Giai đoạn chỉnh nha đương đại – Ngành chỉnh nha.

Trong các chuyên ngành nha khoa, Chỉnh nha phát triển khá sớm thành chuyên khoa sâu. Phần lược sử chỉnh nha trình bày khái lược về những đóng góp to lớn của những nhà tiên phong trong lĩnh vực chỉnh nha để có được ngành chỉnh nha hiện đại như ngày hôm nay. Hiểu về lịch sử phát triển của chỉnh nha, giúp chúng ta có cái nhìn trân trọng với đóng nay. góp của bậc “đại thụ chỉnh nha” và hiểu hơn về xu hướng phát triển của chuyên ngành. Bài viết nói về một giai đoạn đặc biệt, giai đoạn chỉnh nha đương đại của chuyên ngành chỉnh nha với những đột phá to lớn. Cùng tìm hiểu.

1. Tổng quan về chuyên ngành chỉnh nha

Trong các chuyên ngành nha khoa, Chỉnh nha phát triển khá sớm thành chuyên khoa sâu. Phần lược sử chỉnh nha trình bày khái lược về những đóng góp to lớn của những nhà tiên phong trong lĩnh vực chỉnh nha để có được ngành chỉnh nha hiện đại như ngày hôm nay . Hiểu về lịch sử phát triển của chỉnh nha, giúp chúng ta có cái nhìn trân trọng với đóng nay. góp của bậc “đại thụ chỉnh nha” và hiểu hơn về xu hướng phát triển của chuyên ngành. Lược sử phát triển chỉnh nha có thể xem xét qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn bình minh của chuyên ngành chỉnh nha.
  • Giai đoạn xây dựng và phát triển.
  • Giai đoạn hoàn chỉnh đến đương đại.

2. Giai đoạn chỉnh nha đương đại của chuyên ngành chỉnh nha

Giai đoạn chỉnh nha đương đại với ba tượng đài đại diện là Ricketts, Andrews và Sato. Ba tượng đài này đại diện cho ba triết lý và trường phái chỉnh nha đương đại, trong đó, Andrews là cha đẻ triết lý và trường phái dây thẳng, Ricketts phát triển triết lý và trưởng phái chỉnh nha dựa trên tăng trưởng và chức năng (Bioprogressive) với kỹ thuật chỉnh nha phân đoạn; còn Sato phát triển triết lý động học sọ mặt và chức năng với kỹ thuật L-loop liên hoàn (MEAW: Multi-Edgewise Arch Wire) tạo nên sự đa dạng hóa trong chỉnh nha đương đại.

Gọi Ricketts là tượng đài trong chỉnh nha quả là không ngoa, nếu chúng ta biết rằng ông đã viết trên 300 bài báo khoa học trong lĩnh vực chỉnh nha, cùng với ba cuốn sách gối đầu cho những tín đồ (follower) của trường phải này, đó là các cuốn: “Ricketts Bioprogressive techniques”, “Cephalometric paradigm 2000” và “Understanding the VTO”, dành riêng cho những bác sĩ chỉnh nha theo đuổi trường phái bioprogressvive.

Ricketts đã phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh hệ thống từ chẩn đoán đến kế hoạch điều trị chỉnh nha trên cơ sở phân tích đo đầu Ricketts do tác giả phát triển trong thời gian 20 năm.

chinh-nha-duong-dai-1
Hình 1: Robert M. Ricketts (1920-2003)

Phân tích Ricketts có thể xem là phân tích đo đầu toàn diện nhất và cũng là phức tạp nhất. Trong phân tích này, tất cả các yếu tố tương quan sọ mặt, mô mềm, chức năng đường thở đều được đánh giá. Trên cơ sở phân tích đo đầu này, Ricketts phát triển phương pháp dự đoán tăng trưởng ngắn hạn (short range forcast) và dài hạn (long range forcast) khá phức tạp. Từ kết quả dự đoán tăng trưởng này, Ricketts xây dựng một kế hoạch điều trị nhìn thấy trước kết quả mong muốn, gọi là VTO (Visualized Treatment Objective), trên cơ sở tích hợp đánh giá tăng trưởng. VTO là lõi chính để xây dựng kế hoạch điều trị. Để điều trị, Ricketts phát triển những khi cụ và phương pháp điều trị tương ứng với phân tích VTO như khí cụ Quad helix, cung tiện ích (Utility arch)…Mặt dù, số lượng bác sĩ chỉnh nha theo trường phái Bioprogressive không nhiều, vì có lẽ nó quá khó so với các bác sĩ chỉnh nha không muốn đương đầu với những thách thức. Trong chuyên ngành chỉnh nha, tỉ lệ các bác sĩ chỉnh nha thực hành theo trường phái này chỉ chiếm khoảng 5%, nhưng với những người đã đeo đuổi trường phái này, sự hấp dẫn của triết lý Bioprogressive tạo nên các tín đồ (follower) thực sự và nói theo ngôn từ đời thường, là những người cuồng Ricketts. Những tín đồ Ricketts sẽ khó mà từ bỏ trường phái này, vì đây chính là đỉnh cao mà họ luôn luôn muốn chinh phục.

Andrews đã làm cuộc cách mạng chỉnh nha, mang môn khoa học được mệnh danh huyền bí này đến với đời thường, đến với các bác sĩ thực hành tổng quát muốn học chỉnh nha bằng cách đơn giản hóa quy trình điều trị chỉnh nha với những kỹ thuật bẻ dây phức tạp trở thành đơn giản hơn với kỹ thuật dây thẳng.

chinh-nha-duong-dai-2
Hình 2: Laurent Andrews (1929-)

Nghiên cứu 120 mẫu hàm trên người có khớp cắn bình thường, Andrews xây dựng nên 6 tiêu chuẩn khớp cắn bình thường làm cơ sở cho chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị chỉnh nha vào năm 1970.

Hình 3: Tiêu chuẩn số 1 Andrews, với yêu cầu lồng khớp hoàn toàn giữa răng cối lớn thứ nhất hàm trên với răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ở cả múi gần, múi xa và múi trong. A, Lồng khớp múi gần và múi xa nhìn từ ngoài trên mẫu hàm. B, Lồng khớp các múi nhìn từ ngoài, trong và thiết đồ cắt ngang múi trong răng cối lớn hàm trên với trũng giữa răng cối lớn hàm dưới.

Cũng từ 6 tiêu chuẩn khớp cắn này, Andrews xây dựng tích hợp các góc độ đại diện cho độ nghiêng ngoài trong (gọi là độ torque), độ nghiêng gần xa (gọi là độ tip) và độ xoay vào trong mắc cải, giúp giảm thiểu bẻ dây, đơn giản hóa điều trị. Với đóng góp này, Andrews được vinh danh là cha đẻ kỹ thuật dây thẳng. Kỹ thuật dây thẳng ra đời cùng với sự phát triển dây đàn hồi (dây Nitinol) từ công nghệ NASA. Hơn 80% bác sĩ chỉnh nha trên thế giới đang thực hành chỉnh nha theo trường phái dây thẳng của Andrews phát triển. Không có Andrews, có lẽ không nhiều bác sĩ nha khoa dám bước vào lĩnh vực nhiều thách thức này. Không có Andrews, chắc chắn các bác sĩ chỉnh nha sẽ quá tải bệnh nhân và sẽ nhiều bệnh nhân không có cơ hội được điều trị chỉnh nha, vì số lượng bác sĩ chỉnh nha không đủ đáp ứng nhu cầu bệnh nhân. Nhược điểm của trường phái dây thẳng là có thể kéo dài thời gian điều trị và dễ gặp sự cốkhó giải quyết với kỹ thuật dây thẳng đơn thuần. Tuy nhiên, đây vẫn là kỹ thuật phổ biến nhất trong chỉnh nha hiện nay.

Sadao Sato  nguyên là trưởng khoa Nha, trưởng bộ môn chỉnh nha trường Đại học Nakagawa (Tokyo), Nhật Bản.

Hình 4: Sadao Sato (1947-)

Ông là người phát triển lý thuyết động học sọ mặt và chỉnh nha chức năng, tạo nên một cuộc cách mạng khác trong chỉnh nha đương đại. Trên nền tảng kỹ thuật MEAW do Kim đề xuất, sử dụng trong điều trị cắn hở, Sato đã phát triển thành một hệ thống triết lý và kỹ thuật hoàn chỉnh. Với lý thuyết động học sọ mặt, Sato đã giải thích được sự hình thành khớp cắn hạng II, hạng III và tình trạng lệch hàm.

Hình 5: Cơ chế hình thành tình trạng lệch hàm do sự phát triển khác nhau giữa hai nửa hàm, trong đó một bên phát triển theo kiểu hạng II và một bên phát triển theo kiểu hạng III, kết quả hàm sẽ lệch về bên phát triển kiểu hạng II (nguồn: Sadao Sato).

Trên cơ sở lý thuyết động học sọ mặt này, Sato đã phát triển kỹ thuật điều trị đảo ngược động học phát triển sọ mặt.

Hình 6: Nguyên tắc điều trị trên cơ sở động học sọ mặt. A, Hướng phát triển đảo ngược (mũi tên xanh) trên kiểu hình lệch lạc hạng III (mũi tên đỏ). B, Sự thay đổi góc nền sọ giữa xương chẩm (mũi tên xanh) và xương bướm (mũi tên trắng) khiến xương lá mía xoay trước, đẩy hàm trên ra trước, cải thiện tương quan hạng III (nguồn: Sadao Sato, có cải biên).
Hình 7: Nguyên tắc điều trị trên cơ sở động học sọ mặt. A, Hướng phát triển đảo ngược (mũi tên xanh) trên kiểu hình lệch lạc hạng II (mũi tên đỏ). B, Sự thay đổi góc nền sọ giữa xương chậm (mũi tên xanh) và xương bướm (mũi tên trắng) khiến xương lá mía xoay trước, giảm phát triển hàm trên ra trước, cải thiện tương quan hạng II (nguồn: Sadao Sato, có cải biên).

Cùng với Slavicek, Sato nghiên cứu sự phát triển động học sọ mặt dưới góc nhìn tiến hóa và kết nối chính nha với cắn khớp, bổ sung điểm yếu của các bác sĩ chỉnh nha trong lĩnh vực cắn khớp. Ba cuốn sách do Sato cùng cộng sự biên soạn thể hiện triết lý động học sọ mặt và chức năng trong chỉnh nha là các cuốn: “A treatment approach to malocclusions under the consideration of craniofacial dynamics”, “Manual for the clinical application of MEAW technique” và “The vertical dimention in Prosthetics and orthognathodontics”. Ngoài ra, Sato còn tham gia viết 2 chương trong sách Occlusion của Slavicek.

Với triết lý động học sọ mặt và chức năng, Sato đã biến những trường hợp chỉnh nha từ “không thể” thành “có thể” trong điều trị những trường hợp hạng III xương, lệch hàm (Hình 8) với kết quả ngoạn mục, mà trước đây luôn là ứng viên của phẫu thuật chỉnh hàm (Hình 9).

Hình 8: Trường hợp lệch hàm, trước đây phải điều trị phẫu thuật (nguồn: Sadao Sato).
Hình 9: Lệch lạc khớp cắn hạng III điều trị thành công với kỹ thuật MEAW.

Nguồn: Sách Chỉnh nha lâm sàng – Từ nguyên lý đến kỹ thuật, NXB Y học Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *