Phục hồi chức năng trong điều trị bảo tồn đứt dây chằng chéo sau (DCCS) đơn thuần được đặt ra cho những trường tổn thương DCCS độ I và độ 2 tổn thương DCCS độ 3 ở những người bệnh lớn tuổi. Phục hồi chức năng theo từng giai đoạn để phục hồi lại biên độ vận động của khớp gối, sức mạnh của gân cơ tứ đầu đùi, các bài tập chống lại sự co rút của gân cơ hamstring; tăng cường sức mạnh và sức bền của gân cơ chi dưới và trở lại hoạt động thế lực như trước chấn thương.
Phục hồi chức năng trong điều trị bảo tồn đứt DCCS gồm các 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Giai đoạn bảo vệ (Tuần 0-6 sau chấn thương)
Những điểm cần lưu ý:
– Trong giai đoạn này cần: Bảo vệ khớp gối (P) – Nghỉ ngơi (R) – Chườm lạnh (I) – Băng ép (C) – Gác cao chi thể (E). (PRICE protocol).
– Tránh duỗi gối quá mức (đến 12 tuần).
– Tránh các động tác làm dịch chuyên mâm chày ra sau (đến 12 tuần).
– Tránh các bài tập gây co gân cơ hamstring (đến 12 tuần).
– Tì đè một phần với hai mạng trong (2 tuần).
– Đeo nẹp gối có hỗ trợ nghiệm pháp ngăn kéo trước động – nẹp gối có khóa PCL Jack Brace hoặc Rebound brace – toàn thời gian (12 tuần), cả khi tập phục hồi chức năng và khi ngủ.
Nam sấp, tập gấp gối thụ động trong biên độ từ 0-90 độ trong 2 tuần đầu tiên, sau đó tập phục hồi lại hoàn toàn biên độ gấp gối thụ động theo khả năng.
Mục đích:
– Bảo Vệ DCCS.
– Giảm đau, giảm sưng nề và tràn dịch khớp gối, phục hồi biên độ vận động thụ động khớp gối, duy trì khối lượng và sức mạnh của gân cơ tứ đầu đùi.
– Phục hồi dáng đi.
– Giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
Biện pháp thực hiện:
– Bất động xương bánh chè.
– Tập gấp gối thụ động khi nằm sấp.
– Tập cơ cơ tứ đầu đùi trong nẹp,
Tập nâng chân khi cơ tứ đầu đùi đủ khỏe để có thể khóa gối ở tư thế duỗi gối 0 độ mà không bị dịch chuyển mâm chày ra sau.
– Tập các bài tập kéo giãn gân cơ dép.
– Tập dạng và khép khớp háng.
– Tập đi lại có nạng.
– Tập tạp xe đạp tĩnh không có tải trọng khi gấp gối được trên 115 độ.
– Tập đứng đế chuẩn bị bỏ nạng.
– Tập đi dưới nước (đi trong bể bơi) để có thể bỏ nạng.
– Tập đứng kiễng chân và đứng thăng bằng một chân khi đã bỏ nạng.
– Duy trì các hoạt động thể lực của phần trên cơ thể.
2. Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển tiếp trong phục hồi chức năng trong điều trị bảo tồn đứt DCCS
(Tuần 7-12 sau chấn thương)
Những điểm cần lưu ý:
– Tiếp tục tránh duỗi gối quá mức.
– Tránh các động tác làm dịch chuyển mâm chày ra sau.
– Giới hạn các bài tập sức mạnh đôi chân trong giới hạn biên độ vận động khớp gối không quá 70 độ.
– Tỳ đò theo khả năng (từ một phần đến toàn bộ trọng lượng cơ thể).
– Phục hồi lại hoàn toàn biên độ vận động của khớp gối cả ở tư thế nằm ngửa và tư thế nằm sấp sau 6 tuần.
– Đeo nẹp gối PCL Jack Brace toàn thời gian (12 tuần), cả khi tập phục hồi chức năng và khi ngủ.
Mục đích:
– Bảo Vệ DCCS.
– Phục hồi toàn bộ biên độ vận động.
– Phục hồi dáng đi không dùng nạng.
– Tập tăng tập sức mạnh đôi chân cùng với biên độ vận động (gập gối không quá 70 độ) và tập sức mạnh tĩnh của từng chân.
– Duy trì các bài tập làm tăng cường sức bền cơ bắp.
Biện pháp thực hiện:
– Tiếp tục duy trì PRICE protocol.
– Tiếp tục tập các bài tập như trong tuần 1-4.
– Tập kéo dãn gân cơ dép và nhẹ nhàng co giãn gân cơ hamstring.
– Tập đẩy chân trong giới hạn gấp gối từ 0-70 độ.
– Tập ngồi xổm.
– Tập đứng chùng chân trước.
– Đạp xe tĩnh có tải trọng tăng dần.
– Tập đá chân trong nước (bể bơi).
– Tập đi trên đường đốc (dốc 7-12 %).
– Tập cúi người khi đứng một chân ở tư thế duỗi gối.
3. Giai đoạn 3: Giai đoạn chức năng trong phục hồi chức năng trong điều trị bảo tồn đứt DCCS
Thời gian: (Tuần 13-18 sau chấn thương).
Một số điểm cần lưu ý:
– Bỏ nẹp gối PCL Jack Brace.
Mục tiêu:
– Duy trì các bài tập nhằm tăng cường sức mạnh gân cơ.
– Tăng cường sức mạnh chi dưới ở
biên độ gấp gối từ 70 độ trở lên. Các bài tập sức mạnh gân cơ hamstring nên được bắt đầu sau chấn thương 12 tuần.
– Chuẩn bị cho vận động viên trở lại các hoạt động thể thao cụ thể.
Biện pháp thực hiện:
– Tập đẩy chân tăng dần từ hai chân đến một chân.
– Tập đứng một chân gấp gối.
– Tập đứng tấn thăng bằng.
– Tập cúi người nâng tạ khi đứng một chân ở tư thế duỗi
– Tập nâng hông khi nằm với một chân co, 1 chân trụ.
– Tiếp tục tập đạp xe đạp và đi lên xuống bậc thang.
– Tập chạy: Chạy chỉ được thực hiện khi người bệnh khẳng định được độ vững khớp gối và sức mạnh gân cơ thông qua các thử nghiệm chức năng và chu vi vòng đùi đạt ít nhất 90% so với bên chân lành. Phác đồ tập chạy như sau:
ü Tuần 1: 4 phút đi bộ, 1 phút chạy mỗi 15-20 phút.
ü Tuần 2: 3 phút đi bộ, 2 phút chạy mỗi 20 phút. s
ü Tuần 3: 2 phút đi bộ, 3 phút chạy mỗi 20 phút, v’
ü Tuần 4: 1 phút đi bộ, 4 phút chạy mỗi 20 phút.
Khi chạy hết phác đồ trên bắt đầu tập các bài tập tăng cường sự nhanh nhẹn trong một mặt phẳng và trong nhiều mặt phẳng.
– Khám lâm sàng và lượng giá di lệch chày đùi trên phim chụp X-quang ngăn kéo sau lượng hóa đe đánh giá mức độ hồi phục của dây chằng chéo sau sau chấn thương 15 tuần.
4. Giai đoạn 4: Giai đoạn quay trở’ lại các hoạt động thể lực
(Tuần từ 19 sau chấn thương)
– Tiếp tục các bài tập phục hồi chức năng giống như giai đoạn tuần từ 13-18.
– Tăng cường khối lượng và sức mạnh gân cơ chi dưới.
– Tập các bài tập nhanh nhẹn dành riêng cho các môn thể thao (môn thể thao hỗ trợ).
– Chơi thể thao không đổi kháng dưới sự giám sát của bác sĩ.
– Trở lại chơi thể thao đối kháng như bình thường khi đạt được các yêu cầu sau:
+ Phục hồi hoàn toàn biên độ vận động chủ động của khớp gối.
+ Phục hồi ít nhất 85-90% sức mạnh gân cơ tứ đầu đùi.
+ Không có dấu hiệu mất vững hay lỏng khớp.
+ Phục hồi ít nhất 90% chức năng khớp gối qua các bài thử nghiệm thể thao.
Tags: #Chấn thương chỉnh hình, #Đứt dây chằng chéo sau, #Điều trị bảo tồn DCCS, #Phục hồi chức năng sau điều trị bảo tồn
Tác giả: PGS.TS. Trần Trung Dũng, TS. Đỗ Văn Minh , Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Xem thêm:
Leave a Reply