Các bệnh lý gây suy tim thường gặp

  Suy tim diễn ra ở tất cả lứa tuổi, tuy nhiên thường xảy ra nhất vẫn là ở người cao tuổi. Đây là một trong những bệnh đang được quan tâm nhất thế giới bởi tốc độ gia tăng nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ tử vong lên đến 50% trong 5 năm sau khi phát hiện bệnh. Suy tim do biến đổi cấu trúc, chức năng của tim với nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh học khác nhau. Bài viết chúng tôi trình bày về các nguy cơ dẫn đến suy tim.

1.Bệnh lý tim mạch

Nguyên nhân và nguy cơ hàng đầu dẫn đến suy tim là người bệnh đã mắc các bệnh lý về tim mạch trước đó. Bệnh không được điều trị hoặc việc điều trị không thích hợp, không hiểu quả làm bệnh ngày càng tiến triển. Hậu quả cuối cùng thường dẫn đến suy tim. Có 3 nhóm bệnh chính :

1.1.Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim bao gồm một loạt các bệnh tim tiến triển gây ra sự giãn nở, dày hoặc cứng lại bất thường của tim. Tim sẽ gặp khó khăn trong việc bơm máu và cung cấp dưỡng chất cho các cơ quan khác trong cơ thể. Có nhiều loại bệnh cơ tim do nhiều yếu tố khác nhau.

  • Bệnh tim thiếu máu

Khi tình trạng lưu lượng máu đến tim bị giảm, cơ tim sẽ không được cung cấp đủ máu, không nhận đủ lượng oxy cũng như dinh dưỡng cần thiết sẽ gây tổn thương cơ tim và làm suy giảm chức năng tim. Nguyên nhân thường gặp nhất là do động mạch vành bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần. Ngoài ra còn có thể gặp:  bất thường hệ vi mạch của mạch vành, rối loạn chức năng nội mạc, sẹo cơ tim, cơ tim ngủ đông.

  • Tổn thương cơ tim do phản ứng viêm và qua trung gian miễn dịch

Hiện nay các bệnh tự miễn hiện nay ngày càng gia tăng như viêm khớp, rối loạn mô liên kết , bênh Graves. Hay gặp nhất là lupus ban đỏ. Các kháng nguyên trong cơ thể nhầm lẫn và tấn công tế bào cơ tim.

gây suy tim

Nhiễm  trùng (do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, HIV,…) cũng  là một yếu tố, đặc biệt hay gặp là nhiễm trùng hô hấp. Cần lưu ý rằng bất kỳ một nhiễm trùng hệ thống nào cũng có thể làm xấu đi tình trạng suy tim.

  • Bất thường gen: điển hình là bệnh loạn dưỡng cơ tim và bệnh cơ tim hạn chế.

1.2.Bất thường về cung lượng tim

  • Bất thường cấu trúc van tim do mắc phải hoặc bẩm sinh.

Ở trẻ đẻ non, suy dĩnh dưỡng hay gặp các bệnh thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp van hai lá, van động mạch chủ…Ở người cao tuổi thì thường do thoái hóa, van dày vôi hóa, khó đóng kín. Tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt. Lâu ngày, buồng tim bị giãn và dẫn đến suy tim.

  • Bệnh lý màng ngoài tim và nội mạc cơ tim

1.3.Rối loạn nhịp tim

Bất kỳ rối loạn nhịp nhanh nào cũng có thể gây giảm chức năng tống máu và chức năng đổ dầy của cơ tim, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim. Rối loạn nhịp hay gặp nhất là rung nhĩ. Rối loạn nhịp chậm cũng có thể làm giảm cung lượng tim, nhất là khi thể tích máu tống đi không thể tăng thêm.

2.Bệnh mạn tính gây suy tim

Bệnh mạn tính hay gặp nhất ở người trung niên và cao tuổi là tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ mắc đang gia tăng một cách chóng mặt.

  • Tăng huyết áp

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Huyết áp cao tức là tăng áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Do đó tim phải hoạt động nhiều hơn, co bóp mạnh hơn để có thể thắng được sức cản trong lòng mạch. Lâu dần dẫn đến cơ tim phát triển dày lên, cấu trúc tim bị thay đổi. Những thay đổi này thường xuất hiện trong thất trái, nơi bơm máu vào động mạch chủ gây nên dày thất trái. Đồng thời, thành mạch cũng dày lên, giảm đàn hồi, tăng nguy cơ lắng đong các mảng xơ vữa.

Tất cả các yếu tố trên gây rối loạn chức năng tim và rối loạn hệ thống dẫn truyền tim là nguy cơ loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và suy tim.

  • Đái tháo đường

Cơ chế gây ra các biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường là một quá trình phức tạp. Đái tháo đường gây ra tổn thương cho các mạch máu trong cơ thể, dẫn đến các biến chứng tim mạch. Lượng đường trong máu cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, rối loạn nội mô, gây tổn thương cho các mạch máu. Điều này cung cấp cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, gây giảm lượng máu nuôi dưỡng tim, và tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng khác.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *