Tại sao nên sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều trị Implant?.

Người ta vẫn còn tranh luận về việc kháng sinh phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ thất bại sớm của implant và nhiễm trùng sau phẫu thuật. Miệng là “môi trường nhiễm khuẩn” bẩm sinh, với vô số vi sinh vật, nên được xem là có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cao. Mục tiêu của việc sử dụng kháng sinh dự phòng là để phòng ngừa sự khởi phát nhiễm trùng tại vết thương phẫu thuật nhờ đạt được nồng độ kháng sinh trong máu nhằm ngăn ngừa sự tăng sinh của vi khuẩn. Mặc dù điều này rất quan trọng cho việc giảm thiểu thất bại implant, nhưng có một số lo ngại về việc sử dụng kháng sinh rộng rãi do có thể xảy ra tác dụng phụ. Bài viết này bàn luận về lịch sử quá trình sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều tị Implant, và giải thích lý do tại sao nên sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều trị Implant. Cùng tìm hiểu.

tai-sao-nen

1. Lịch sử quá trình sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều trị Implant

Trong quy trình ban đầu của Branemark, ông đã đề nghị sử dụng penicillin V trước phẫu thuật trong phẫu thuật cấy ghép nha khoa để giảm nhiễm trùng máu. Một số tác giả khác cho rằng liệu pháp kháng sinh có thể quan trọng trong điều trị cấy ghép để ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình tích hợp xương. Tổng quan Cochrane năm 2013 đề nghị là, nói chung, kháng sinh có lợi cho việc giảm tỷ lệ thất bại của implant. Cụ thể là uống một liều amoxicillin 2-3 g trước phẫu thuật 1 giờ sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ thất bại. Tuy nhiên, chưa có sự đồng thuận về việc kê kháng sinh trong cấy ghép nha khoa.

2. Tại sao nên sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều trị Implant?

Người ta vẫn còn tranh luận về việc kháng sinh phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ thất bại sớm của implant và nhiễm trùng sau phẫu thuật. Miệng là “môi trường nhiễm khuẩn” bẩm sinh, với vô số vi sinh vật, nên được xem là có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cao. Mục tiêu của việc sử dụng kháng sinh dự phòng là để phòng ngừa sự khởi phát nhiễm trùng tại vết thương phẫu thuật nhờ đạt được nồng độ kháng sinh trong máu nhằm ngăn ngừa sự tăng sinh của vi khuẩn. Mặc dù điều này rất quan trọng cho việc giảm thiểu thất bại implant, nhưng có một số lo ngại về việc sử dụng kháng sinh rộng rãi do có thể xảy ra tác dụng phụ. Tác dụng phụ của penicillin bao gồm nguy cơ phản ứng dị ứng ở 3-10% dân số và có thể gây sốc phản vệ. Penicillin còn phản ứng chéo với cephalosporin ở 3-5% dân số. Tác dụng phụ của clindamycin là viêm đại tràng giả mạc gây ra bởi độc tổ của Clostridium difficile. Tác dụng phụ của metronidazole là tăng tác dụng chống đông máu và phản ứng giống disulfiram. Tác dụng phụ của erythromycin là gây rối loạn đường tiêu hóa và buồn nôn.

Quyết định sử dụng kháng sinh dự phòng trước hay sau phẫu thuật được dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe toàn thân của bệnh nhân, vị trí và mức độ phẫu thuật, và quan điểm của bác sĩ phẫu thuật. Bệnh nhân có nhiều mức độ nguy cơ nhiễm trùng khác nhau. Bệnh nhân nguy cơ thấp được mô tả là “bệnh nhân trưởng thành, trẻ, khỏe mạnh, không mắc bệnh lý”; nếu bệnh nhân mắc bệnh lý (chẳng hạn như bệnh nhân bị đái tháo đường loại I) thì được xếp loại nguy cơ trung bình. Bệnh nhân có nhiễm trùng hoạt động hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch (chẳng hạn như bệnh nhân HIV) được xếp loại nguy cơ cao. Do đó, mức độ nguy cơ của bệnh nhân là yếu tố quan trọng khi xem xét liệu pháp kháng sinh toàn thân dự phòng

3. Phân loại kháng sinh dự phòng cụ thể

Vào năm 2008, Resnik và Misch đã trình bày tất cả các lựa chọn kháng sinh có thể sử dụng và các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn kháng sinh. Tuy nhiên, các tác giả không trình bày tần số liều cụ thể.

  • Penicillin V. Hấp thu trong vòng 30 phút. Nhược điểm chính là cần liều lượng thường xuyên để duy trì nồng độ trong máu nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Penicillin có hiệu quả với các loài Streptococcus và vi khuẩn kỵ khí trong miệng, và do đó đặc biệt hữu ích trong điều trị cấy ghép. Nó đã được ghi nhận là có hiệu quả trong việc loại trừ các phức hợp vi khuẩn màu đỏ và cam là các yếu tố gây bệnh chính trong bệnh nha chu.
  • Amoxicillin. Đây là kháng sinh được ưu tiên ở những bệnh nhân không dị ứng, bởi vì nó có độ hấp thu và sinh khả dụng tốt hơn penicillin V. Những tính chất này khiến amoxicillin đặc biệt hữu ích trong implant. Amoxicillin được ưu tiên hơn penicillin.
  • Augmentin®. Augmentin được khuyến cáo dùng trong nâng xoang vì nó bất hoạt vi khuẩn kháng thuốc trong những trường hợp được xem là có penicillinase.
  • Cephalexin. Đây là một thành viên của cephalosporin thế hệ thứ nhất, được sử dụng ở bệnh nhân dị ứng penicillin, và ít bị phân hủy bởi beta-lactamase hơn penicillin.
  • Cefuroxime axetil (Ceftin®). Nó có phản ứng chéo thấp hơn, phổ rộng hơn, và kháng beta-lactamase tốt hơn. Nó có ích trong những trường hợp cấy ghép bị viêm xoang hàm cấp do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae (những loài không sản xuất beta-lactamase).
  • Erythromycin (họ macrolide). Kháng sinh phổ hẹp. Nó được hấp thu tốt và có độc tính thấp, nhưng có tỷ lệ gây buồn nôn cao. Nó thường được sử dụng ở bệnh nhân dị ứng penicillin.
  • Clindamycin. Kháng sinh phổ hẹp có hiệu quả với vi khuẩn kỵ khí đồng thời nhắm đến các tác nhân gây bệnh hiếu khí, đặc biệt là Bacteroides. Nhược điểm của nó là độc tính cao, tỷ lệ tiêu chảy cao (20-30%), và viêm đại tràng giả mạc (nếu sử dụng trong thời gian dài).
  • Ciprofloxacin (quinolone thế hệ thứ nhất). Kháng sinh phổ rộng đường uống hoặc tiêm. Nó có ích trong trường hợp viêm xoang cấp do H. influenzae, S. pneumoniae nhạy với penicillin, hoặc Moraxella catarrhalis. Nó có thể điều trị hiệu quả nhiễm trùng miệng hiếm gặp do nhóm vi khuẩn Enterobacteriaceae.
  • Levaquin (quinolone thế hệ ba hoặc bốn). Hiệu quả với vi khuẩn kháng thuốc và vi khuẩn kỵ khí, chủ yếu được sử dụng trong thủ thuật nâng xoang.

Thứ tự ưu tiên sử dụng kháng sinh trong cấy ghép nha khoa/ghép xương là amoxicillin, cephalexin, và clindamycin. Trong nâng xoang, Augmentin là lựa chọn hàng đầu, tiếp theo là Ceftin và Levaquin. Amoxicillin được ưu tiên sử dụng hơn penicillin do (1) amoxicillin được hấp thu tốt hơn penicillin (95% so với 56%), (2) nó có thời gian bán hủy trong huyết thanh lâu hơn, và (3) nó có thể được dùng với thức ăn.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *