc kháng acid hoặc các khoáng chất sau ít nhất 4 giờ sử dụng Levothyroxine

3.4 Tránh tự ý bổ sung các chất hỗ trợ hoặc thảo dược trong quá trình điều trị suy giáp

Tuyến giáp là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, sản xuất hormone tuyến giáp để điều tiết các hoạt động của cơ thể. Để sản xuất hormone tuyến giáp, cần một số loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tuyến giáp hoặc các chất bổ sung thảo dược mà không có sự chấp thuận của các chuyên gia y tế có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc điều trị tuyến giáp, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trước khi sử dụng chất bổ sung 

3.5 Dùng thuốc trong vài tuần để thuốc phát huy hết tác dụng 

Các triệu chứng suy giáp có thể gây khó chịu và thông thường các thuốc điều trị suy giáp mất một thời gian để đạt hiệu quả điều trị. Cụ thể, mất từ ​​1 đến 2 tuần để Liothyronine đạt mức tối ưu, Armor Thyroid mất nhiều thời gian hơn một chút khoảng 2 đến 3 tuần và Levothyroxine có thể mất từ ​​4 đến 6 tuần để giảm triệu chứng hoàn toàn. Do đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được yêu cầu đến xét nghiệm máu thường xuyên khi bắt đầu dùng thuốc để theo dõi liều lượng và đảm bảo hiệu quả điều trị 

3.6 Thận trọng về các tác dụng phụ thường gặp 

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc nội tiết tố tuyến giáp xảy ra khi liều lượng sử dụng quá vượt quá liều khuyến cáo. Một số tác dụng phụ thường gặp mà bệnh nhân ít để ý: lo lắng, đổ mồ hôi, mất ngủ, giảm cân bất thường,…Nếu các triệu chứng này xảy ra, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để kiểm tra nồng độ thuốc trong máu 

3.7 Không tự ý ngưng dùng thuốc điều trị suy giáp 

Liệu pháp thay thế tuyến giáp là phương pháp điều trị kéo dài cho hầu hết bệnh nhân điều trị suy giáp. Vì vậy, nếu ngưng dùng thuốc đột ngột, chứng suy giáp sẽ tái phát và không chỉ gây ra nhiều triệu chứng như cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng, chứng mất trí nhớ mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề về tim mạch. 

 

 

 


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *