Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, có nhiều chức năng khác nhau bao gồm giúp tiêu hóa thức ăn, lọc các chất độc hại khỏi máu, sản xuất mật và điều hòa mức đường trong máu. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có thể gây ra tổn thương cho gan, khiến cho cơ quan này không thể thực hiện chức năng của nó một cách hiệu quả. Dưới đây là danh sách 10 loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, và vì vậy, cần được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ và tuân thủ đầy đủ các chỉ định và liều lượng được chỉ định để giảm thiểu nguy cơ tổn thương gan và các vấn đề liên quan đến sức khỏe.1.Giới thiệu chung
1.Giới thiệu chung
1.1 Sơ lược về giải phẫu Gan
Gan nằm ở phần trên bên phải của khoang bụng, bên dưới cơ hoành và trên dạ dày, thận phải và ruột. Gan nặng khoảng 1,3 kg và được cung cấp máu từ 2 nguồn riêng biệt: (1) Máu giàu oxy chảy vào từ động mạch gan, (2) Máu giàu chất dinh dưỡng chảy từ tĩnh mạch cửa
Gan gồm 2 thùy chính và cả 2 thùy đều được tạo thành 1000 thùy nhỏ. Các tiểu thùy được nối với ống dẫn nhỏ nối với các ống dẫn lớn hơn để tạo thành ống gan chung. Ống gan chung vận chuyển mật do các tế bào gan tạo ra đến túi mật và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) qua ống mật chung
1.2 Chức năng của Gan
Gan là cơ quan thực hiện hơn 500 chức năng quan trọng trong đó một số chức năng phổ biến là:
- Sản xuất mật, giúp loại bỏ chất thải và phân hủy chất béo trong ruột non trong quá trình tiêu hóa
- Sản xuất một số protein cho huyết tương
- Sản xuất Cholesterol và Protein đặc biệt để giúp vận chuyển chất béo qua cơ thể
- Chuyển đổi Cholesterol dư thừa thành Glycogen dự trữ và tạo Glucose khi cơ thể cần giúp cân bằng
- Điều chỉnh nồng độ acid amin trong máu
- Chuyển đổi amoniac độc hại thành urê
- Điều hòa đông máu
- Tạo các yếu tố miễn dịch để chống nhiễm trùng huyết
- Giải phóng Bilirubin tránh sự tích tụ
Gan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thuốc
1.3 Một số triệu chứng của tổn thương gan
Một số triệu chứng phổ biến làm dấu hiệu tổn thương gan bao gồm: đau bụng, bụng sưng hoặc chướng bụng, màu nước tiểu đậm, buồn nôn, giảm cân bất thường, vàng da và mắt
2.Các loại thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương gan
2.1 Tylenol
Tylenol (Acetaminophen) là thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn (OTC) phổ biến. Mặc dù thuốc thường không gây độc cho gan khi liều được dùng nằm trong liều khuyến cáo và chỉ thỉnh thoảng mới dùng. Tuy nhiên nếu liều lượng lớn à/hoặc sử dụng lâu dài có thể gây tổn thương gan. Trên thực tế, chỉ một liều lượng lớn Tylenol có thể gây tổn thương gan hay còn gọi là quá liều Tylenol. Tylenol cũng có thể gây tổn thương gan nếu dùng quá thường xuyên — đặc biệt là trong thời gian dài. Và cần được chú ý ở các đối tượng hững người mắc bệnh nghiêm trọng, rối loạn sử dụng rượu hoặc các vấn đề về gan từ trước. Đối tượng sử dụng thuốc có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề về gan liên quan đến Tylenol khi không dùng nhiều hơn liều lượng khuyến nghị tối đa (4000mg/ngày), tránh uống rượu khi dùng thuốc, tránh dùng các thuốc giảm đau có chứa Acetaminophen khác chung lúc
2.2 Thuốc kháng sinh (Augmentin)
Augmentin (Amoxicillin/Clavulanate) là một loại kháng sinh phổ biến để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, tai và da. Đây là loại kháng sinh có nhiều khả năng gây tổn thương gan nhất. Tổn thương gan thường xảy ra trong vòng vài ngày đến 8 tuần sau khi bắt đầu điều trị bằng Augmentin. Điều này có nhiều khả năng ảnh hưởng đến nam giới, người lớn tuổi và những người đã dùng Augmentin nhiều lần liên tiếp nhưng không gây ra tác dụng lâu dài khi ngưng sử dụng thuốc
2.3 NSAID (Diclofenac)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được dùng để giảm đau, kháng viêm và giảm sốt. Diclofenac là một trong những NSAID có khả năng gây tổn thương gan nhất. Trong nhiều trường hợp, tổn thương đủ nghiêm trọng để làm tăng các xét nghiệm chức năng gan (LFT) nhưng không đủ để gây ra các triệu chứng. LFT đo men gan (protein) và số lượng tăng lên cho thấy tổn thương gan có thể xảy ra. Tổn thương gan nghiêm trọng hiếm gặp hơn nhưng nguy cơ cao hơn đối với phụ nữ và với liều lượng lớn hơn và/hoặc sử dụng lâu dài (hơn 4 tuần). Diclofenac cũng có dạng bôi ngoài da, chẳng hạn như gel, kem và miếng dán nhưng nguy cơ tổn thương gan thấp hơn
2.4 Amiodarone
Amiodarone (Pacerone) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim. Sự gia tăng LFT xảy ra ở 50% trường hợp dùng Amiodarone khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Amiodarone có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng hơn, ước tính 1% số người dùng thuốc. Do đó, FDA cảnh báo nghiêm trọng về nguy cơ thuốc khi sử dụng. Tổn thương gan liên quan đến Amiodarone phổ biến hơn ở những người dùng thuốc với liều lượng cao hơn và trong thời gian dài và cần thường xuyên kiểm tra chỉ số LFT để đảm bảo rằng việc điều trị
2.5 Allopurinol
Allopurinol (Zyloprim) là một loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa bệnh gút bùng phát. Một số người cũng dùng nó để ngăn ngừa một số loại sỏi thận. Và, hiếm gặp hơn, những người mắc bệnh ung thư dùng nó để ngăn ngừa một biến chứng gọi là hội chứng ly giải khối u. Allopurinol có thể gây ra sự gia tăng LFT nhẹ, ở khoảng 6% người dùng và các vấn đề về gan như là một phần của tình trạng rộng hơn được gọi là phản ứng thuốc với hội chứng tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS)
2.6 Thuốc chống động kinh (Phenytoin)
Thuốc chống động kinh đứng đầu nhiều danh sách là nguyên nhân tiềm ẩn gây tổn thương gan. Phenytoin (Dilantin) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất cho các vấn đề về gan và suy gan. Nhưng sự xuất hiện của tổn thương gan liên quan đến thuốc vẫn còn khá hiếm; nó xảy ra với tỷ lệ chưa đến 1 trên 1.000 người dùng Phenytoin. Tổn thương gan thường xảy ra từ 2 đến 8 tuần sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc và hầu hết các trường hợp tổn thương này sẽ khỏi trong vòng 1 đến 2 tháng sau khi ngừng điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc chống động kinh khác có liên quan đến các vấn đề về gan là Acid valproic (Depakene), Carbamazepine (Tegretol) và Lamotrigine (Lamictal)
2.7 Isoniazid
Isoniazid là một loại kháng sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh lao. Nhưng nó là một trong 10 loại thuốc có nhiều khả năng gây ra các vấn đề về gan nhiều nhất ở các quốc gia. Tăng LFT có thể ảnh hưởng đến 20% số người dùng Isoniazid nhưng chỉ có khoảng 1% người dùng thuốc bị tổn thương gan thực sự. Hầu hết các trường hợp có vấn đề về gan liên quan đến Isoniazid đều nhẹ và/hoặc khỏi trong vòng 1 tuần sau khi ngừng điều trị bằng thuốc nhưng thuốc cũng có cảnh báo về nguy cơ viêm gan nặng. Nguy cơ suy gan liên quan đến Isoniazid cao hơn đối với phụ nữ, người da đen, những người đang có vấn đề về gan và những người uống rượu hàng ngày
2.8 Azathioprine
Azathioprine (Imuran) là một loại thuốc cố tình ức chế hệ thống miễn dịch, thường được thực hiện sau khi cấy ghép nội tạng và để điều trị tình trạng tự miễn dịch. Azathioprine có thể gây ra một số loại tổn thương gan: tăng LFT nhẹ từ 1-5 năm sau khi điều trị bằng thuốc. Độc tính gan liên quan đến Azathioprine phổ biến nhất ở những người đã được cấy ghép. Ngừng điều trị bằng Azathioprine thường sẽ giải quyết những vấn đề này
2.9 Methotrexate
Methotrexate thường được sử dụng để điều trị ung thư và các bệnh tự miễn dịch nên được cảnh báo về nguy cơ nhiễm độc gan. Mức độ tổn thương khác nhau tùy thuộc vào liều lượng và thời gian điều trị. Liều cao được sử dụng làm tăng LFT nhưng liều cao không được dùng thường xuyên. Mặc dù liều uống hàng ngày thấp không có khả năng gây ra những thay đổi LFT lớn nhưng có thể khiến các đối tượng sử dụng có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc tiền sử tổn thương gan phổ biến ở những người sử dụng quá nhiều rượu hoặc béo phì
2.10 Thuốc trị ung thư khác
Nhiều loại thuốc trị ung thư – bao gồm hóa trị và tác nhân nội tiết tố – có thể gây ra các vấn đề về gan. Trong đó có Pembrolizumab (Keytruda) và Nivolumab (Opdivo), những loại thuốc này là chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (ICI) giúp hệ thống miễn dịch tác động lên các tế bào ung thư nhưng đôi khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lẫn vào các tế bào khỏe mạnh, điều này gây viêm gan ở 6% số người được điều trị bằng ICI
3.Kết luận
Nếu đang dùng một trong những loại thuốc trên có nguy cơ gây tác dụng phụ liên quan đến gan và xuất hiện các triệu chứng viêm gan kéo dài, đối tượng sử dụng thuốc cần nên tham khảo và trao đổi với các chuyên gia y tế để kiểm tra chỉ số LFT cũng như đưa ra quyết định đúng đắn trong việc điều trị
Leave a Reply