Bệnh nhân ngồi thẳng ở vị trí thông thường như chụp phim cận chóp bằng kỹ thuật phân giác vùng răng sau trừ khi sử dụng dụng cụ giữ phim. Nếu chụp hai phim mỗi bên thì đặt một phim ờ vùng răng hàm nhỏ và một phim ở vùng răng hàm lớn. Nếu chụp một phim mỗi bên thì trung tâm phim nằm giũa vùng răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Góc đứng của bóng phát tia trung bình là +8°. thay đổi một chút tuỳ từng bệnh nhân. Góc ngang của bóng phát tia vuông góc với mặt phẳng phim và chiếu qua kẽ răng.
Đặt góc ngang của côn định vị phải hết sức cẩn thận bởi vì có thê’ tia trung tâm không chiếu trực tiếp qua kẽ răng hoặc tia bị chếch về phía gần hay vé phía xa thay vì phải vuông góc vói mặt phẳng phim. Khi đó các cấu trúc răng ờ vùng tiếp giáp bị chồng bóng và sẽ rất khó khám hoặc hoàn toàn không thể phát hiện được các lỗ sâu nhỏ hay sâu răng tái phát. Như vậy, giá trị chần đoán của phim cánh cắn không còn nữa.
Khi chụp vùng răng sau phim phải đặt ngang, khi chụp vùng răng trước phim phải đặt dọc. Hai trường hợp ngoại lệ là: (1) Khi vùng răng sau cong nhiều hay có cấu trúc giải phẫu bất thường rất khó hoặc không thể lìm được một góc thích hợp dể cho tia xuyên qua kè răng. (2) Khi bệnh nhân tiêu xương nhiều, việc đặt phim theo chiều ngang sẽ không thấy hết mức độ tổn thương của cấu trúc nha chu. Khi đó giải quyết vấn để bị chồng bóng hay không xem được sự tiêu xương mức độ lớn thì phải dùng nhiều phim đật theo chiểu dọc. Đặt phim cẩn thận và phải đảm bảo rằng một nửa phim đạt ờ cung răng trên và một nửa ờ cung răng dưới. Độ cong của vòm miệng và lưỡi có thể gây trở ngại cho việc đặt phim. Khi đã đặt phim đúng vị trí, bào bệnh nhân cắn hai hàm lại theo tương quan rìa với rìa. Tấm cắn hay khối cắn phải thò ra để có thể nhìn thấy và giúp người chụp định vị được tia trung tâm vào giữa phim.
1. Các bước chụp phim cánh cắn vùng răng hàm lớn:
- Nếu không có phim cánh cắn thì dán cánh cắn vào phim thông thường hoặc nhét phim vào vòng cắn, thường dùng phim chuẩn số2. Nếu cẩn thiết có thể uốn cong, làm mềm các góc phim để phù hợp với độ cong cùa cung răng.
- Cầm tấm cắn và đặt nửa dưới của phim vào vùng răng hàm lớn dưới sao cho trung tâm phim ở vị trí răng sổ 7. Cạnh trước của phim đến phần xa của răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới.
- Giữ chặt tấm cắn sát bế mặt cắn của các răng hàm lớn dưới. Bảo bệnh nhân cắn hai hàm lại ờ tư thế cắn bình thường, cắn đúng vào tấm cắn là rất quan trọng giúp thấy được tương quan tốt cùa các răng trên phim. Đôi khi phải hướng dẫn bệnh nhân cấn trước khi đặt phim vào miệng. Nếu cắn giữ phim không chặt thì phim có thể bị trượt vào trong, lệch về xa hoặc lưỡi làm dịch chuyển phim và mặt phẳng cắn có thể bị nghiêng. Do vậy, cắn bảo bệnh nhân cắn chặt hai hàm.
- Điều chỉnh côn định vị đúng điểm vào là điểm giữa mặt phẳng cắn của răng số 6 hàm trên và hàm dưới. Đặt góc đứng của tia trung tâm khoảng +8”, góc ngang của tia vuông góc với mật phẳng phim và chiếu qua kẽ răng.
Để có thể nhìn thấy khoảng tiếp giáp giữa các răng một cách rõ ràng mà không bị chồng bóng thì phải hiểu cấu trúc giải phẫu của các răng hàm lớn. Mặt xa của răng hàm lớn thứ nhất và mặt gắn răng hàm lớn thứ hai hàm trên nghiêng so với mặt phẳng đứng dọc giữa khoảng 60″ đến 70″. Mặt xa của răng hàm lớn thứ hai và mật gần răng hàm lớn thứ ba hàm trên nghiêng so với mặt phẳng đứng dọc giữa khoảng 80 đến 90″. Độ nghiêng mặt bên của tất cả các răng hàm lớn hàm dưới về phía mặt phẳng đứng dọc giữa cũng khoảng 80 đến 90″. Bời vậy, góc ngang của bóng phát tia phải khoảng 80 đen 90″ mới thấy hết các vùng tiếp xúc giữa các răng hàm lớn.
2. Các bước chụp phim cánh cắn vùng răng hàm nhỏ
Được tiến hành tương tự vùng răng hàm lớn, có một số điểm khác như sau:
- Tư thế đầu bệnh nhân ở vị trí sao cho mặt phẳng cắn song song với mặt phẳng sàn. Đặt trung tâm phim tương ứng với ràng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới. Cạnh trước của phim phủ đen phần xa răng nanh hàm dưới.
- Đặt côn định vị hướng tới điểm vào là điểm trên mặt phẳng cắn giữa răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới và hàm trên.
3. Một số lợi ích khi chụp phim cánh cắn vùng răng sau:
3.1. Chẩn đoán các vấn đề liên quan đến răng và hàm:
Chụp phim cánh cắn vùng răng sau giúp chuyên gia nha khoa chẩn đoán các vấn đề liên quan đến răng và hàm như sâu răng, bị khớp hàm, đau răng, răng lệch, răng sứ, răng giả, răng ẩn, răng bị bẹp, răng lệch và các vấn đề khác.
3.2. Xác định vị trí của răng:
Chụp phim cánh cắn vùng răng sau giúp xác định vị trí của các răng trong hàm, giúp chuyên gia nha khoa đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.
3.3. Đánh giá tình trạng sức khỏe của xương hàm:
Chụp phim cánh cắn vùng răng sau cung cấp thông tin về sức khỏe của xương hàm, giúp chuyên gia nha khoa đánh giá tình trạng bệnh lý của xương và lập kế hoạch điều trị phù hợp.
3.4. Hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán và điều trị:
Khi chụp phim cánh cắn vùng răng sau, các hình ảnh được tạo ra sẽ giúp chuyên gia nha khoa chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời giúp theo dõi quá trình điều trị và đánh giá kết quả.
3.5. Tiết kiệm thời gian và chi phí:
Chụp phim cánh cắn vùng răng sau giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân và phòng khám nha khoa bởi vì các hình ảnh được tạo ra giúp chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
3.6. Phòng ngừa các vấn đề răng và hàm:
Chụp phim cánh cắn vùng răng sau giúp các chuyên gia nha khoa phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến răng và hàm, từ đó giúp phòng ngừa các vấn đề này phát triển thành những vấn đề nghiêm trọng hơn và tránh được việc phải tiến hành các điều trị phức tạp hơn.
Tóm lại, chụp phim cánh cắn vùng răng sau có rất nhiều lợi íchđối với bệnh nhân và chuyên gia nha khoa. Đó là một công cụ quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến răng và hàm, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của xương hàm, xác định vị trí của răng, hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí, và phòng ngừa các vấn đề răng và hàm phát triển thành những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nguồn tham khảo: Nha cơ sở tập 3
Leave a Reply