Các triệu chứng và phân loại của rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần là những  bệnh thể hiện tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động, nhận thức  của con người.  Khi đề cập đến sức khỏe, người ta quan niệm có 2 thành phần: sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Khi nói về sức khỏe thể chất chúng ta đề cập đến các hệ thống như tiêu hóa, tiết niệu- sinh dục, hô hấp, tim- mạch, thần kinh, cơ xương khớp, nội tiết…Còn khi nói đề sức khỏe tâm thần chúng ta chú tâm đến hệ tư duy, cảm giác- tri giác, cảm xúc, trí nhớ, nhận thức, hành vi, chú ý.

rối loạn tâm thần

1. Đại cương

Trước khi tìm hiểu về rối loạn tâm thần, chúng ta nên biết như thế nào là một người có sức khỏe tâm thần tốt. Có nhiều quan niệm khác nhau, trong bài này chỉ trình bày một quan niệm được nhiều người quan tâm nhất. Một người có sức khỏe tâm thần tốt là một người có các đặc điểm sau:

  • Một cuộc sống thật sự thoải mái.
  • Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác.
  • Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống.
  • Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ.
  • Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng (stress).

Như vậy khi nào một người có vấn đề sức khỏe tâm thần. Có người cho rằng người có vấn đề sức khỏe tâm thần khi hoạt động tâm thần bị lệch chuẩn. Rối loạn tâm thần là một sự xáo trộn của sự nhận thức (tức là tư duy), hành vi  hoặc cảm xúc, hoặc bất kỳ sự mất cân bằng giữa ba lĩnh vực đó. Tuy nhiên, định nghĩa đơn giản này không hữu ích nhiều trong thực hành lâm sàng. Theo DSM 5: Rối loạn tâm thần là một hội chứng đặc trưng bởi rối loạn đáng kể mặt lâm sàng về nhận thức, điều hòa cảm xúc hoặc hành vi nó phản ảnh loạn chức năng trong các quá trình tâm lý, sinh học và phát triển chịu trách nhiệm các chức năng tâm thần. Rối loạn tâm thần thường được phối hợp với sự khó chịu đáng kể hoặc khuyết tật về các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các hoạt động quan trọng khác. Các phản ứng được mong đợi hoặc phù hợp với văn hóa đối với các sang chấn trong cuộc sống hoặc sự mất mát, như chết người thân, không phải là rối loạn tâm thần. Các hành vi lệch lạc xã hội và các xung đột giữa cá nhân với xã hội thì không được coi là rối loạn tâm thần trừ khi sự xung đột hoặc lệch lạc đó xuất phát từ loạn chức năng của cá nhân đó.Tuy nhiên để đánh giá tốt hơn và dể hiểu hơn, chúng ta có thể quan niệm rối loạn tâm thần khi hoạt động tâm thần đó:

  • Thay đổi quá mức
  • Kéo dài
  • Ảnh hưởng đến chức năng hoạt động học tập/công việc, hoạt động trong gia đình hoặc hoạt động xã hội.

Chúng ta biết ai cũng có giai đoạn buồn, nhưng khi nào buồn đó được coi là trầm cảm. Trầm cảm là buồn quá mức, kéo dài hơn 2 tuần và buồn đến mức cá nhân đó không thể hoàn thành công việc tại cơ quan và không chăm sóc con cái được. Vấn đề uống rượu bia cũng vậy, uống rượu bia là hành vi bình thường của con người. Nhưng nếu uống quá nhiều, ngày nào cũng uống và vì uống rượu bia làm ảnh hưởng đến công việc và mối quan hệ trong gia đình.

2. Cách phân loại rối loạn tâm thần:

2.1. Các rối loạn tâm thần thực tổn: Bao gồm cả rối loạn  tâm thần triệu chứng, phần này bao gồm những rối loạn tâm thần có căn nguyên rõ rệt là

* Bệnh ở não,

* Chấn thương hoặc

* Thương tổn khác dẫn đến rối loạn chức năng não.

2.2. Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần: có hai nhóm bệnh chủ yếu: (1) có liên quan đến việc sử dụng như lạm dụng và ngộ độc và (2) các rối loạn tâm thần liên quan đến hậu quả của chất như hội chứng cai, mất trí.. Các chất tác động tâm thần như: ma tuý, rượu, các thuốc gây nghiện…

2.3. Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang tưởng: Trong nhóm này chủ yếu là các rối loạn loạn thần nội sinh. Trong đó bênh tâm thần phân liệt là rối loạn thường gặp nhất và quan trọng nhất của nhóm này.

2.4. Nhóm rối loạn cảm xúc (khí sắc): đặc trưng bằng một biến đổi cảm xúc (hoặc trầm cảm hoặc hưng cảm),có các rối loạn xảy ra trong thời gian ngắn, có loại xảy ra trong thời gian kéo dài.Có những bệnh chỉ có trầm cảm hoặc hưng cảm, nhưng có loại kết hợp cả hai. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ của rối loạn nó thể hiện bệnh lý khác nhau

2.5. Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể: Người ta nhấn mạnh nguyên nhân tâm lý của rối loạn này. Trong nhóm này thường kết hợp các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Có rối loạn bệnh nhân luôn phàn nàn về cơ thể, làm giảm chức năng của cơ thể, đặc biệt có trường hợp do sự bận tâm quá mức của bệnh nhân đối với cơ thể.

2.6. Các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các nhân tố cơ thể: các yếu tố cảm xúc kết hợp với loạn chức năng sinh lý. Các hành vi đề cập đến trong các rối loạn này là ăn uống, ngũ, tình dục. Các rối loạn này cơ nhiều nguyên hân khác nhau.

2.7. Rối loạn nhân cách và hành vi ở người thanh niên: trong nhóm bệnh này có 2 phần chính đó là rối loạn nhân cách  và rối loạn thói quen và xung động Rối loạn nhân cách là sự lệch lạc các hành vi bền vững, những đáp ứng không thay đổi với các tình huống trong xã hội và cá nhân. Không do các bệnh thực thể ở não và các bệnh tâm thần khác gây ra.

2.8. Chậm phát triển tâm thần: Một trạng thái ngừng hoặc không phát triển đầy đủ của trí não. Những kỷ năng tham gia hoạt động trí não (nhận thức, ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội..) bị suy giảm. Có các mức độ khác nhau. Dựa vào chỉ số IQ.

2.9. Các rối loạn về phát triển tâm lý: Rối loạn sự phát triển đặc hiệu của khả năng nói và ngôn ngữ.

– Các kỹ năng trường học

– Rối loạn phát triển lan toả như tự kỷ

Có các nét chung:

  • Bắt đầu thời kỳ bú mẹ hoặc thơ ấu
  • Liên quan đến sự phát triển hệ TKTƯ
  • Quá trình bền vững

Xem thêm: Tìm hiểu bệnh loạn thần là gì?


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *