Giảm nhẹ các đau khổ không can thiệp theo Bộ Y tế

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc giảm nhẹ các đau khổ không can thiệp có thể được thực hiện giúp người nhà, người bệnh và nhân viên Y tế. Mời tham khảo bài viết dưới đây để thêm thông tin về phương pháp này.

1. Đánh giá và giảm nhẹ triệu chứng đau khổ về thể chất

Nguyên tắc đánh giá

Các chẩn đoán phân biệt (phân biệt một bệnh hoặc tình trạng cụ thể với các bệnh khác có các đặc điểm lâm sàng tương tự) của triệu chứng:

  • Một số triệu chứng có thể có nhiều nguyên nhân.
  • Bất cứ khi nào nguyên nhân của một triệu chứng không rõ ràng, bác sĩ nên nghĩ đến một vài chẩn đoán phân biệt và ghi nhận trong hồ sơ bệnh án.

Nguyên tác điều trị triệu chứng:

Dựa theo chẩn đoán của bác sĩ và xác định nguyên nhân nhiều khả năng nhất của các triệu chứng.

Nhiều phương pháp điều trị triệu chứng chỉ có hiệu quả đối với một nguyên nhân cụ thể.

Nguyên tắc điều trị theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng:

Trước tiên điều trị các triệu chứng gây ra nhiều đau khổ nhất.

Nếu người bệnh có một triệu chứng nghiêm trọng, cần phải điều trị tích cực triệu chứng đó trước khi dành thời gian hoàn thành đánh giá chăm sóc giảm nhẹ toàn diện.

Các biện pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau khổ về thể chất

Dựa vào nguyên tắc đánh giá, nguyên tắc điều trị có các biện pháp điều trị giảm nhẹ phù hợp cho đối tượng người bệnh đau khổ về thể chất:            

  • Khó thở 

Viêm phổi: 

– Điều trị bằng kháng sinh thích hợp nếu phù hợp với mục tiêu chăm sóc.

– Người lớn không dung nạp với opioid: morphin 2-5mg uống hoặc 1-2mg TMC hoặc TDD, mỗi 2-4 giờ khi cần.

Nếu khó thở dai dẳng, chỉ định liều cố định mỗi 4 giờ và chỉ định thêm một liều cứu hộ bằng 10% tổng liều hàng ngày mỗi 60 phút khi cần thiết. Tăng liều cố định theo giờ khi cần thiết thêm 33% mỗi liều.

– Nếu người bệnh có dùng phác đồ methadon thay thế: có thể cần dùng morphin liều cao hơn.

Thuyên tắc phổi: Điều trị bằng morphin như trên. Cân nhắc thuốc kháng đông phù hợp tình trạng ung thư nếu phù hợp với mục tiêu chăm sóc.

  • Hít sặc:

Phòng ngừa hít sặc: Tránh chất lỏng loãng, người bệnh chỉ nên ăn khi hoàn toàn tỉnh táo, ngồi thẳng và có sự trợ giúp.

Morphin như trên.

  • Ho

Kích thích cây phế quản phổi do nhiễm trùng, bệnh ung thư, viêm, tích tụ chất lỏng, hít sặc

Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn nếu có thể.

– Codein 30 – 60mg uống mỗi 6 giờ khi cần thiết.

– Nếu codein 30mg chỉ có sẵn ở dạng phối hợp với paracetamol 500mg và nếu người bệnh bị bệnh gan trung bình hoặc nặng, chỉ sử dụng mỗi 6 giờ hoặc sử dụng opioid thay thế (như morphin) không kết hợp với paracetamol.

– Nếu một phần do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen phế quản, có thể sử dụng methylprednisolon uống hoặc dexamethason TMC, giảm liều từ từ.

  • Buồn nôn

Tăng áp lực nội sọ: sử dụng Dexamethason 8 – 20mg chia làm 1-2 lần/ngày, uống hoặc TMC

Hóa trị hoặc xạ trị vùng bụng: sử dụng Ondansetron 4 – 8mg uống hoặc TMC mỗi 8 giờ theo giờ hoặc khi cần thiết

  • Lo âu

– Haloperidol 0,5-2mg x 2-4 lần/ngày, uống, TMC hoặc TDD, theo giờ hoặc khi cần thiết

– Diazepam 2-10mg x 3 lần/ngày, uống, TMC hoặc TDD, theo giờ và/hoặc khi cần thiết.

– Fluoxetin 10-60mg uống mỗi sáng (đối với lo âu mạnh)

2. Đánh giá và giảm nhẹ đau khổ về tâm lý

Giam nhe cac dau kho
Giảm nhẹ các đau khổ

Các triệu chứng tâm lý bao gồm căng thẳng, lo âu, trầm cảm và sảng rất phổ biến ở những người mắc bệnh nặng, là nguyên nhân chính gây ra đau khổ, và cần được chẩn đoán và điều trị tích cực.

Trầm cảm chủ yếu có thể bị bỏ sót ở những người bệnh mắc bệnh nặng giai đoạn cuối vì một số triệu chứng của bệnh lý nội khoa có thể trùng lắp với một số triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị và ý tưởng tự tử không phải là phản ứng bình thường đối với bệnh nội khoa và có thể gợi ý rối loạn trầm cảm chủ yếu.

Rối loạn lo âu và trầm cảm cũng xảy ra ở những người bệnh không có bệnh nội khoa nghiêm trọng. Ở các bối cảnh y tế mà sự chăm sóc sức khỏe tâm thần không dễ dàng được tiếp cận, các nhân viên y tế với ít nhất là đào tạo cơ bản về chăm sóc giảm nhẹ có thể và nên nhận biết được và điều trị lo âu và trầm cảm không phức tạp.

Người bệnh có vấn đề tâm thần phức tạp hoặc kháng trị nên được giới thiệu đến bác sĩ tâm thần.

Sự căng thẳng về cảm xúc và thể chất của việc chăm sóc một thành viên gia đình bị bệnh nặng, và việc mất mát một thành viên trong gia đình trong tương lai hoặc thực tế ở hiện tại, có thể dẫn đến lo lắng và khí sắc trầm cảm.

Đau buồn bình thường do mất người thân (bereavement) (80-90% trường hợp gia đình có mất người thân):

Mất niềm tin, khó chấp nhận cái chết; mối bận tâm với suy nghĩ về người đã khuất; không quan tâm đến phần còn lại của thế giới.

Nỗi đau buồn giảm dần sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng, dần dần chấp nhận mất mát, kết nối lại với đời sống xã hội, nhưng làn sóng các đợt buồn bã có thể tái diễn, đặc biệt là vào ngày giỗ mỗi năm.

Đau buồn phức tạp do mất người thân (complicated grief):

Kéo dài ít nhất 6 tháng xuất hiện các mối bận tâm với suy nghĩ về người đã khuất, gây căng thẳng cho người còn sống, suy giảm chức năng xã hội và sức khỏe thể chất, khó chấp nhận cái chết, cảm thấy cuộc sống trống rỗng hoặc không có mục đích.

Có thể đi kèm rối loạn trầm cảm chủ yếu hoặc không.

Cần can thiệp để giúp ngăn ngừa các bệnh lý tâm thần và thể chất lâu dài.

Nỗi đau đến bất ngờ vì vậy, cả 2 đối tượng rất cần phải có sự hỗ trợ của đồng bệnh và các nhân viên y tế có chuyên môn để giúp đưa ra lời khuyên và san sẻ giúp người bệnh, người thân bệnh nhân giải đáp các thắc mắc vượt qua khó khăn, kiên trì chiến đấy với bệnh

3. Đánh giá và can thiệp đau khổ và khó khăn về mặt xã hội

Các vấn đề và đau khổ xã hội

Hướng can thiệp

Ghi chú

Không có nơi ở             
  • Tư vấn giúp tìm chỗ ở, nhà trọ
  • Thanh toán tiền mặt cho thuê nhà
 
Khó khăn                 
  • Tư vấn giúp tìm việc làm
  • Chi phí di chuyển để tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  • Tìm đến các group cộng đồng hỗ trợ
Không chỉ cho người bệnh mà còn cho người nhà người bệnh
Bị kỳ thị/phân biệt đối xử             
  • Tư vấn hỗ trợ
  • Tư vấn giúp tìm trợ giúp pháp lý
Nhân viên y tế cũng cần ý thức về thái độ phân biệt đối xử của mình khi làm việc với người bệnh.
Không có người chăm sóc
  • Tìm nguồn chăm sóc tạm thời từ tình nguyện viên, các mối quan hệ xung quanh người bệnh hoặc thuê ngoài với nguồn tài chính được tài trợ
  • Kết nối các nguồn lực hỗ trợ khác.
 

4. Đánh giá và điều trị đau khổ về tâm linh:

Khi con người đối mặt cái chết ở giai đoạn cuối đời, có một dạng đau khổ không có thuốc chữa, do đó điều trị về tâm linh là một phần quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ. Đau khổ về tâm linh, chẳng hạn như mất ý nghĩa trong cuộc sống, phổ biến ở những người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị kỳ thị nhiều. Người bệnh có thể sợ chết, cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, mất liên lạc với người thân, không biết sau khi chết đi mình sẽ đi về đâu,…

Đối với một số người có đức tin, tôn giáo có thể là một nguồn an ủi, cảm hứng, hy vọng và bình an để dẫn dắt họ trên hành trình đến cái chết. Người hỗ trợ biết lắng nghe có thể giúp người bệnh nhìn lại cuộc đời theo góc nhìn tích cực, nhắc lại cuộc sống của người bệnh đã ảnh hưởng người khác thế nào, họ đã để lại di sản gì trong những người thân quen còn sống, dựa trên mối liên hệ của họ với những người khác, cộng đồng và các sinh hoạt mà họ thích.

Nhân viên y tế cần tôn trọng niềm tin tôn giáo và nhu cầu hỗ trợ tâm linh của người bệnh. Nhân viên y tế thuộc đội ngũ chăm sóc, có am hiểu về tôn giáo của người bệnh và được đào tạo về hỗ trợ tâm linh cũng có thể đảm nhiệm vai trò này.

 Vì vậy, niềm tin tôn giáo và nhu cầu hỗ trợ tâm linh của người bệnh là nơi để họ tìm thấy được sự an ủi, niềm tin và hy vọng trong cuộc sống. Những trường hợp tìm kiếm sự tâm linh thường đã rơi vào giai đoạn cuối hoặc họ cảm thấy đau khổ muốn tìm nơi gửi gắm hy vọng Nên tôn trọng và lắng nghe các nhu cầu và giúp họ tiếp tục chiến đấu với bệnh.

Nguồn Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *