Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh số V

Đau dây thần kinh V  là một triệu chứng thần kinh gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Cơ chế của triệu chứng này cho đến nay còn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn trong nhiều trường hợp. Qua bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan về triệu chứng này.

1. Đại cương

  • Triệu chứng đau dây thần kinh số V là một triệu chứng đặc thù, đau thường dữ dội, kéo dài từ vài giây đến vài phút. Đau thường tự phát hoặc khởi phát từ một điểm đau.
  • Đau dây thần kinh V thường xuất hiện 1 bên (hiếm có trường hợp đay dây thần kinh V hai bên – chỉ chiếm tỉ lệ 3-6% số ca bệnh). Những trường hợp đau hai bên thì 2 bên không xuất hiện đau cùng lúc mà đau một bên trong một khoảng thời gian dài rồi mới xuất hiện ở bên còn lại.
  • Đau dây thần kinh V là một triệu chứng. Trên 70% đau dây thần kinh V ở người bệnh trên 50 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Đau dây thần kinh V có thể có mối liên quan với những nguyên nhân và cơ chế sinh lý bệnh khác nhau. Bệnh cảnh thường gặp là bệnh nhân đi khám ở ngoài cơn đau.

2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh đau dây thần kinh V

  • Vùng chi phối đau dây TK  V tương đương vùng đặt bàn ngón tay của người bệnh cùng bên. Đa số các người bệnh được chẩn đoán nhầm ngay từ ban đầu do  Migraine, Glaucoma, Viêm xoang, Viêm ĐM thái dương nông (bệnh Horton ), bệnh răng hoặc những bệnh lý khác có liên quan đến răng.
  • Triệu chứng đau dây thần kinh số V đặc hiệu (ticdouloureux) đã được chứng minh như là một nhiễm trùng kéo dài do virus hướng TK  tại hạch Gasser hoặc các nhánh dây V ngoại biên như vi rút gây bệnh zona; các khối u nằm ở vùng góc cầu – tiểu não và các vùng lân cận của góc cầu –  tiểu não đôi khi cũng có liên quan đến đau dây thần kinh số V như: u màng não (meningioma), u nang thượng bì (epidermoid cyst), u tuyến yên (pituitary adenoma), u ác tính di căn (carcinoma), túi phình động mạch (aneurysm) có ảnh hưởng đến hạch Gasser hoặc 1 nhánh hoặc nhiều nhánh của dây V.
  • Trên lâm sàng cần phân biệt ba kiểu đau chính:

– Đau dây V vô căn hay còn gọi là cơn đau đặc hiệu của dây V (tic douloureux)

– Đau dây V triệu chứng

– Đau mặt nhưng không điển hình của đau dây TK 5.

  • Nhiều giả thuyết đề cập đến đau dây thần kinh số V nhưng giả thuyết có liên quan đến hình thành ổ động kinh gây ra cơn đau là một giả thuyết có tính đồng thuận. Đau dây thần kinh số V được xem như là một cơn động kinh cục bộ sau phóng điện.Có thể tạo cơn đau  đột ngột tự phát có liên quan đến sự phóng điện từ một ổ động kinh vùng thân não thấp bên trái (tegmentum) bằng cách dùng điện cực kích thích  sâu trong vùng đó nhưng không đốt điện trong vùng chỏm của trung não và hạ đồi. Dù vậy đến nay, nguyên nhân của triệu chứng này vẫn còn là điều bí ẩn.

    Dau-day-than-kinh-V
    Đau dây thần kinh V

3. Chẩn đoán đau dây thần kinh V

3.1. Lâm sàng

  • Cơn đau khởi phát đột ngột, như điện giật, có thể kéo dài vài dây tới vài phút, thường xảy ra vào ban ngày
  • Mỗi ngày có thể xuất hiện một đến nhiều cơn đau. Mỗi đợt đau kéo dài vài ngày, vài tuần, vài tháng; xen kẽ có thời gian không đau, cơn đau có xu hướng nặng theo thời gian.
  • Đau tại vùng chi phối của dây TK sốV, khu trú hoặc lan tỏa

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt  với các triệu chứng đau khác ở mặt

  • Đau khớp thái dương hàm
  • Đau dây thần kinh sau Herpes
  • Đau dây IX (glossopharyngeal neuralgia)
  • Hội chứng Reader
  • Đau thần kinh thể gối
  • Đau đầu Cluster
  • Đau do bệnh về răng, hốc mắt hoặc xoang.

3.3. Cận lâm sàng

  • Xquang vùng hàm mặt và CT Scan sọ não có thể đánh giá sơ bộ về sự bất thường có liên quan đến đau của bệnh nhân.
  • CT Scan hoặc cộng hưởng từ (MRI) để khảo sát những mạch máu vùng góc cầu-tiểu não có liên quan đến chèn ép dây V hoặc những khối u có ảnh hưởng đến đau dây V như: u màng não, u nang thượng bì, u dây thần kinh VIII,…

4. Điều trị

4.1. Điều trị nội khoa

  • Thuốc chống co giật như Phenytoin (Dilantin, Di-hydan) , Carbamazepine(Tegretol) là thuốc hàng đầu dùng điều trị  và làm test xác nhận kiểm soát đặc hiệu đau dây TK V, có thể kết hợp với an thần giảm lo âu Diazepam .
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid  và Corticoide  ít hoặc không tác dụng với đau dây TK V.
  • Opioid có tác dụng cắt cơn đau nhưng không thể dùng dài ngày vì tác dụng phụ gây nghiện.
  • Sử dụng thuốc ức chế virus nếu đau do zona.
  • Đối với bệnh nhân  đau dây V thường khởi đầu điều trị bằng Carbamazepine hoặc Phenytoin với liều thấp sau đó tăng dần. Phenytoin là một loại thuốc rẻ tiền nhưng ít hiệu quả hơn Carbamazepine và tác dụng phụ cũng ít hơn so với Carbamazepine. Nếu sử dụng thuốc này có hiệu quả thì nên duy trì, nếu chưa đạt yêu cầu và có tác dụng phụ thì nên chọn loại thuốc khác thuộc nhóm chống động kinh như Gabapentin …. bởi vì nồng độ trong máu của Tegretol không tương quan với giảm đau. Liều dùng của thuốc có thể tăng lên cho đến khi đạt đến mức giảm đau tốt nhất, nên dùng phối hợp cả hai loại thuốc nếu một loại không đủ giảm đau.
  • Liều thông thường của Phenytoin 400 mg/ngày. Tegretol với liều khởi đầu là 100 mg hoặc 200mg/ngày sau đó tăng dần và liều tối đa có thể lên đến 1.200 mg hoặc 1.800 mg/ngày. Tác dụng phụ của Carbamazepine có thể gây tắc nghẽn mạch hoặc rối loạn chức năng gan. Vì vậy, khi bệnh nhân sử dụng thuốc này cần kiểm tra máu và chức năng gan định kỳ. Dù carbamazepine và Phenytoin có tác dụng giảm đau dây V ở thời kỳ đầu nhưng sau đó tác dụng giảm dần theo thời gian, và sau cùng bệnh nhân cần được phẫu thuật.

4.2. Điều trị ngoại khoa

  • Giải ép vi mạch máu: tách rễ TK V khỏi ĐM đi kèm
  • PT cắt chọn lọc các rễ TK V sau hạch Gasser.
  • Hủy hạch Gasser.

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *