Phân loại ICF cho người bệnh tật nứt đốt sống và thoát vị tủy màng tủy

Phân loại ICF (International Classification of Functioning, Disability and Health) là một công cụ chuẩn hóa quốc tế được sử dụng để đánh giá và mô tả các khía cạnh khác nhau của sức khỏe và chức năng của con người. Khung phân loại ICF là một công cụ quan trọng để giúp cho các chuyên gia trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe hiểu và đánh giá các vấn đề về sức khỏe và chức năng của bệnh nhân, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra Bảng phân loại Quốc tế về Chức năng, Độ khuyết tật và Sức khỏe cho Trẻ em và Thanh niên (ICF-CY) (WHO,2007) để đánh giá mức độ tàn phế và chức năng. Phân loại này nhấn mạnh về chức năng, hơn là về tình trạng sức khỏe, và được xây dựng quanh ba thành phần: đa yếu tố, tính tương tác và tính năng động:

  • Cấu trúc cơ thể (các thành phần giải phẫu của cơ thể) và chức năng cơ thể (chức năng sinh lý và chức năng tâm lý)
  • Các hoạt động (cá nhân thực hiện một công việc hoặc hành động) và tham gia (tham gia vào một tình huống trong đời sống)
  • Môi trường (vật lý, xã hội và thái độ đối với môi trường) và các yếu tố cá nhân.

Thoát vị tủy màng tủy đặc trưng bởi việc di chuyển bị hạn chế, có thể yếu nhẹ hoặc liệt hoàn toàn hai chân.

Các nghiên cứu gần đây nhấn mạnh sự độc lập về khả năng đi lại, tự chăm sóc, và nhận thức xã hội là những yếu tố đóng góp quan trọng để cải thiện chất lượng sống ở trẻ bị tật nứt đốt sống.

Phân loại ICF
Phân loại ICF

1. Phân loại ICF cho người bệnh bị tật nứt đốt sống và thoát vị tủy màng tủy

  • Rối loạn sức khỏe: Thoát vị tủy màng tủy/Loạn sản tủy
  • Suy giảm Chức năng /Cấu trúc Cơ thể:
    • Tầng thần kinh bị tổn thương
    • Bất thường hệ thần kinh
    • Co cứng
    • Não úng thủy/Dẫn lưu
    • Dị dạng hệ cơ xương
    • Chức năng chi trên
    • Sự toàn vẹn của da
    • Chiều cao và cân nặng của trẻ
    • Gãy chi dưới
    • Sức khỏe tổng quát
    • Rối loạn chức năng thị giác về không gian
    • Suy giảm trí tuệ
    • Đau khớp
  • Hoạt động hạn chế:
    • Di chuyển
    • Đi lại
    • Các khả năng vận động lớn
  • Khả năng tham gia bị hạn chế:
    • Thể thao
    • Hoạt động xã hội
    • Giáo dục
    • Chất lượng cuộc sống
  • Yếu tố môi trường:
    • Các dịch vụ và hệ thống y tế
    • Hỗ trợ của gia đình
    • Hoàn cảnh xã hội
  • Yếu tố cá nhân:
    • Sự tuân thủ và động lực
    • Các vấn đề nhận thức
    • Tuổi

2. Phân loại ICF và Đánh giá

Đánh giá trẻ và thiếu niên bị tật nứt đốt sống và não úng thủy nên được tiến hành đều đặn. Điều đó cho phép người khám phát hiện sớm dấu hiệu suy giảm thần kinh, tham gia vào việc đưa ra quyết định lâm sàng và đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Việc đánh giá nên bao gồm các vấn đề nêu ra trong khung ICF về cấu trúc và chức năng cơ thể, hoạt động và sự tham gia.

2.1. Cấu trúc và chức năng cơ thể 

  • Cột sống và tư thế
  • Phạm vi cử động của khớp và sự co rút
  • Sức cơ của chi dưới
  • Đánh giá trương lực và cảm giác
  • Các thông số về sự phát triển (chiều cao, chiều dài cánh tay…)
  • Chức năng chi trên
  • Phát triển tâm thần và tâm lý

2.2. Hoạt động và tham gia

  • Đánh giá chức năng theo phân loại Hoffer
  • Sự di chuyển: Đánh giá dáng đi, khả năng sử dụng xe lăn, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, đi bộ trên các bề mặt và môi trường khác nhau, khả năng chịu đựng của trẻ.
  • Các kỹ năng vận động lớn: Khả năng di chuyển vào/ra của các chi ở các tư thế khác nhau, duy trì tư thế, chức năng ở các tư thế
  • Tự chăm sóc: Các hoạt động hàng ngày như vệ sinh thân thể, ăn uống, mặc áo quần, tự đặt xông tiểu ngắt quãng, và mức độ độc lập trong các hoạt động đó.
  • Giao tiếp
  • Hòa nhập vào cộng đồng (tương tác và chơi với các trẻ khác, cuộc sống ở trường học).

3. Phân loại ICF và Khả năng di chuyển

ICF phân loại khả năng di chuyển của trẻ bị tật nứt đốt sống theo 3 phương diện: cấu trúc và chức năng cơ thể, hoạt động và sự tham gia.

  • Cấu trúc và chức năng cơ thể: Vị trí tầng thần kinh tổn thương là thuật ngữ thường được sử dụng trong y văn khi thảo luận khả năng di chuyển và đi bộ ở trẻ bị tật nứt đốt sống. Tầng thần kinh tổn thương được phân loại dựa theo rễ thần kinh nguyên vẹn thấp nhất, đánh giá dựa trên chức năng vận động của hai chi dưới. Tầng tổn thương được xác định là tầng rễ thần kinh thấp nhất mà cơ được chi phối có sức cơ độ 3 trên nghiệm pháp đánh giá sức cơ bằng tay (MMT). (xem chương: Vận động; phân loại tầng thần kinh tổn thương).
  • Hoạt động: Mức độ hoạt động có thể được mô tả theo mức độ đi lại. Hoffer phân loại sự đi lại thành 4 mức: 1. Đi lại trong cộng đồng, 2. Đi lại trong nhà, 3. Đi lại điều trị (người bệnh chỉ đi lại được trong các buổi điều trị ở nhà hoặc ở bệnh viện). 4. Không đi lại được (người bệnh phải dùng xe lăn cho mọi di chuyển). Tuy nhiên, vẫn thường có sự khác nhau đáng kể về biểu hiện lâm sàng và khả năng đi lại giữa các cá nhân có cùng vị trí đoạn thần kinh tổn thương, đặc biệt tổn thương ở vùng thắt lưng. Khi nhìn đến khả năng đi lại trong cộng đồng, hệ thống phân loại như vậy có khuynh hướng đánh giá quá cao hoặc quá thấp khả năng của trẻ. Cũng như vậy, bố mẹ và trẻ có thể có nhận thức khác về khả năng đi lại của chúng, khi so sánh với các chuyên gia y tế. Vì vậy, thường có sự không nhất quán giữa báo cáo và khả năng đi lại thực sự. Nghiệm pháp đánh giá thời gian Đứng dậy và Đi (TUG) gần đây có vẻ là nghiệm pháp có giá trị cho trẻ khuyết tật. Nghiệm pháp này đo khả năng trẻ hợp nhất các hoạt động chuyển tiếp của sự chuyển động (ví dụ chuyển từ ngồi sang đứng) và di chuyển một cách hiệu quả.
  • Tham gia: Thang điểm lượng giá chức năng di chuyển (FMS) là dụng cụ đánh giá đơn giản được thiết kế để đo sự di chuyển của trẻ trong các môi trường khác nhau của chúng. Nó phản ánh khả năng tham gia của trẻ. Di chuyển chức năng bao gồm tất cả các phương pháp mà cá nhân dùng để di chuyển và tương tác với môi trường. Thang điểm di chuyển chức năng cũng bao gồm nhu cầu về sự hỗ trợ hoặc dụng cụ di chuyển.

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *