Tăng huyết áp gặp ở 5 – 10% phụ nữ mang thai trên thế giới, đây là một trong những bệnh lý tim mạch hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong cho mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Nguy cơ của mẹ bao gồm rau bong non, đột quỵ, suy đa tạng, tử vong chu sản. Thai nhi có nguy cơ cao bị chậm phát triển trong buồng tử cung, sinh non và thai lưu, với tỷ lệ lần lượt là 25%, 27% và 4% trên các bệnh nhân tiền sản giật.
Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai
1.Định nghĩa
Định nghĩa tăng huyết áp ở phụ nữ có thai chỉ dựa vào chỉ số huyết áp đo tại bệnh viện (hoặc phòng khám) với huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Tăng huyết áp nhẹ khi huyết áp tâm thu từ 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 109 mmHg.
Tăng huyết áp nặng khi huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
Phân loại tăng huyết áp ở phụ nữ có thai gồm 4 loại như sau:
Tăng huyết áp có từ trước : Huyết áp ≥ 140/90 mmHg từ trước khi mang thai hoặc chẩn đoán trước tuần 20 của thai kỳ, thường kéo dài quá 42 ngày sau đẻ và có thể kèm theo protein niệu. Tỷ lệ gặp khoảng 1 – 5%.
Tăng huyết áp thai nghén : Tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, có thể kèm hoặc không kèm protein niệu nhưng không kèm các dấu hiệu hoặc triệu chứng của tiền sản giật và thường hết trong vòng 42 ngày sau khi sinh. Tỷ lệ gặp từ 6 – 7%.
- Tiền sản giật:
Xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ kèm theo protein niệu 24 giờ > 300 mg hoặc tỷ số protein niệu/creatinin niệu ≥ 30 mg/mmol.
Nếu không có protein niệu, tiền sản giật được định nghĩa khi tăng huyết áp mới mắc kèm một trong những đặc điểm sau: số lượng tiểu cầu giảm < 100.000/^L, nồng độ creatimn máu > 1,1 mg/dL, hoặc gấp đôi nồng độ creatinin ở người không có bệnh thận khác, nồng độ men gan tăng gấp đôi, phù phổi cấp, có các dấu hiệu thần kinh hoặc thị giác. Tỷ lệ gặp 2 – 5% có từ trước làm tăng nặng thêm tình trạng của tăng huyết áp thai kỳ có protein niệu.
Tăng huyết áp không phân loại trước sinh : Thuật ngữ này được dùng khi huyết áp được đo lần đầu tiên sau tuần thứ 20 của thai kỳ và được chẩn đoán là tăng huyết áp. Việc đánh giá lại sau 42 ngày sau sinh là cần thiết để chẩn đoán.
2. Phòng ngừa tiền sản giật
Những phụ nữ có nguy cơ cao hoặc nguy cơ vừa mắc tiền sản giật nên uống aspirin 100 – 150 mg mỗi ngày từ tuần 12 đến tuần 36 – 37.
Nguy cơ mắc tiền sản giật cao gồm: Tăng huyết áp ở lần mang thai trước, bệnh thận mạn tính, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống hoặc hội chứng kháng phospholipid, đái tháo đường type 1 hoặc type 2, tăng huyết áp mạn tính.
Nguy cơ mắc tiền sản giật vừa gồm: Mang thai lần đầu, tuổi ≥ 40, khoảng cách giữa các lần mang thai > 10 năm, BMI ≥ 35 kg/m 2 ở lần khám đầu tiên, tiền sử gia đình có người bị tiền sản giật, mang thai nhiều lần.
Bổ sung canxi (1,5 – 2 g/24h) được khuyến cáo để phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ dinh dưỡng kém. Vitamin C và E không làm giảm nguy cơ tiền sản giật.
- Các nhóm thuốc điều trị:
Các thuốc hạ áp và tính an toàn với phụ nữ có thai (Theo ESC 2018)
Tên thuốc | Mức độ khuyến cáo
của FDA |
Thuốc đi qua rau thai hoặc sữa | Tác dụng phụ |
Methyldopa | B | Qua rau: có Qua sữa: có | Hạ huyết áp nhẹ ở thai nhi |
Atenolol | D | Qua rau: có Qua sữa: Có | Thai nhi: nhẹ cân, nhịp chậm và hạ đường máu |
Bisoprolol | C | Qua rau: có
Qua sữa: có |
Thai nhi: nhịp chậm và hạ đường máu |
Metoprolol | C | Qua rau: có
Qua sữa: có |
Thai nhi: nhịp chậm và hạ đường máu |
Labetalol | C | Qua rau: có
Qua sữa: có |
Thai nhi: chậm phát triển trong tử cung, nhịp chậm, hạ đường máu |
Nifedipin | C | Qua rau: có
Qua sữa: có |
Hạ huyết áp ở mẹ và hạ oxy máu
ở thai |
Verapamil | C | Qua rau: có
Qua sữa: có |
Dung nạp tốt |
Các ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II | D | Qua rau: có
Qua sữa: có |
Thai nhi: loạn sản thận hoặc ống thận, rối loạn phát triển xương sọ, khớp lớn, giảm sản phổi, thiếu máu, thai lưu |
Spironolacton | D | Qua rau: có
Qua sữa: có |
Tác dụng kháng androgen |
Furosemid | C | Qua rau: có
Qua sữa: có |
Thiểu ối |
Ghi chú về phân loại FDA về tính an toàn của thuốc: Loại B (Không có bằng chứng về nguy cơ). Loại C (có tác dụng phụ trên thai ở nghiên cứu trên động vật. Chưa có nghiên cứu thiết kế tốt trên người). Loại D (có bằng chứng gây hại trên người. Cân nhắc nguy cơ cho thai nhi và lợi ích cho mẹ).
Chú thích: ESC: Hội Tim mạch Châu Âu; FDA: The Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).
3. Kết luận
Tăng huyết áp gặp ở 5 – 10% phụ nữ mang thai trên thế giới, đây là một trong những bệnh lý tim mạch hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong cho mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh.
Tăng huyết áp trong thai kỳ là một vấn đề phổ biến và nguy hiểm đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi phụ nữ mang thai, cơ thể có nhu cầu lớn hơn về máu để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và hỗ trợ sự phát triển của cơ quan bên trong. Tuy nhiên, khi huyết áp của phụ nữ tăng quá cao, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim và đái tháo đường.
Leave a Reply