Truyền chế phẩm máu: chỉ định và hướng dẫn lâm sàng

Ngày nay, truyền chế phẩm máu thông dụng trên lâm sàng hơn so với truyền máu toàn phần. Người bệnh được truyền chế phẩm máu tùy thuộc thành phần thiếu hụt. Khối hồng cầu được truyền nhằm cải thiện khả năng mang oxy của máu. Truyền máu hạn chế với ngưỡng hemoglobin thấp tương đương về lâm sàng với truyền máu tự do. Truyền huyết tương nhằm điều chỉnh rối loạn đông máu. Truyền tiểu cầu nhằm điều trị hoặc ngăn ngừa chảy máu do tiểu cầu thấp, suy chức năng tiểu cầu.

1. Truyền chế phẩm khối hồng cầu. 

1.1. Thành phần.

  • Hồng cầu.
  • Dung dịch bảo quản, thường chứa citrate.
  • Thể tích một đơn vị ∼200–350 mL

1.2. Yêu cầu về thuận hợp nhóm máu.

1.3. Các chỉ định truyền chế phẩm khối hồng cầu thường gặp:

Quyết định truyền tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:
  • Choáng mất máu hoặc đang mất máu tiếp diễn nhanh.
  • Thay máu: trong bệnh hồng cầu hình liềm nặng hoặc methemoglobin.
  • Thiếu máu nặng (ngay cả khi không triệu chứng).
    • Hb ≤ 7 g/dL nếu không có yếu tố khác.
    • Hb ≤ 8 g/dL nếu có bệnh tim mạch nền hoặc cần phẫu thuật tim, chấn thương chỉnh hình.
  • Thiếu máu vừa và kèm theo một trong các yếu tố:
    • Có triệu chứng thiếu máu.
    • Nguy cơ biến chứng cao như: khởi phát cấp, tuổi cao, nhiều bệnh đồng mắc.
    • Triệu chứng của giảm oxy mô.
    • Dự kiến phẫu thuật.
Chỉ định truyền khối hồng cầu không chỉ dựa vào chỉ số Hb mà đánh giá theo tình huống lâm sàng và tình trạng tổng thể bệnh nhân.
Ngưỡng truyền máu hạn chế (Hb 7–8 g/dL) ở bệnh nhân huyết động ổn định cho kết cục lâm sàng tương tự và nhưng ít nhu cầu máu và tác dụng không mong muốn hơn ngưỡng truyền máu tự do 9–10 g/dL.

1.4. Liều truyền.

Dùng thể tích thấp nhất cần để giảm triệu chứng và/hoặc hồi phục Hb trên ngưỡng truyền máu. Khi không có chảy máu hoạt động, đánh giá lâm sàng người bệnh lại sau mỗi đơn vị và kiểm tra công thức máu.

Tốc độ truyền thường dùng: 90 – 120 phút/ đơn vị. Truyền nhanh nếu xuất huyết lượng lớn, truyền chậm hơn nếu có nguy cơ quả tải tuần hoàn do truyền máu (như suy tim, thiếu máu mạn nặng).

1.5. Tác dụng.

  • Tăng Hb và khả năng chuyên chở oxy của máu.
  • 1 đơn vị khối hồng cầu làm tăng Hb ∼ 1 g/dL.
  • Thể tích nội mạch tăng lên tương đương với thể tích máu truyền.

1.6. Biến chứng.

  • Truyền máu nhiều lần có thể gây quá tải sắt.
  • Các phản ứng truyền máu.

2. Truyền chế phẩm tiểu cầu.

2.1. Thành phần của chế phẩm tiểu cầu.

  • Tiểu cầu trong huyết tương hoặc tiểu cầu trong dung dịch môi trường dinh dưỡng.
  • Chế phẩm tiểu cầu thuộc một trong hai:
    • Đơn vị tiểu cầu gạn tách từ một người hiến: chiết xuất từ một đơn vị máu toàn phần của một người hiến chứa∼ 310 x 109 tiểu cầu trong ∼300 mL
    • Túi tiểu cầu gộp bất kỳ: chiết xuất từ 4 – 6 đơn vị máu toàn phần từ nhiều người hiến và chứa ∼ 280 X 109 tiểu cầu trong∼200 mL.

2.2. Yêu cầu về tương đồng nhóm máu.

Tiểu cầu tương đồng nhóm máu có thể ít thông dụng do nguồn cung cấp hạn chế.  Nguy cơ khi truyền tiểu cầu không tương hợp thấp hơn so với khối hồng cầu.
  • Tương hợp nhóm máu ABO: khuyên dùng nhưng không cần thiết dùng thường quy.
  • Phù hợp Rh(D): nên dùng tiểu cầu Rh(D) âm cho người nhận Rh(D) âm để tránh dị miễn dịch.
  • Xem xét thuận hợp về huyết tương khi truyền nhiều đơn vị.

2.3. Chỉ định truyền chế phẩm tiểu cầu.

  • Điều trị chảy máu đang hoạt động kèm theo một trong các yếu tố:
    • Tiểu cầu< 50,000/mm3
    • Tiểu cầu< 100,000/mm3 và có chấn thương não hoặc đa chấn thương.
    • Các rối loạn tiểu cầu định tính như hội chứng Bernard-Soulier
    • Hồi sức cân bằng trong xuất huyết lượng lớn.
  • Dự phòng chảy máu trong bất kỳ tình huống sau:
    • Giảm tiểu cầu nặng < 10,000/mm3  thứ phát do điều trị ức chế tủy.
    • Giảm tiểu cầu và cần làm thủ thuật xâm lấn/phẫu thuật:
      • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm chọn lọc hoặc chọc hút tủy xương khi < 20,000/mm3
      • Phẫu thuật thần kinh khi tiểu cầu< 100,000/mm3
      • Các thủ thuật xâm lấn khác khi tiểu cầu < 50,000/mm3
    • Sinh thường khi tiểu cầu < 50,000/mm3

2.4. Các thận trọng khi truyền tiểu cầu.

Truyền tiểu cầu không khuyến cáo cho điều trị giảm tiểu cầu vô căn hoặc tự miễn ở bệnh nhân không chảy máu như:

  • Giảm tiểu cầu do suy tủy mạn không liên quan thuốc ức chế tủy (hóa trị, xạ trị).
  • Giảm tiểu cầu do heparin.
  • TTP/HUS.
  • Giảm tiểu cầu do miễn dịch.
  • Giảm tiểu cầu do vaccin.

2.5. Liều truyền.

  • Liều
    • Truyền một đơn vị tiểu cầu gạn tách hoặc tiểu cầu pool khi tiểu cầu< 10,000/mm3
    • Trong xuất huyết lượng lớn, truyền tiểu cầu theo tỉ lệ theo các protocol về truyền máu lượng lớn.
    • Các chỉ định khác: truyền liều thấp nhất để hồi phục tiểu cầu đến ngưỡng cần đạt.
  • Tốc độ thường dùng: 30 – 60 phút cho một đơn vị tiểu cầu gạn tách/pool.

2.6. Tác dụng

  • Một đơn vị tiểu cầu gạn tách hoặc một túi tiểu cầu pool tăng được 20–60,000/mm3.[17]
  • Thể tích nội mạch tăng lên tương đương thể tích truyền.

3. Truyền chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh và tủa lạnh.

3.1. Huyết tương tươi đông lạnh.

  • Thành phần
    • Huyết tương, gồm yếu tố đông máu và protein huyết tương.
    • Các thành phần tế bào đã được loại bỏ.
    • Một đơn vị thể tích ∼200–300 mL
  • Yêu cầu về tương đồng nhóm máu.
    • Tương đồng ABO có thể xem xét.
    • Rh(D): không cần tương hợp.
  • Chỉ định
    • Điều trị rối loạn đông máu do thiếu hụt nhiều yếu tố (xơ gan, DIC).
      • Thường cân nhắc dùng cho bệnh nhân có INR≥ 2.0 đang chảy máu hoạt động hoặc làm thủ thập xâm lấn.
      • Không khuyến cáo dùng cho INR tăng nhẹ từ  1.1–1.9
    • Dự phòng rối loạn đông máu do hòa loãng trong hồi sức mất máu lượng lớn.
    • Thay huyết tương trong TTP.
    • Điều trị thay thế:
      • Xử trí thiếu protein huyết tương nếu các chế phẩm tái tổ hợp không có sẵn.
      • Xử trí hóa giải warfarin/sintrom khẩn cấp khi không có thuốc hóa giải 4-factor PCC.
  • Liều
    • Liều: 10–20 mL/kg
    • Tốc độ: 10–20 mL/kg/h.
  • Tác dụng
    • Điều chỉnh thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu.
    • Tăng thể tích nội mạch tương đương thể tích truyền.

3.2. Truyền chế phẩm tủa lạnh.

  • Thành phần: yếu tố đông máu fibrinogen, factor VIIIfactor XIII, vWF, và fibronectin
  • Yêu cầu về thuận hợp.
    • Thuận hợp ABO: nên có nhưng không cần thiết.
    • Rh(D): không cần thiết.
  • Chỉ định.
    • Chảy máu có thiếu hụt fibrinogen (xơ gan, DIC) với fibrinogen< 100–150 mg/dL
    • Liệu pháp thay thế trong điều trị thiếu yếu tố đông máu như vWFfactor VIII, và yếu tố XIII
    • Điều trị hội chứng xuất huyết tăng ure máu.
  • Liều
    • Liều: 1 đơn vị cho 7–10 kg cân nặng.
    • Tốc độ: 10–20 mL/kg/h.
  • Tác dụng: 1 đơn vị tủa lạnh cho 7–10 kg cân nặng làm tăng fibrinogen huyết thanh lên ∼ 50–75 mg/dL.

Tài liệu tham khảo: 

Tranfusion, Amboss.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *