Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau kỹ thuật tất cả bên trong 2 bó

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo sau (DCCS) kỹ thuật tất cả bên trong  2 bó mà chúng tôi mô tả dưới đây là kỹ thuật tái tạo DCCS hai bó kiểu lai với một đường hầm xương chày và hai đường hầm xương đùi, sử dụng 3 ngõ vào khớp gối là ngõ vào trước ngoài, trước trong và sau trong, thực hiện hoàn toàn qua nội soi, dùng mảnh ghép gân cơ hamstring tự thân, sử dụng nút treo để cố định dây chằng ờ đường hầm đùi và đường hầm mâm chày.

1. Quy trình phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS kỹ thuật tất cả bên trong 2 bó

Kỹ thuật mố nảy cỏ các tăng thì phẫu thuật tương tự kỹ thuật phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS kỹ thuật một bó được mô tả ở trên, cần dược lưu ý ở một số điểm sau:

1.1 Thì chuẩn bị mảnh ghép

Chiều dài cần thiết của mảnh ghép được xác định bằng tổng chiều dài của mảnh ghép nằm trong đường hầm xương đùi, nằm trong khớp và nằm trong đường hầm xương chày. Chiều dài của mảnh ghép đoạn nằm trong xương có độ dài tối thiểu là 15mm, trung bình là 20mm. Chiều dài của mảnh ghép đoạn trong khớp được ước lượng dựa vào số liệu của các nghiên cứu giải phẫu với chiều dài của bó trước ngoài ờ trạng thái căng là khoảng 35mm và chiều dài bó sau trong ở trạng thái căng là khoảng 32mm. Như vậy mảnh ghép để tái tạo DCCS kỹ thuật hai bó kiểu lai có chiều dài bó trước ngoài trung bình khoảng 75mm và chiều dài bó sau trong trung bình khoảng 70mm. Điều kiện để thực hiện được kỳ thuật này là chiều dài của gân hamstring thu nhận được phải đủ dài. Chúng tôi khuyến cáo, nếu chiều dài của gân hamstring có chiều dài khoảng 290 mm thì mới tiến hành làm kỹ thuật này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đến thực hiện kỹ thuật này thì mảnh ghép gân cơ mác bên dài tự thân hoặc đồng loại là một mảnh ghép cỏ chiều dài và đường kính lý tưởng để thực hiện kỹ thuật này.

Sau đây chúng tôi mô tả cách thức chuẩn bị mảnh ghép để tái tạo DCCS 2 bó kiểu lai kỹ thuật tất cả bên trong với mảnh gân thu nhận được có chiều dài 290mm.

Đặt mảnh gân thu nhận được trên bàn chuẩn bị gân, đo kích thước chiều dài của gân thu nhận được, chia gân thành hai đoạn với 1 đoạn có chiều dài 150mm- dùng để tái tạo bó trước ngoài, đoạn còn lại có chiều dài 140 mm- dùng để tải tạo bó sau trong, đánh dấu các vị trí nối giữa hai đoạn.

Luồn TighRope thứ nhất vào đoạn gân dùng để tái tạo bó trước ngoài, đặt TighRope cách vị trí bờ tự do của gân 75mvn, khâu đẩu mảnh ghép chập đôi bằng chỉ không tiêu Fibre Wire. Tương tự luồn TightRope thứ hai vào đoạn gân dùng để tái tạo bó sau trong, đặt Tight Rope cách đầu tự do của gân 70mm, khâu đầu mảnh ghép chập đôi bằng chỉ’ không tiêu Fiber Wire. Luồn TightRope thứ ba vào vị trí đã đánh dấu trên gân, chập đôi mảnh ghép đã chuẩn bị sao cho hai đầu tự do của mảnh ghép quay vào trong, dùng chỉ không tiêu Fiber Wire khâu chặt 4 dải của mảnh ghép.

Đo đường kính mảnh ghép đầu nằm trong đường hầm chày, đường kính của bó trước ngoài và đường kính của bó sau trong của mảnh ghép nằm trong đường hầm đùi. Khâu chỉ hoặc dùng bút đánh dấu mảnh ghép ở các vị trí cách đầu tự do của mảnh ghép 20mm.

1.2 Thì tạo đường hầm xương đùi

Đặt camera ở ngõ vào trước trong đế quan sát diện bám đùi của DCCS. Dùng dụng cụ định vị để xác định vị trí đường hầm xương đùi của DCCS. Vị trí khoan định vị của đường hầm đùi của bó trước ngoài được xác định tương ứng với vị trí tâm của BTN của DCCS, ở vị trí 11 giờ đối với khớp gối trái và 1 giờ đối với khớp gối phải ở tư thế gập gối 90 độ. Cũng tương tự như vậy khoan đường hầm xương đùi của bó trước trong ở vị trí khoảng 10 giờ đối với khớp gối trái và 2 giờ đối với khớp gối phải ở tư thế gấp gối 90 độ.

Cách khoan đường hầm xương đùi trong kỹ thuật này tương tự như trong kỹ thuật tái tạo DCCS một bó đã nêu trên. Dùng mũi khoan có đường kính bằng với đường kính mảnh ghép của bó trước ngoài và bó sau trong, lần lượt khoan ướm thử đường hầm xương đùi của bó trước ngoài và bó sau trong xem có đạt như mong muốn hay không trước khi quyết định khoan chính thức đường hầm xương đùi, Nấu vị trí của kim dẫn đường của bó nào đó chưa đạt yêu cầu, có thể tiến hành khoan lại kim dẫn đường vào vị trí đạt yêu cầu rồi mới khoan đường hầm đùi.

      Chiều dài của đường hầm xương đùi của cả hai bó đều là 20mm,

      Có thể thay đổi kỳ thuật bằng cách khoan đường hầm xương đùi từ ngoài vào trong và dùng hai mũi khoan FlipCutter để khoan đường hầm đùi.

kỹ thuật tất cả bên trong 2 bó
Vị tri đường hầm đùi cùa bó trước ngoài và bó sau trong.

1.3 Thì tạo đường hầm xương chày

Thì tạo đường hầm xương chày trong kỹ thuật tái tạo DCCS tất cả bên trong hai bó kiểu lai tương tự như thì tạo đường hầm xương chày trong kỹ thuật tái tạo DCCS kỹ thuật tất cả bên trong một bó. Độ dài của đường hầm xương chày khoảng 20mm- 25mm, Cần lưu ý rằng đường hầm xương chày trong kỹ thuật này thường to hơn khá nhiều so với đường hầm xương đùi của từng bó.

1.4 Thì luồn và cố định mảnh ghép trong đường hầm

Đặt camera ở ngõ vào trước trong. Kéo chỉ chờ của đường hầm xương chày, chỉ chờ của bó trước ngoài của đường hầm xương đùi và chỉ chờ của bó sau trong của đường hầm xương chày vào trong khớp rồi cùng gắp ra qua ngõ vào trước ngoài.

Dùng chỉ chờ kéo mảnh ghép vào trong đường hầm xương chày, khi đoạn mảnh ghép nằm trong đường hầm xương chày khoảng 20mm thì dừng lại. Đối camera sang ngõ vào sau trong để kiểm tra, đánh giá đoạn mảnh ghép nằm trong đường hầm xương chày.

Đưa camera vào trong khớp gối qua ngõ vào san trong để quan sát đường hầm đùi. Lần lượt dùng chỉ chờ kéo mảnh ghép dùng để tái tạo bó trước ngoài và bó sau trong vào trong đường hầm xương đùi tương ứng. Khi kéo mảnh ghép vào đường hẩm xương đùi phải chú ý hướng đi của từng mảnh glico đề mảnh ghép không bị xoăn. Khi mảnh ghép vào trong đường hầm xương đùi khoảng 20mm thì dừng lại. Đổi camera sang ngõ vào trước ngoài và ngõ vào sau trong quan sát và đánh giá lại mảnh ghép một lần nữa trước khi cố định.

   2.  Kết luận

Các nghiên cứu lâm sàng đều khẳng định: phẫu thuật tái tạo DCCS dù tái tạo một bó hay kỹ thuật tất cả bên trong 2 bó đều cải thiện chức năng khớp gối và sự di lệch của xương chày so với xương đùi sau mổ [19], [20], [21], [22], Bên cạnh đỏ, các nghiên cứu lâm sàng cũng kết luận rằng: không một nghiên cứu nào trong sổ các nghiên cứu tái tạo DCCS kỹ thuật một bó cải thiện hoàn toàn được di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi như bên gối lành, vẫn còn có một sự di lệch nhất định ra sau của xương chày so với xương đùi mà một số tác giả gọi là sự lỏng gối tồn dư sau mổ [23], [24], [25]. Không chỉ phẫu thuật tái tạo DCCS một bó với đường hầm xuyên chày (bao gồm cả kỳ thuật tất cả bên trong) mà cả phẫu thuật tái tạo DCCS một bó kỹ thuật gắn diện bám chày tại chỗ cũng tồn tại sự lỏng gối tồn dư sau mổ này. Bởi thế một số tác giả ủng hộ giả thuyết cho rằng phẫu thuật tái tạo DCCS kỹ thuật hai bó sẽ làm giảm hoặc mất đi hiện tượng lồng gối tồn dư’ sau mổ. Jain V. và cộng sự nghiên cứu so sánh giữa tái tạo DCCS kỳ thuật một bó và tái tạo DCCS kỹ thuật hai bó sử dụng mảnh ghép gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân ghi nhận, mặc dù tái tạo DCCS kỹ thuật hai bó cải thiện mức độ di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi sau mổ đáng kể hơn so với tái tạo DCCS một bó nhưng chức năng khớp gối không có sự khác biệt giữa hai nhóm [26]. Qi và cs tiến hành phân tích meta so sánh hiệu quả của phẫu thuật tái tạo DCCS kỹ thuật một bó với phẫu thuật tái tạo DCCS kỹ thuật hai bó (không phân biệt loại mảnh ghép được sử dụng) cũng rút ra kết luận tương tự [22], Nuellc và cs nghiên cứu so sánh cơ sinh học của 5 nhóm kỹ thuật tái tạo DCCS nhộn thấy tái tạo DCCS kỹ thuật hai bó tất cả bên trong phục hồi lại cơ sinh học của DCCS gần giống với DCCS ban đầu nhất |14J. Tuy nhiên để khẳng định vai trò của phẫu thuật tái tạo DCCS hai bó tất cả bên trong thì cần có những nghiên cứu so sánh đối chứng dài hơi và bài bản hơn.

 Xem thêm: Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau kỹ thuật tất cả bên trong 1 bó

(gắn link này sau xuất bản)


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *