Bài viết này đánh giá về ba dạng khí cụ Bionator, Twin block và Frankel trong chỉnh hình răng mặt. Đặc điểm, chỉ định trong từng trường hợp cụ thể của mỗi loại khí cụ khác nhau đối với mỗi ca chỉnh hình răng mặt khác biệt làm đa dạng hơn trong phương pháp lựa chọn cách thức điều trị trên bệnh nhân. Cùng tìm hiểu sơ lược về các loại khí cụ này trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về khí cụ Bionator trong chỉnh hình răng mặt
Vào thập niên 1950, Balters đã giới thiệu về khí cụ bionator. Mặc dù về lý thuyết khí cụ bionator cũng dựa vào nền tảng của Robin, Andressen, Haupl, tuy nhiên về mặt lý luận khí cụ này khác với khí cụ activator.
Theo Balters, hình dạng cung răng và sự gài khớp của hai cung răng trên dưới là do sự thăng bằng của cơ lưỡi bên trong và cơ môi má bên ngoài xoang miệng. Khoảng chức năng của lưỡi là yếu tố cơ bản đối với sự phát triển bình thường của hệ thống hàm mặt. Theo Balters, lưỡi là tâm của hoạt động phản xạ của xoang miệng, là yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm trong điều trị. Mục đích của khí cụ là giúp thiết lập chức năng hài hòa giữa các hệ thống cơ, hạn chế những biến dạng do các bất hài hòa chức năng gây ra, như vậy sẽ giúp sự tăng trưởng bình thường của hệ thống hàm mặt. Balters cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng vị trí của lưỡi trong kế hoạch điều trị vì vị trí của lưỡi liên quan đến nhiều sai lệch khớp cắn khác nhau. Ví dụ, vị trí đưa trước của lưỡi có thể gây sai khớp cắn hạng III, trong khi vị trí lui sau có thể liên quan sai khớp cắn hạng II. Hẹp cung răng trên gây chen chúc răng có thể do áp lực của lưỡi ở hai bên giảm, trong khi tăng áp lực quá mức của cơ má bên ngoài. Cắn hở có thể do lưỡi hoạt động quá mức và đưa về trước… Balters nhấn mạnh vai trò quan trọng chủ yếu của lưỡi vì vậy thiết kế khí cụ giúp tạo tư thế của lưỡi thích hợp. Khi mang khí cụ, hàm dưới ở tư thế đưa trước, răng cửa ở vị trí đối đầu. Khi hàm dưới ở tư thế đưa trước, thể tích xoang miệng tăng, lưng lưỡi sẽ tiếp xúc với niêm mạc khẩu cái mềm, môi có thể khép kín. Khí cụ giúp cho bệnh nhân có thể có dạng chức năng bình thường.
Nguyên tắc điều trị của khí cụ bionator không phải là kích thích hoạt động cơ mà giúp điều hòa hoạt động cơ, giúp cho sự phát triển bình thường, hạn chế những yếu tố môi trường bất thường gây sai lệch.
Khí cụ bionator ít cồng kềnh hơn khí cụ activator do đó bệnh nhân có thể mang nhiều thời gian hơn. Phần nhựa ở hàm dưới hẹp, phần nhựa ở hàm trên chỉ có phần nhỏ ở hai bên, còn lại là thanh ngang khẩu cái. Phần khẩu cái không có nhựa bao phủ giúp lưỡi có thể hoạt động dễ dàng hơn và có thể tiếp xúc với vùng niêm mạc khẩu cái. Khí cụ còn có hai phần cung má phía ngoài ngăn cản hoạt động bất thường của cơ má vào cung rằng (Hình 1, 2).
Theo chiều ngang, vị trí của răng bị ảnh hưởng của lực cơ má bên ngoài và lực lưỡi bên trong. Theo chiều đứng, lực nhai ảnh hưởng lên vị trí răng.
Ưu điểm: Ít cồng kềnh, tạo vị trí thích hợp cho hoạt động lưỡi.
Khuyết điểm: Khó điều chỉnh khí cụ, khí cụ cần phải thật ổn định trong miệng khi mài chỉnh.
Tùy theo các dạng sai hình khớp cắn có thể có nhiều dạng bionator khác nhau như bionator cơ bản, bionator điều trị cắn hở và bionator hạng III…
2. Phân tích sơ lược khí cụ Twin block
Khí cụ Twin block do William Clark mô tả là sự kết hợp khí cụ hàm trên và hàm dưới để đạt hiệu quả điều trị mong muốn. Trong khí cụ twin block các chi tiết cần lưu ý là mặt phẳng hướng dẫn khớp cắn, việc mài chọn lọc, hướng dẫn mọc răng và ốc nới rộng đặt ở đường giữa khẩu cái cho phép kiểm soát 3 chiều trong không gian.
Vì khí cụ gồm hai hàm tách rời nhau nên bệnh nhân có thể mang cả ban ngày lẫn ban đêm. Quan điểm của Clark là phải đạt được chiều rộng trung bình của cung răng hàm trên trong giai đoạn điều trị. Trong khí cụ twin block, ốc nới rộng thường gắn vào khí cụ hàm trên. Răng cối hàm dưới không phủ nhựa nên có thể trồi giúp giảm nhẹ những trường hợp cắn sâu. Răng cối trồi theo chiều đứng và ra trước giúp giải quyết trường hợp sai khớp cắn hạng II. Trường hợp cắn hở, răng cối phải được phủ nhựa để ngăn trồi răng cối và giúp đóng hàm theo chiều lên trên và ra trước.
3. Đặc điểm sơ lược của khí cụ Frankel
Frankel mô tả gồm 4 dạng khí cụ khác nhau. Khí cụ FRI để điều trị sai khớp cắn hạng I và hạng II chi 1; FRII điều trị sai khớp cắn hạng II chi 1 và chỉ 2; FRIII điều trị sai khớp cắn hạng III và FRIV điều trị cắn hở và hô hai hàm. Khí cụ FRI được chia làm 3 nhóm nhỏ la, Ib và Ic. Nhóm là được sử dụng điều trị sai khớp cắn hạng I: chen chúc nhẹ, cắn sâu, cắn chìa răng trên, rằng dưới nghiêng vào trong, độ cần chìa không quá 5mm. Nhóm Ib và Ic được chỉ định cho sai khớp hạng II chi 1 với độ cắn chìa không quá 7mm và trên 7mm.
FR I gồm thanh ngang khẩu cái, cung lưỡi và cung mỗi hàm trên, bên ngoài có hai tấm cản má hai bên. Tấm cản má sát với hành lang má và chức năng là cản lực má và mỗi ép vào cung răng. Trong điều trị hạng II, khí cụ được thiết kế với tư thế hàm dưới đưa trước, tấm cản môi ở hàm dưới. Trong điều trị hạng III, khí cụ được thiết kế với tư thế hàm dưới đưa lùi, tấm cản mỗi ở hàm trên.
Khí cụ Frankel trông có vẻ phức tạp vì nhìn rất cồng kềnh. Khi thiết kế và thực hiện khí cụ đòi hỏi mức độ chính xác rất cao đối với từng chi tiết. Cần thời gian làm quen với khí cụ và khi đã làm quen, khí cụ chỉ cần điều chỉnh rất ít. Thành phần khí cụ thường bao gồm cung môi, loop trên răng nanh, tấm cản má (buccal shield) và tấm cản môi (lip pad).
Nguồn tham khảo: Sách chỉnh hình răng mặt, khí cụ tháo lắp – Bộ môn Chỉnh hình răng mặt, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
Leave a Reply