Chẩn đoán bệnh lý quanh implant được xác định khi có sự hiện diện của chảy máu khi thăm dò và/hoặc chảy mủ. Điều này nghĩa là việc sử dụng tác nhân thuốc tại chỗ cho những túi không có chảy máu chỉ được chỉ định nếu có chảy mủ, bởi vì sự hiện diện của túi sâu mà không có dấu hiệu chảy máu và/hoặc chảy mủ không phải là dấu hiệu của bệnh lý quanh implant. Tác nhân thuốc tại chỗ có thể được sử dụng sau ít nhất 1 tháng, và lên tới 3 lần, ở những vị trí còn chảy máu và/hoặc chảy mủ khi thăm dò sau giai đoạn điều trị hoạt động. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chẩn đoán bệnh lý viêm quanh Implant liên quan đến sử dụng thuốc tại chỗ và đánh giá tác nhân thuốc thực tế trên lâm sàng.
1. Chẩn đoán bệnh lý và thời điểm dùng thuốc tại chỗ
Chẩn đoán bệnh lý quanh implant được xác định khi có sự hiện diện của chảy máu khi thăm dò và/hoặc chảy mủ. Điều này nghĩa là việc sử dụng tác nhân thuốc tại chỗ cho những túi không có chảy máu chỉ được chỉ định nếu có chảy mủ, bởi vì sự hiện diện của túi sâu mà không có dấu hiệu chảy máu và/hoặc chảy mủ không phải là dấu hiệu của bệnh lý quanh implant. Điều này đặc biệt đúng với implant ở vùng thẩm mỹ là những implant thường được đặt dưới nướu vì lý do thẩm mỹ, và thường có độ sâu túi lớn hơn 4 mm. (Trong trường hợp này, thuật ngữ “túi sâu” nghĩa là túi quanh implant có độ sâu mà bệnh nhân không thể tiếp cận để làm sạch màng sinh học hàng ngày).
Thời điểm sử dụng tác nhân thuốc tại chỗ tối ưu là trong suốt quá trình nạo trên nướu và dưới nước. Kháng sinh tại chỗ đôi khi được sử dụng như một phần của điều trị không phẫu thuật ở điều trị giai đoạn I. Bơm rửa dưới nướu bằng chlorhexidine cũng có thể là một phần của quy trình phẫu thuật nhằm khử khuẩn bề mặt implant tại vị trí được chẩn đoán viêm quanh implant.
2. Sử dụng trên lâm sàng
Chưa có bằng chứng ủng hộ quan điểm chỉ định sử dụng minocycline hoặc gel chlorhexidine nhiều lần thay cho điều trị phẫu thuật ở các vị trí có bệnh lý quanh implant. Tác nhân thuốc tại chỗ có thể được sử dụng sau ít nhất 1 tháng, và lên tới 3 lần, ở những vị trí còn chảy máu và/hoặc chảy mủ khi thăm dò sau giai đoạn điều trị hoạt động. Chưa có nghiên cứu nào khảo sát việc sử dụng tác nhân thuốc tại chỗ một lần hay nhiều lần sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn trong việc giảm độ sâu tủi hoặc chảy máu khi thăm dò. Tuy nhiên, điều trị phẫu thuật nên được xem xét cho các vị trí viêm quanh implant mà không cải thiện lâm sàng sau điều trị không phẫu thuật. Tương tự, nếu những vị trí viêm niêm mạc quanh implant không cải thiện sau 3 lần sử dụng tác nhân thuốc tại chỗ trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên, thì nên xem xét điều trị phẫu thuật. Vấn đề thẩm mỹ cũng có thể đòi hỏi phải phẫu thuật.
Sau khi sử dụng Atridox, cần hướng dẫn bệnh nhân không chải và dùng chỉ tại vùng điều trị trong vòng 7 ngày. Tương tự, sau khi sử dụng Arestin, bệnh nhân nên chờ 12 giờ trước khi chải quanh implant, đồng thời ngưng sử dụng các dụng cụ làm sạch vùng kẽ trong tối thiểu 10 ngày. Tránh ăn thức ăn cứng, giòn, hoặc dính trong 1 tuần. Nếu sử dụng Elyzol, bệnh nhân có thể ăn uống và chải răng bình thường, nhưng nên tránh sử dụng chỉ và bàn chải kẽ trong vòng 1 ngày sau điều trị. Cuối cùng, bệnh nhân nên tránh sử dụng chỉ tại vị trí đặt Periochip trong 10 ngày. Sử dụng các dụng cụ vệ sinh vùng kẽ có thể đẩy tác nhân thuốc tại chỗ ra khỏi túi.
3. Đánh giá tác nhân thuốc tại chỗ
Tác nhân thuốc tại chỗ khác với kháng sinh toàn thân ở chỗ ngay sau khi sử dụng thì nồng độ cao các phân tử hoạt tính đã hiện diện tại vị trí sử dụng. Câu hỏi đặt ra là liệu hiệu quả kháng khuẩn có thể được duy trì trong thời gian dài hay không. Hầu hết nghiên cứu là những theo dõi ngắn hạn, và đã báo cáo về việc giảm độ sâu túi cũng như chảy máu khi thăm dò sau vài tháng điều trị bằng tác nhân thuốc tại chỗ, chứ chưa có dữ liệu dài hạn.
Lý do sử dụng tác nhân thuốc tại chỗ để điều trị bệnh lý quanh implant là để giảm thiểu sự hình thành màng sinh học vi khuẩn, đây là yếu tố bệnh căn của bệnh lý quanh implant. Về mặt lý thuyết, ưu điểm của tác nhân thuốc tại chỗ so với kháng sinh toàn thân là có thể đạt được nồng độ cao tại vị trí sử dụng, và do đó giảm nguy cơ biến chứng cũng như tác dụng phụ. Tương tự, không có nguy cơ tương tác với các kháng sinh hoặc thuốc toàn thân khác, đồng thời giảm thiếu nguy cơ bùng phát vi khuẩn kháng thuốc. Cuối cùng, bởi vì toàn bộ tác nhân thuốc tại chỗ đều được sử dụng bởi bác sĩ, nên sự tuân thủ của bệnh nhân có thể không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Sử dụng tác nhân thuốc tại chỗ cho bệnh nhân bị dị ứng kháng sinh có thể gây ra phản ứng quá mẫn. Phát ban và sốt có thể xảy ra, và rất hiếm trường hợp tử vong được báo cáo. Bác sĩ lâm sàng phải thăm khám kỹ lưỡng, và thu thập tiền sử y khoa chi tiết của bệnh nhân, trong đó đặc biệt lưu ý đến những thuốc mà bệnh nhân có thể dị ứng. Như vậy, tác nhân thuốc tại chỗ có thể bị chống chỉ định ở những bệnh nhân dị ứng với kháng sinh bên trong thuốc, hoặc có tiền sử dễ bị nhiễm nấm trong miệng.
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
Leave a Reply