Kháng sinh toàn thân trong cấy ghép Implant – Đánh giá chung.

Sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều trị cấy ghép vẫn còn gây tranh cãi. Mục tiêu của chương này là trình bày về cách sử dụng kháng sinh trong điều trị cấy ghép vì lý do dự phòng hơn là điều trị nhiễm trùng hoạt động. Mặc dù quy trình nguyên thủy của Branemark đã đề nghị sử dụng kháng sinh toàn thân (penicillin V) như một điều trị bổ sung để giúp ngăn ngừa thất bại implant, nhưng không phải mọi trường hợp đều cần kháng sinh. Cùng tìm hiểu vấn đề kháng sinh toàn thân trong quá trình cấy ghép Implant trên lâm sàng và nguy cơ lạm dụng kháng sinh.

1. Kháng sinh toàn thân trong quá trình cấy ghép Implant – Đánh giá chung

Sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều trị cấy ghép vẫn còn gây tranh cãi. Mục tiêu của chương này là trình bày về cách sử dụng kháng sinh trong điều trị cấy ghép vì lý do dự phòng hơn là điều trị nhiễm trùng hoạt động. Mặc dù quy trình nguyên thủy của Branemark đã đề nghị sử dụng kháng sinh toàn thân (penicillin V) như một điều trị bổ sung để giúp ngăn ngừa thất bại implant, nhưng không phải mọi trường hợp đều cần kháng sinh. Kháng sinh toàn thân chỉ nên được sử dụng khi có thể cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân [1]. Nếu bệnh nhân có tiền sử y khoa nhiễm trùng tái phát hoặc dễ bị nhiễm trùng thì kháng sinh đặc biệt được xem xét. Tham vấn y khoa để thận trọng trong việc ra quyết định. Các yếu tố cần xem xét bao gồm tình trạng toàn thân của bệnh nhân, vị trí phẫu thuật và mức độ điều trị, chẩn đoán trước phẫu thuật, và quan điểm của bác sĩ phẫu thuật [2]. Phải giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh do nguy cơ phát triển vi khuẩn kháng thuốc.

Nếu kháng sinh được chỉ định, cần quyết định xem nó được sử dụng dự phòng trước hay sau phẫu thuật. Mối quan tâm chính của quyết định này là mức độ của nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Hiện nay, người ta vẫn chưa biết rõ được ở bệnh nhân có nguy cơ cao thì phác đồ dự phòng trước phẫu thuật có tốt hơn phác đồ sau phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, vào năm 2008, Resnik và Misch đã đưa ra các khuyến cáo về việc sử dụng phác đồ kháng sinh trước lẫn sau phẫu thuật trong phẫu thuật cấy ghép. Đối với phác đồ trước phẫu thuật, các tác giả phân loại quy trình theo mức độ của nguy cơ nhiễm trùng, và khuyến cáo phác đồ kháng sinh đặc hiệu cho từng quy trình [3]. Đối với phác đồ sau phẫu thuật, các tác giả đánh giá đặc điểm của từng phác đồ để đưa ra khuyến cáo về loại bệnh nhân và chỉ định phù hợp nhất.

Trong một số trường hợp lâm sàng cụ thể, bệnh nhân có thể mắc các bệnh lý toàn thân, ví dụ kinh điển là đái tháo đường dẫn tới loét bàn chân, nên được xem là có nguy cơ nhiễm trùng cao. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ không đủ cao để xem xét phác đồ trước phẫu thuật. Ngoài ra, bởi vì chúng tôi chưa biết được phác đồ trước điều trị có ảnh hưởng đến kết quả hay không, nên kháng sinh sau điều trị đã được lựa chọn. Theo tổng quan của Resnick và Misch, amoxicillin là lựa chọn ưu tiên ở bệnh nhân không dị ứng, nên amoxicillin đã được kê [3]. Những lưu ý khác khi lựa chọn kháng sinh là có vi khuẩn kháng thuốc hay không.

Đối với bệnh nhân tuân thủ phác đồ khác sinh và các hướng dẫn khác, đồng thời đáp ứng tốt với điều trị, quá trình cấy ghép sẽ rất thành công và diễn ra thuận lợi. Sử dụng đúng kháng sinh ở bệnh nhân phù hợp sẽ tăng khả năng thành công lâu dài cho implant [1].

2. Lạm dụng kháng sinh

Cần tránh áp dụng nguyên tắc chung trong việc phân loại bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng trước hay sau phẫu thuật. Thông tin thu được từ tham vấn y khoa nên được cân nhắc cùng với các thông tin lâm sàng khác để đưa ra quyết định dựa trên từng tình huống. Theo y văn được trích dẫn trong ca này, việc sử dụng kháng sinh toàn thân sẽ đảm bảo ngăn ngừa thất bại implant sớm. Điều này đặt ra hàng loạt câu hỏi về việc “lạm dụng” kháng sinh toàn thân và sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Rõ ràng là không hề dễ dàng để trả lời. Giả sử y văn là đúng, và nguy cơ thất bại implant sớm nếu không sử dụng kháng sinh dự phòng là cao, thì việc sử dụng chúng phải được điều chỉnh theo góc độ nha khoa. Điều quan trọng là những thảo luận thực tế nên được áp dụng cho bệnh nhân và tất cả bác sĩ lâm sàng tham gia điều trị để đưa ra quyết định hợp lý cho bệnh nhân. Mặc dù việc “lạm dụng” kháng sinh sẽ dẫn tới sự phát triển của các loài kháng thuốc, nhưng việc sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân đặc biệt là những bệnh nhân có vấn đề y khoa dưới sự tham vấn của bác sĩ vẫn được đảm bảo. Sử dụng hợp lý kháng sinh dự phòng trong điều trị cấy ghép là tiêu chuẩn chăm sóc hiện nay.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

1. Esposito M, Grusovin MG, Talati M, et al. Interventions for replacing missing teeth: antibiotics at dental implant placement to prevent complications. Cochrane Database Syst Rev 2008;(3):CD004152.
2. Tan SK, Lo J, Zwahlen RA. Perioperative antibiotic prophylaxis in orthognathic surgery: a systematic review and meta-analysis of clinical trials. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 2011;112:19-27.
3. Resnik RR, Misch C. Prophylactic antibiotic regimens in oral implantology: rationale and protocol. Implant Dent 2008;17:142-150.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *