Điện tâm đồ – ECG trong việc phát hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ

Điện tâm đồ – ECG trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ là một phương pháp hình ảnh học thường quy và nhanh chóng và chính xác giúp chẩn đoán. Điện tâm đồ (ECG) một phương pháp hình ảnh học không xâm lấn, không gây đau cho bệnh nhân và giúp chẩn đoán và định hướng điều trị cũng như theo dõi tình trạng tim mạch của bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân đau thắt ngực cần phải đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo.

1. Đo điện tâm đồ lúc nghỉ trong bệnh tim thiếu máu cục bộ

  • Trên 50% bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có ECG bình thường. Vài bất thường trên ECG làm tăng xác suất chẩn đoán đau thắt ngực đúng: sóng Q của NMCT cũ, rung nhĩ, block phân nhánh trái trước, block nhánh phải, block nhánh trái.
  • Thường trong cơn có nhịp xoang nhanh, ít khi có loạn nhịp xoang chậm. Bất thường ST chênh lên hay chênh xuống gợi ý tổn thương nặng động mạch vành. Ở bệnh nhân có ST chênh xuống hoặc T đảo ở ECG lúc nghỉ, dấu hiệu giả bình thường lúc đau gợi ý bệnh động mạch vành.
  • Sự xuất hiện loạn nhịp nhanh, block AV, block phân nhánh trái trước hoặc block nhánh trong cơn đau giá tăng khả năng bị bệnh mạch vành; các chứng cớ này thường đủ để chỉ định chụp mạch vành cho bệnh nhân.
  • Triệu chứng điện tâm đồ trong cơn đau: ECG ghi được trong cơn đau ngực là có ích nhất qua đó cho phép thấy các biến đổi xảy ra trong cơn đau để chẩn đoán và điều trị kịp thời: NMCT ST có chênh xuống, NMCT có ST chênh lên, Cơn đau thắt ngực không điển hình hay các rối loạn kèm theo như rối loạn nhịp nhất thường là ngoại tâm thu thất

2. Xem xét chỉ định ECG gắng sức

Test gắng sức là một cận lâm sàng quan trong giúp chẩn đoán và lượng giá khả năng tử vong cho bệnh nhân. Nó là cận lâm sàng phải được nghĩ tới đầu tiên để chẩn đoán cho bệnh nhân. Vấn đề đặt ra khi làm test gắng sức là gắng sức thể lực hay gắng sức bằng thuốc đây? Trong nhóm gắng sức thể lực thì lựa chọn phương pháp đo ECG hay là siêu âm hoặc xạ hình tim?

Điện tâm đồ chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ

Đầu tiên ta hãy khảo sát phương pháp gắng sức bằng thể lực với phương pháp đo ECG chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ:

Tai sao test gắng sức có thể chẩn đoán đươc bệnh mạch vành man -ỳ nguyên tắc của phương pháp gắng sức nói chung:

Khi đo ECG lúc nghỉ bệnh nhân không có biểu hiện của thiếu máu cơ tim cục bộ do rắng lúc này nhu cầu oxy của cơ tim vừa đủ phù hợp với khả năng cung cấp oxy của mạch vành, tuy nhiên đây đã là sự bù trừ cho tình trạng thiểu năng vành có sẳn. Trắc nghiệm gắng sức nói chung sẽ làm gia tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, lúc này sự cân bằng về cung – cầu bị phá vỡ và sẽ có biểu hiện thiếu máu cục bộ trên xét nghiệm gắng sức.

  • Kĩ thuật thực hiện:
  • Làm nghiệm pháp trên xe đạp có gắn cơ lực kế hoặc trên thảm lăn, cho bệnh nhân thực hiện gắng sức cho tới khi tần số tim đạt tới một mức độ tần số tùy theo tuổi (tần số tim tối đa lí thuyết = 220 – số tuổi bệnh nhân).
  • Trong lúc này bệnh nhân phải được theo dõi sát huyết áp, tần số tim và điện tim bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và một điều dưỡng, phải có sẵn dụng cũ phá rung và hồi sức.

❖ Khi đang làm nghiệm pháp gắng sức thì khi nào thì phải ngừng nghiệm pháp gắng sức:

Chỉ định tuyệt đối (bắt buộc ngừng thực hiện) Chỉ định tương đối
–     SBP giảm > 10 mmHg so với ban đầu kèm chứng cớ TMCB cơ tim, mặc dù công gắng sức tăng.

–            Cơn đau thắt ngực vừa hoặc nặng.

–            Chóng mặt, thất điều, gần ngát.

–            Tím tái .

–               Khó theo dõi BP và ECG.

–      Bệnh nhân muốn ngừng.

–     Nhịp nhanh thất.

–      ST chên lên > 1 mm ở các chuyển đạo không có sóng Q (ngoại trừ V1 và aVR).

–      Hoàn thành được tần số tim tối đa được dự trù

 

–      SBP giảm > 10 mmHg so với ban đầu không kèm chứng cớ TMCB cơ tim, mặc dù công gắng sức tăng.

–      ST chên xuống bằng ngang hay chúc xuống > 2 mm.

–      Lệch nhiều trục QRS.

–  Ngoại tâm thu thất đa ổ, ngoại tâm thu thất nhịp ba, nhịp nhanh trên thất, block tim, loạn nhịp chậm.

–      Mệt, thở rít, hụt hơi, vọp bẻ, đau cách hồi, đau ngực tăng.

–          T ăng huyết áp nặng (huyết áp tâm thu > 250 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 115 mmHg).

Lượng định kết quả của ECG gắng sức dựa vào triệu chứng cơ năng, khả năng gắng sức, đáp ứng huyết động và biến đổi điện tâm đồ -> chỉ số thảm lăn.

Chỉ số thảm lăn (DTS)

DTS = thời gian gắng sức (phút) – 5 x ST chênh (mm) – 4 x chỉ số đau.

Trong đó chỉ số đau = 0 nếu không đau ngực, = 1 nếu đau nhưng không làm ngưng vận động, = 2 nếu đau làm ngưng vận động.

Kết luân:

Nguy cơ cao: DTS < -11.

Nguy cơ trung bình DTS = -11 -> +4 .

Nguy cơ  thấp DTS > +4

  • Phân độ nguy cơ tử vong tim mạch như vậy để có hướng xử trí thích hợp và dưa chỉ định chụp mạch vành cho bệnh nhân.
  • Trong đó thông số về biến đổi ECG (nhất là biến đổi của đoạn ST) là quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bệnh mạch vành. Trên ECG gắng sức, các biến đổi của đoạn ST có giá trị chẩn đoán dương tính:
  • ST chênh xuống nằm ngang hay chênh xuống chúc xuống > 1 mm và kéo dài 0.06 – 0.08 giây sau phần cuối của ECG trong lúc gắng sức hay sau khi gắng sức.
  • ST chênh lên chỉ có ý nghĩa khi xảy ra ở các chuyển đạo không có sóng Q của NMCT cũ (ST chênh lên biểu thị một tình trạng co thắt mạch vành hoặc tổn thương nặng động mạch vành).

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối Chống chỉ định tương đối
–     NMCT cấp trong vòng 2 ngày.

–     Loạn nhịp có triệu chứng hoặc có rối loạn uyết động.

–     Hẹp động mạch chủ nặng có triệu chứng.

–      Suy tim có triệu chứng.

–     Nhồi máu phổi hoặc thuyên tắc phổi.

–     Viêm màng ngoài tim cấp.

–     Bóc tách động mạch chủ.

–     Nghẽn thân chính động mạch vành trái.

–     Hẹp động mạch chủ mức độ trung bình.

–     Rối loạn điện giải.

–     SBP > 200 mmHg hoặc DBP > 110 mmHg.

–     Loạn nhịp nhanh hoặc loạn nhịp chậm.

–     Bệnh cơ tim phì đại.

–     Bệnh tim làm tắc nghẽn đường ra.

 

Xem thêm:(chèn link này sau khi xuất bản)

Các dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành trên ECG

Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Các triệu chứng và phương pháp chẩn đoán


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *