Dự phòng bệnh lao là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong y tế công cộng. Việc phòng ngừa bệnh lao đòi hỏi sự chú ý đến các yếu tố nguy cơ, kết hợp với áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao, cũng như giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao.
1. Một số yếu tố nguy cơ đến sự lây truyền bệnh lao
– Sự tập trung của các hạt khí dung trong không khí bị chi phối bởi số lượng vi khuẩn do bệnh nhân ho khạc ra và sự thông khí tại khu vực phơi nhiễm.
– Thời gian tiếp xúc với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao.
– Trạng thái gần với nguồn các hạt khí dung mang vi khuẩn lao.
– Hệ thống miễn dịch suy giảm: HIV, tiểu đường, và suy dinh dưỡng…
– Những người sử dụng thuốc lá, rượu có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm lao và bệnh lao.
– Các yếu tố môi trường: không gian chật hẹp, thông khí không đầy đủ, tái lưu thông không khí có chứa các hạt khí dung chứa vi khuẩn lao.
2. Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao để dự phòng bệnh lao
Kiểm soát nhiễm khuẩn lao là sự kết hợp các biện pháp nhằm hạn chế tối thiểu nguy cơ lan truyền của bệnh lao trong cộng đồng.
2.1. Kiểm soát vệ sinh môi trường
– Giảm đậm độ các hạt nhiễm khuẩn trong không khí bằng thông gió tốt:
+ Cửa đi và cửa sổ của buồng khám, khu chờ và buồng bệnh cần được mở cho thông gió tự nhiên hoặc dùng quạt điện đúng chiều để làm loãng các hạt nhiễm khuẩn và đẩy vi khuẩn ra ngoài, dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn lao sẽ dễ bị tiêu diệt.
+ Bố trí vị trí làm việc hợp lý theo chiều thông gió: Không để không khí đi từ người bệnh đến cán bộ y tế.
– Thay đổi hành vi của người bệnh (vệ sinh hô hấp) nhằm làm giảm các hạt nhiễm khuẩn ra môi trường:
+ Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác (cán bộ y tế), khi hắt hơi, ho.
+ Khạc đờm vào giấy hoặc ca cốc, bỏ đúng nơi quy định, rửa tay xà phòng thường xuyên.
+ Lấy đờm xét nghiệm đúng nơi quy định, tốt nhất là ngoài trời, môi trường thông thoáng. Nếu không, cần ở nơi có thông gió tốt, ít khả năng tiếp xúc của nhân viên y tế và người khác. Không nên đặt nơi lấy đờm ở những phòng nhỏ đóng kín hoặc nhà vệ sinh.
2.2. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế
Khẩu trang thông thường ít có tác dụng bảo vệ nhiễm vi khuẩn lao. Những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao cần đeo khẩu trang bảo vệ hô hấp đạt tiêu chuẩn như loại N95 hoặc tương đương trở lên.
2.3. Giảm tiếp xúc nguồn lây
– Cách ly: nên có nơi chăm sóc điều trị riêng cho người bệnh lao phổi AFB (+), đặc biệt với người bệnh lao đa kháng thuốc.
– Trong các cơ sở đặc biệt như trại giam, cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội có khả năng lây nhiễm rất cao, cần cách ly thỏa đáng những người bệnh để điều trị mới tránh được các vụ dịch nghiêm trọng.
– Nhân viên y tế cần tuân thủ quy trình khám, chăm sóc người bệnh: khi khám, hỏi bệnh, thực hiện tư vấn để người bệnh quay lưng lại. Thân thiện qua hành động, cử chỉ, lời nói chứ không nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp.
– Để bảo vệ cho người nhiễm HIV đến khám: cần xác định những người nghi lao (ho khạc) để hướng dẫn họ dùng khẩu trang, giấy che miệng, chuyển đến khu chờ riêng hoặc phòng cách ly (nếu có) và ưu tiên khám trước để giảm thời gian tiếp xúc.
3. Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao
3.1. Tiêm vaccin BCG (Bacille Calmette-Guérin) để dự phòng bệnh lao
Chương trình Tiêm chủng mở rông thực hiện nhằm giúp cho cơ thể hình thành miễn dich chống lại bệnh lao khi bi ̣nhiễm lao.
Để có tác dụng cần:
– Tiêm đúng kỹ thuật, đúng liều lượng
– Vaccin phải được bảo quản đúng, đảm bảo chất lượng trong toàn bộ dây truyền đến từng liều sử dụng cho trẻ
Chỉ định tiêm vaccin BCG:
– Đối với trẻ không nhiễm HIV được tiến hành cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi
– Đối với trẻ nhiễm HIV không có triệu chứng của bệnh HIV/AIDS
Chống chỉ định tuyệt đối:
– Trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh
– Nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng của bệnh HIV/AIDS
Chống chỉ định tương đối:
– Trẻ đẻ non thiếu tháng.
– Đang nhiễm khuẩn cấp tính.
– Sau một bệnh cấp tính, nhiễm virus cúm, sởi.
Liều lượng và phương pháp:
– Đường tiêm: Tiêm trong da
– Liều lượng: 0,05mg tương đương 1/10ml dung dịch, tại vị trí tiêm nổi vết sẩn đường kính 4-5mm
– Vị trí tiêm: vùng giữa 1/3 trên và 2/3 dưới, mặt ngoài chếch sau cánh tay trái, phía dưới vùng cơ Delta
Diễn biến: sau khoảng 3 đến 4 tuần tai chỗ tiêm sẽ có một nốt sưng nhỏ, rò
dich trong vài tuần rồi kín miêng đóng vảy. Khi vảy rung sẽ để lại một sẹo nhỏ, màu trắng, có thể hơi lõm
Biến chứng tiêm BCG:
– Nốt loét to (đường kính 5- 8 mm) làm mủ và kéo dài, có thể dùng dung dịch isoniazid (INH) 1% , bột isoniazid (INH) hoặc ̣ rifampicin tai chỗ.
– Viêm hạch: tỷ lệ dưới 1%, thường xuất hiên trong 6 tháng sau tiêm, sưng hạch nách hoặc hạch thường đòn cùng bên tiêm, hạch mềm, di động, sưng chậm và vỡ, có thể rò kéo dài trong vài tháng rồi lành tự nhiên. Khi hạch nhuyễn hóa có thể chích và rửa sạch, rắc bột Isoniazid (INH) hoặc Rifampicin tại chỗ. Không cần dùng thuốc chống lao đường toàn thân.
– Ở những trẻ phát triển thành bệnh BCG thì cần đánh giá tình trạng miễn dịch và điều trị thuốc lao hàng thứ nhất (trừ Pyrazinamid) và có thể điều trị phẫu thuật phối hợp.
3.2. Điều trị lao tiềm ẩn để dự phòng bệnh lao
– Đối tượng
+ Tất cả những người nhiễm HIV (người lớn) đã được sàng lọc hiện không mắc bệnh lao ̣
+ Trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ 0-14 tuổi có HIV sống cùng nhà với người bênh lao ̣
phổi, những trẻ này được xác định không mắc lao.
– Phác đồ:
+ Người lớn: Isoniazid (INH) liều dùng 300 mg/ngày, uống môt lần hàng ngày trong 9 tháng, phối hơp Vitamin B6 liều lượng 25mg hằng ngày.
+ Trẻ em: Isoniazid (INH) liều dùng 10 mg/kg/ngày, uống một lần vào một giờ nhất định (thường uống trước bữa ăn 1 giờ), uống hàng ngày trong 6 tháng (tổng số 180 liều INH).
+ Phác đồ 3HP
Một số lưu ý với các đối tượng đặc biệt
Trẻ em: Không nên dùng phác đồ 3HP cho trẻ dưới 2 tuổi.
Người nhiễm HIV:
- Người nhiễm HIV đang điều trị ARV nên sử dụng phác đồ 9H.
- Người nhiễm HIV khỏe mạnh và không dùng ART có thể được xem xét sử dụng phác đồ 3HP (Rifampin chống chỉ định ở người nhiễm HIV đang điều trị ARV)
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Ưu tiên sử dụng phác đồ 9H cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Phác đồ 3HP chống chỉ định với phụ nữ mang thai và có ý định mang thai trong thời gian điều trị.
- Bổ sung thêm 10-25 mg/ngày pyridoxin (vitamin B6)
- Lượng INH qua sữa mẹ không đủ để điều trị lao tiềm ẩn cho trẻ sơ sinh.
- Có thể trì hoãn điều trị cho phụ nữ mang thai và mới sinh ( 2-3 tháng sau sinh) nếu không phải là người tiếp xúc gần gũi hoặc nhiễm HIV.
– Theo dõi đánh giá:
Đối với người lớn: Cấp thuốc hàng tháng và đánh giá việc dùng thuốc ít nhất 01 tháng/lần. Nếu người bệnh bỏ trị, số liều bỏ trị ít hơn 50% tổng liều thì có thể bổ sung cho đủ. Nếu số liều bỏ quá 50% tổng liều thì nên bắt đầu điều trị từ đầu sau bỏ tri ̣
Đối với trẻ em:
+ Tái khám 1lần/tháng. Khi tái khám phải cân trẻ, đánh giá sự tuân thủ điều trị và
tìm dấu hiệu tác dụng ngoài ý muốn của thuốc lao như: vàng da, vàng mắt,…
+ Điều chỉnh liều điều trị theo cân nặng hàng tháng
+ Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi lao trong khi đang điều trị lao tiềm ẩn, chuyển trẻ lên tuyến quận/huyện khám phát hiện bệnh lao. Nếu xác định trẻ không mắc lao, tiếp tục điều trị đủ liệu trình.
+ Nếu trẻ bỏ thuốc liên tục trên 2 tháng, muốn tiếp tục phải đăng ký điều trị lại từ đầu.
Đánh giá điều trị
– Hoàn thành điều trị:
Phác đồ 6H: uống đủ 180 liều INH trong 6 tháng liên tục hoặc không quá 9 tháng tính từ lúc bắt đầu điều trị (trong đó không có lần nào bỏ điều trị quá 8 tuần).
Phác đồ 9H: uống đủ 270 liều INH tính từ lúc bắt đầu điều trị (trong đó không có lần nào bỏ điều trị quá 8 tuần).
Phác đồ 3HP: Hoàn thành 12 liều điều trị trong thời gian 3 tháng.
– Không hoàn thành điều trị:
Phác đồ Isoniazid: Là những trường hợp bỏ uống thuốc quá 8 tuần, hoặc trong thời gian 9 tháng kẻ từ khi bắt đầu điều trị không uống đủ 180 liều INH (với phác đồ 6H) hoặc không uống đủ 270 liều INH (với phác đồ 9H)
Phác đồ 3HP: Không uống đủ 12 liều trong thời gian 3 tháng
– Tiếp tục phác đồ hoặc điều trị lại từ đầu:
Phác đồ Isoniazid: Tiếp tục phác đồ nếu bỏ thuốc dưới 8 tuần, người bệnh có nguyện vọng, được tiếp tục điều trị tiếp; điều trị lại từ đầu nếu người bệnh bỏ thuốc trên 8 tuần.
Phác đồ 3HP: chưa có khuyến cáo liên quan.
– Tác dung phụ:
+ Nhẹ: ̣ viêm thần kinh ngoai vi. Xử trí bằng vitamin B6 liều lương 100mg/ngaỳ.
+ Nặng: tổn thương gan (vàng da, chán ăn, men gan tăng cao). Xử trí: ngừng INH và chuyển đến các cơ sở y tế để điều trị.
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của Bộ Y tế 2020
Leave a Reply