Cách bẻ cung môi và điều chỉnh – Khí cụ chỉnh nha tháo lắp.

Bài viết này mục đích đánh giá và nói về cách bẻ cung môi trên lâm sàng đối với bệnh nhân điều trị khí cụ chỉnh nha tháo lắp, đồng thời đánh giá về cách điều chỉnh cung môi do vị trí cung môi ở mặt ngoài răng cửa có ảnh hưởng tới kiểu di chuyển răng. Cùng tìm hiểu về bài viết dưới đây.

1. Cách bẻ cung môi

  • Đường kính dây:
    • 0,9mm-1,0mm: dây thụ động, không tạo lực di chuyển.
    • 0,8mm-0,9mm: dây tác động, dùng di chuyển răng.
  • Thông thường có hai cách để bẻ cung môi dùng trong khí cụ tháo lắp:
    • Bẻ cung đi theo mặt ngoài các răng trước, sau đó lần lượt bẻ các cung bù trừ bên phải và trái: dễ thực hiện hơn.
    • Bẻ bắt đầu từ một bên và di chuyển dần về phía bên đối diện.

Cung môi bẻ theo cách thứ nhất:

cach-be-cung-moi-01
1. Đánh dấu 1/3 giữa mặt ngoài răng trước.
cach-be-cung-moi-02
2. Dùng tay uốn cong dây cung.
cach-be-cung-moi-03
3. Thử lên mặt ngoài răng và đánh dấu điểm giữa hai răng cửa giữa.
cach-be-cung-moi-04
4. Đánh dấu điểm bắt đầu bẻ cung bù trừ U ở vùng răng nanh.
cach-be-cung-moi-05
5. Bẻ một góc 90° so với mặt phẳng cung môi.
cach-be-cung-moi-06
6. Vòng dây quanh mỏ tròn của kềm hai mẫu để bẻ cung bù trừ.
cach-be-cung-moi-07
7. Thử trên mẫu hàm và đánh dấu điểm bắt đầu bẻ chân cung môi.
8. Bẻ chân cung môi hướng về phía khẩu cái (phía lưỡi).
9. Thử trên mẫu hàm.
10. Bẻ chân cách niêm mạc 0,5-1mm và phần lưu.
11. Cung môi hoàn chỉnh nhìn từ phía trước.
12. Cung môi hoàn chỉnh nhìn từ phía nhai.
Hình 1: Các lưu ý khi bẻ cung bù trừ hình U A. Chuẩn bị bẻ cung U bù trừ phía đối bên. Chú ý cách mỏ kềm kẹp dây ở trên mẫu hàm B. Cách kẹp dây với vị trí mỏ kềm này làm cung U đưa nhiều ra phía môi C. Cách kẹp kềm này làm cung U sát vào mẫu hàm D. Sau khi bẻ, thử lại trên mẫu hàm.
  • Cung ở mặt ngoài nhóm răng trước. Dùng tay uốn cong dây cung theo mặt ngoài các răng cửa giữa và răng cửa bên. Cung nằm trên mặt phẳng ngang tiếp giáp giữa 1/3 giữa và 1/3 bờ cắn răng cửa. Nếu cung răng không đều dặn, cung môi chỉ chạm phần răng nhô ra nhiều nhất. Đoạn cung này tránh gấp khúc, gãy góc.
  • Cung bù trừ hình U: được đặt ở mặt ngoài của răng nanh hai bên. Bề ngang cung bù trừ khoảng 5mm và chiều cao cung là 6-8mm, nằm cao trên cổ răng nanh 2-3mm và cách niêm mạc 1,0- 1,5mm. Cung được thực hiện bằng cách bẻ vòng quanh đường vòng lớn nhất của mỏ tròn kềm 139. Mỏ kềm được đặt sao cho cung U bù trừ sẽ tiếp tục liền lạc với cung mặt ngoài các răng cửa. Nếu cần, sau khi bẻ cung U có thể điều chỉnh vị trí cho phù hợp. Nếu cần làm rộng chữ U, đặt phần mặt phẳng của kềm vào trong cung U. Nếu quá rộng, dùng kềm 3 mấu để thu hẹp lại. Cung U này không đưa quá ra phía mặt ngoài răng, cách mặt ngoài khoảng 1mm là vừa phải, cũng không được chạm hoặc đè lên niêm mạc nướu. Sau khi cung U nằm đúng ngay vị trí tiếp giáp giữa răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất, đánh dấu điểm bẻ dây đi trên mặt nhai nơi tiếp xúc giữa hai răng này, chú ý không gây vướng cộm khớp cắn vùng này. Bẻ dây hướng vào khẩu cái để làm chân cung môi. Nếu dây dài chạm răng đổi bên, khó làm việc nên cắt ngắn.
  • Chân cung môi: được bẻ hở niêm mạc khẩu cái 0,5mm và có phần lưu nằm trong nền nhựa. Dùng kềm 3 mấu bẻ phần đuôi chân cung mỗi gập góc hoặc zíc zắc để lưu trong nền hàm. Bẻ cẩn thận để phần đuôi chân cung môi song song niêm mạc khẩu cái.
  • Lưu ý, cung môi phải thụ động không được tạo lực ở bất kỳ răng nào trên mẫu hàm. Trên lâm sàng cung môi mới được điều chỉnh thêm để tạo lực trên răng mong muốn.

2. Cách điều chỉnh cung môi

Vị trí cung môi ở mặt ngoài răng cửa có ảnh hưởng tới kiểu di chuyển răng: Răng cửa có khuynh hướng nghiêng nhiều nếu cung môi gần về phía cạnh cắn, do tâm xoay của răng có liên quan đến vị trí đặt lực trên răng. Do đó cần lưu ý vị trí của cung môi lúc mới gắn khí cụ cũng như các lần điều chỉnh sau này.

Hình 2: Vị trí cung môi ở vùng răng cửa theo chiều đứng (gần cạnh cắn/gần cổ răng) cần điều chỉnh trong quá trình điều trị.

Chủ động trong việc kiểm soát lực tác động của cung môi.

Hình 3: Trong nền nhựa, cung môi phải được bẻ chính xác và không tạo lực (cung một thụ động, môi thụ động). Hai cung môi một tác động: dán cố định vào mẫu hàm. Khi cắt đôi cung mỗi tác động cho thấy khoảng hở đáng kể giữa hai đầu cung mỗi. (A) nhìn từ mặt ngoài (B) nhìn từ mặt nhai

Tác động lực trên cung môi: ngay ở vị trí cung bù trừ U.

Hình 4: a, b – Thu hẹp cung bù trừ làm phần cung môi đi xuống gần cạnh cắn, c- Cung mỗi được bẻ trở lại để đúng vị trí ở mặt ngoài răng cửa.
  • Khi thu hẹp cung U, sẽ làm ngắn chiều dài cung môi và ngược lại, muốn tăng chiều dài cung môi thì nới rộng cung U.
  • Thu hẹp cung môi bằng cách dùng kềm giữ phần cung U và dùng ngón tay đẩy cạnh gần của cung U. Vị trí cung môi ở vùng răng cửa theo chiều đứng sẽ di về hướng cạnh cắn, làm thay đổi vị trí tiếp xúc với răng cửa. Điều này thuận lợi chỉ khi răng cửa trên cắn chìa quá nhiều, do cung môi nằm gần cạnh cắn sẽ đỡ bị tuột về phía nướu.
  • Cần bẻ dây thêm một lần nữa để cung môi nằm đúng vị trí mặt ngoài răng cửa. Cẩn thận khi bẻ nhiều lần vùng này vì dây cung sẽ dễ bị gãy.
  • Cần bẻ thêm cung U nghiêng ngoài hoặc trong để không vướng mỗi má hay đè lên nướu răng.

Kiểm soát độ tăng lực của cung môi: bằng lực kế Correx hoặc thước kẹp. Tạo lỗ khoan ở phía trước nền hàm cho vị trí của thước kẹp. Khi đo khoảng cách từ lỗ khoan này đến vị trí cung môi ở trong miệng và khi tháo khí cụ, ta sẽ hình dung được khoảng tăng lực trên cung môi.

Hình 5: Lực kế Correx.
Hình 6: Tăng lực kéo lùi răng cửa trên. (A) Đo trong miệng (B) Đo khí cụ được lấy ra ngoài miệng.

Nguồn tham khảo: Sách chỉnh hình răng mặt, khí cụ tháo lắp –  Bộ môn Chỉnh hình răng mặt, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *