Tấm chặn môi và khí cụ chặn lưỡi – Tổng quan.

Tấm chặn môi là khí cụ đơn giản được sử dụng điều trị sớm những lệch lạc cung răng do bất thường chức năng cơ. Đây là khí cụ chức năng không có thành phần tác động lực. Lực tác động lên răng được tạo ra nhờ lực cơ và mô mềm vùng má và môi. Tấm chặn môi giúp cải thiện vị trí răng và tương quan khớp cắn, huấn luyện cơ môi để cải thiện tư thế và chức năng môi, có thể cải thiện mô vùng miệng hầu do ngăn cản được chứng thở miệng. Đồng thời với đó, có một dạng khí cụ chặn lưỡi giúp hỗ trợ huấn luyện để lưỡi đặt đúng vị trí khi nuốt cũng như tư thế nghỉ thích hợp của lưỡi trong xoang miệng. Cùng tìm hiểu hai dạng khí cụ này trong nha khoa.

1. Giới thiệu chung và chỉ định về tấm chặn môi

Neuwell giới thiệu tấm chặn môi vào năm 1912 và được sử dụng rộng rãi ở Anh trước thế chiến thứ hai. Nhiều tác giả khác cũng sử dụng tấm chặn môi như Korbitz, Nord, Hotz, Kraus, Fingeroth.

Tấm chặn môi (Hình 1) là khí cụ đơn giản được sử dụng điều trị sớm những lệch lạc cung răng do bất thường chức năng cơ. Đây là khí cụ chức năng không có thành phần tác động lực. Lực tác động lên răng được tạo ra nhờ lực cơ và mô mềm vùng má và môi.

tam-chan-moi-1
Hình 1: Tấm chặn môi

Tấm chặn môi được sử dụng để điều trị những bất thường do (1) mút tay, cắn môi và đẩy lưỡi; (2) thở miệng do tư thế mỗi không khép kín và không có cản trở đường hô hấp; (3) hộ răng trên và cắn hở trong thời kỳ răng sữa hoặc răng hỗn hợp và (4) thiểu năng cơ vùng miệng.

Lực của cơ mỗi tác động lên răng qua tấm chặn môi. Thường tấm chặn mỗi chạm răng trước cần tác động lực và không chạm vào răng và niêm mạc xương ổ răng vùng phía sau hai bên. Tấm chặn môi hở 2-3mm vùng phía răng sau cản lực má ép vào cung răng giúp cung răng hàm trên có thể nới rộng trong trường hợp cung răng hẹp. Tùy theo lệch lạc cung răng và lực tác động, phác họa tấm chặn môi sao cho răng hoặc xương ổ cần tác động lực hoặc hạn chế lực tác động từ hệ thống cơ.

Tấm chặn môi giúp cải thiện vị trí răng và tương quan khớp cắn, huấn luyện cơ môi để cải thiện tư thế và chức năng môi, có thể cải thiện mô vùng miệng hầu do ngăn cản được chứng thở miệng. Nếu răng cửa trên nghiêng ra trước và hở kẽ, độ cắn chìa tăng, sử dụng tấm chặn môi chỉ chạm các răng cửa nghiêng trước mà không chạm lên các răng trong. Như vậy, toàn bộ áp lực của môi và má truyền qua tấm chặn mô tập trung tác động lên các răng cửa nghiêng ra trước tại vùng bờ cắn. Trong trường hợp răng cửa dưới chạm răng cửa trên ở cắn khít trung tâm, răng cửa dưới sẽ ngăn cản răng cửa trên di chuyển vào trong khi mang khí cụ, áp lực từ tấm chặn môi có thể gây tiêu xương hoặc tiêu chân răng cửa trên.

Nếu răng cửa trên và dưới cắn hở nhau ở cắn khớp trung tâm, áp lực từ tấm chặn mỗi giúp đẩy vào trong các răng cửa trên bị nhô ra ngoài. Trong trường hợp độ cắn chìa tăng và môi dưới khó có thể đưa đến răng trên, thiết kế độ cong tấm chặn môi về phía răng cửa dưới phải đủ để môi dưới có thể dễ dàng trượt lên trên và ra ngoài tấm chặn mỗi. Trong trường hợp này, nếu tấm chặn môi bị uốn cong dưới răng cửa trên, môi dưới sẽ khó phủ ra phía ngoài trước tấm chặn môi. Lúc này lực ở môi dưới có thể làm bật tấm chặn môi khỏi miệng hoặc đẩy răng cửa trên ra khỏi sự kiểm soát của môi trên. Tấm chặn môi có thể bán sẵn nhiều kích cỡ khác nhau hoặc làm riêng biệt cho từng bệnh nhân.

2. Đặc điểm chung về khí cụ chặn lưỡi

Một số bệnh nhân thường có thói quen đẩy lưỡi ra trước khi nuốt. Đây có thể là thói quen còn tồn tại từ kiểu nuốt nhũ nhi. Tuy nhiên nếu các răng hai hàm không gài khớp chặt với nhau, trẻ có thể sẽ có khuynh hướng nuốt chèn lưỡi vào khoảng trống giữa hai hàm để tạo áp lực âm trong khoang miệng khi nuốt. Thói quen nuốt đẩy lưỡi có thể là nguyên nhân nhưng cũng có thể là hậu quả của các sai hình răng miệng như hô răng và thưa kẽ các răng hàm trên và, hoặc hàm dưới, sai khớp cắn hạng III do răng…

Khí cụ điều trị thói quen đẩy lưỡi có thể là những khí cụ có hàng rào chặn lưỡi tháo lắp hoặc cố định (Hình 2, 3).

tam-chan-moi-2
Hình 2: Hàng rào chặn lưỡi cố định
Hình 3: Hàng rào chặn lưỡi tháo lắp, có thể đặt thêm móc Adams hoặc móc bi ở vùng răng sau để tăng lưu giữ cho khí cụ.

Tuy nhiên điều lưu ý là cần giải thích để bệnh nhân hiểu rõ hậu quả của tật đẩy lưỡi. Vấn đề không phải là dùng khí cụ để ngăn chặn đẩy lưỡi mà cần phải huấn luyện để bệnh nhân hiểu và tập luyện để lưỡi đặt đúng vị trí khi nuốt cũng như tư thế nghỉ thích hợp của lưỡi trong xoang miệng.

Khí cụ huấn luyện tập vị trí đặt lưỡi: khí cụ Hawley hoặc khí cụ activator có khoét lỗ trống trên nền nhựa vùng khẩu cái (Hình 4), khí cụ bluegrass (Hình 5)…

tam-chan-moi-3
Hình 4: Khí cụ Activator
Hình 5: Khí cụ Bluegrass

Nguồn tham khảo: Sách chỉnh hình răng mặt, khí cụ tháo lắp –  Bộ môn Chỉnh hình răng mặt, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *