Răng rơi ra ngoài ở trẻ vị thành niên – Thời điểm đặt Implant.

Đặt implant nên được trì hoãn cho đến khi hoàn tất tăng trưởng xương. Người ta nhận thấy rằng implant đã tích xương thì giống như răng bị cứng khớp. Implant, bản chất rất khác với răng thật kế bên, không di chuyển theo chiều ngang và chiều dọc trong quá trình tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới, và chúng cũng không đi theo sự thay đổi của mỏm xương ở trong quá trình tăng trưởng. Bài viết sau tổng quan về thời điểm đặt Implant và một yếu tố quan trọng nhất quyết định điều trị trường hợp răng rơi ra ngoài ở trẻ vị thành niên. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

rang-roi-ra-ngoai

1. Thời điểm đặt Implant đối với bệnh nhân ở độ tuổi vị thành niên có răng rơi ra ngoài

Đặt implant nên được trì hoãn cho đến khi hoàn tất tăng trưởng xương. Người ta nhận thấy rằng implant đã tích xương thì giống như răng bị cứng khớp. Implant, bản chất rất khác với răng thật kế bên, không di chuyển theo chiều ngang và chiều dọc trong quá trình tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới, và chúng cũng không đi theo sự thay đổi của mỏm xương ở trong quá trình tăng trưởng. Do đó, để tránh các biến chứng trong tương lai, thì không nên đặt implant ở trẻ vị thành niên đang tăng trưởng.

Mô hình tăng trưởng xương thay đổi ở từng đối tượng. Do đó, nên phân tích đường cong tăng trưởng để ước tính thời điểm chấm dứt tăng trưởng xương. Ngoài ra, đánh giá phim X-quang cổ tay và chồng phim đo sọ được chụp cách nhau tối thiểu 6 tháng, có giá trị lớn để xác định sự trưởng thành của xương. Tuổi sinh lý hay tuổi răng đều không thể được sử dụng để tham khảo khi đặt implant ở bệnh nhân trẻ do chúng không đại diện cho giai đoạn tăng trưởng xương. Điều này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Thilander và cộng sự, trong đó đánh giá tương quan theo chiều đứng giữa mão trên implant với các răng kế bên ở trẻ vị thành niên.

Các tác giả báo cáo rằng mặc dù các bệnh nhân có tuổi sinh lý và tuổi răng giống nhau tại thời điểm đặt implant nhưng mão trên implant lại có mức độ sụp khớp cắn khác nhau, là do sự tăng trưởng tiếp tục của xương hàm sau khi đặt implant. Vì implant giống như răng cứng khớp, nên đặt implant sớm ở bệnh nhân trẻ không chỉ có thể gây ra kết quả thẩm mỹ bất lợi mà còn gây chênh lệch mặt phẳng khớp cắn và lún phục hình trên implant. Lún mão trên implant có thể gây trồi răng đối diện và nghiêng răng kế cận. Đặt implant sớm ở trẻ đang tăng trưởng thậm chí còn gây ra biến chứng nặng hơn, vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương hàm.

2. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định điều trị

Khi phát hiện ngoại tiêu ở răng được cắm lại, thì nên đánh giá mức độ tiêu chân răng trên lâm sàng và phim X-quang. Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định điều trị là vị trí tiêu chân răng. Nếu tiêu chân rằng trên mào xương thì có thể gắn phục hồi vào xoang bị ngoại tiêu. Phục hồi có thể ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng tiêu chân răng, hoặc ít nhất là trì hoãn việc nhổ răng cho đến khi chấm dứt tăng trưởng xương. Trong những tình huống như vậy, cần đặc biệt chú ý để không xâm lấn khoảng sinh học. Nếu ngoại tiêu xảy ra ở bề mặt chân răng và nằm dưới mào xương, thì nhổ răng được chỉ định. Tuy nhiên, khi ngoại tiêu chân răng thay thế xảy ra ở phần chóp của bề mặt chân răng, thì nên chờ càng lâu càng tốt để chân răng bị tiêu và được thay thế bởi xương, nhằm có đủ thể tích xương cho điều trị cấy ghép trong tương lai.

Ở bệnh nhân đã hoàn tất tăng trưởng xương, khi răng bị rơi ra ngoài được chẩn đoán là không giữ được, thì có thể đặt implant tức thì sau nhổ răng hoặc trì hoãn sau bảo tồn sống hàm. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định là kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng, sự hiện diện của vách xương ngoài và độ dày của nó, sự hiện diện của nhiễm trùng hoạt động, kích thước của ổ nhổ răng, nhu cầu thẩm mỹ, giải phẫu của vị trí, chất lượng và khối lượng xương. Để đạt được kết quả tối ưu, điều quan trọng là phải đánh giá yêu cầu ghép mô mềm hoặc ghép xương, xem xét nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân, và phối hợp trình tự điều trị tương ứng.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

1. Hammarström L, Pierce A, Blomlöf L, et al. Tooth avulsion and replantation – a review. Endod Dent Traumatol 1986;2(1):1-8.

2. Fuss Z, Tsesis I, Lin S. Root resorption – diagnosis, classification and treatment choices based on stimulation factors. Dent Traumatol 2003;19(4):175-182.

3. Thilander B, Odman J, Grondahl K, Friberg B. Osseointegrated implants in adolescents. An alternative in replacing missing teeth? Eur J Orthod 1994;16(2):84-95.

4. Iseri H, Solow B. Continued eruption of maxillary incisors and first molars in girls from 9 to 25 years, studied by the implant method. Eur J Orthod 1996;18(3):245-256.

5. Carmichael RP, Sandor GK. Dental implants, growth of the jaws, and determination of skeletal maturity. Atlas Oral Maxillofac Surg Clin North Am 2008;16(1):1-9.

6. Heij DG, Opdebeeck H, van Steenberghe D, et al. Facial development, continuous tooth eruption, and mesial drift. as compromising factors for implant placement. Int J Oral Maxillofac Implants 2006;21(6):867-878.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *