Sự ra đời của cấy ghép nha khoa đã mang đến một giải pháp đáng tin cậy để điều trị mất răng, và hiệu quả lâu dài của implant bề mặt nhám vi xử lý đã được chứng minh ở cả bệnh nhân mất răng bán phần lẫn toàn bộ. Những lợi ích từ tải lực tức thì cho phép rút ngắn thời gian điều trị và thực hiện chức năng ngay lập tức với phục hình cố định. Thêm vào đó, tải lực tức thì còn làm giảm ảnh hưởng tâm lý từ việc mất răng lên những bệnh nhân sắp mất răng hoặc đã mang hàm giả trong một thời gian dài. Cùng tìm hiểu các bằng chứng về lợi ích của kỹ thuật tải lực tức thì trong chuyên ngành Implant Nha khoa.
1. Tải lực tức thì trong cấy ghép Implant – góc nhìn chuyên môn
Sự ra đời của cấy ghép nha khoa đã mang đến một giải pháp đáng tin cậy để điều trị mất răng, và hiệu quả lâu dài của implant bề mặt nhám vi xử lý đã được chứng minh ở cả bệnh nhân mất răng bán phần lẫn toàn bộ [3, 4].
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân mất răng chiếm 10% dân số, và tỷ lệ này được dự kiến sẽ tăng lên trong tương lai khi mà tuổi thọ cũng tăng lên [5]. Do đó, rõ ràng là nhu cầu phục hình bằng implant ở những bệnh nhân mất răng toàn bộ sẽ tăng lên. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian lành thương cùng với không tải lực trên implant của phương thức tải lực thông thường là một bất lợi theo quan điểm của bệnh nhân.
Vì vậy, rút ngắn thời gian lành thương hoặc thời điểm tải lực là một lợi ích to lớn đối với bệnh nhân. Implant bề mặt nhám và phương thức tải lực tức thì giúp đẩy nhanh thời gian lành thương, đồng thời phục hồi ngay lập tức cả chức năng lẫn thẩm mỹ ở những trường hợp được lựa chọn cẩn thận, nên đây là một phương điều trị đã được xác nhận trong nghiên cứu và trên lâm sàng [5, 6]. Tải lực tức thì có thể được áp dụng cho cả tình huống lâm sàng mất răng bán phần lẫn toàn bộ, và có thể được áp dụng cho implant đặt vào vị trí đã lành thương (đặt implant trì hoãn) hoặc vào ổ nhổ răng (đặt implant tức thì) [4].
2. Lợi ích từ kỹ thuật này
Những lợi ích từ tải lực tức thì cho phép rút ngắn thời gian điều trị và thực hiện chức năng ngay lập tức với phục hình cố định. Tải lực tức thì còn làm giảm ảnh hưởng tâm lý từ việc mất răng lên những bệnh nhân sắp mất răng hoặc đã mang hàm giả trong một thời gian dài [5].
Điều trị mất răng toàn hàm bằng phục hình trên implant là rất phức tạp. Do đó, điều quan trọng là phải lựa chọn bệnh nhân và lên kế hoạch điều trị cẩn thận, đồng thời phải có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm lâm sàng để thực hiện điều trị [1]. Y văn hiện nay đã cung cấp bằng chứng khoa học mạnh mẽ cho thấy tải lực tức thì ở implant vi xử lý với phục hình tạm cố định một khối thì có tiên lượng tương đương như tải lực sớm và tải lực thông thường. Đa số các nghiên cứu lâm sàng sử dụng những tiêu chuẩn lựa chọn sau: torque vặn ≥ 30 Ncm, thương số tần số cộng hưởng (ISQ) ≥ 60, và chiều dài implant tối thiểu ≥ 10 cm [1, 5, 6].
Độ ổn định implant sơ khởi là yếu tố quyết định cho tiên lượng tích hợp xương, bất kể là phương thức tải lực nào. Người ta đề nghị là trước khi tải lực tức thì ở cung hàm mất răng toàn bộ, độ ổn định sơ khởi của từng implant phải được xác nhận. Số lượng, kích thước, và sự phân bố implant cho phục hình cố định toàn hàm phải được dựa trên kế hoạch implant-phục hình, hình dạng cung hàm, và thể tích xương, bất kể là phương thức tải lực nào. Những thủ thuật đồng thời như ghép xương hoặc nâng xoang được xem là chống chỉ định tương đối của tải lực tức thì [1, 5, 6].
Tổng kết lại, tải lực thông thường lên implant được tiên lượng trong mọi tình huống lâm sàng, và đặc biệt được áp dụng trong trường hợp điều trị thay đổi như độ ổn định sơ khởi của implant kém, ghép xương nhiều, giảm kích thước implant và sức khỏe bệnh nhân không tốt. Để tải lực tức thì, khuyên cáo lâm sàng được đưa ra là torque vặn tối thiểu 30 Ncm, chiều dài implant tối thiểu 10 mm, và lựa chọn bệnh nhân cẩn thận. Kinh nghiệm lâm sàng và đào tạo sau đại học cũng rất quan trọng.
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
1. Gallucci GO, Benic GI, Eckert SE, et al. Consensus statements and clinical recommendations for implant loading protocols. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(Suppl):287–290.
2. Papaspyridakos P, Lal K. Computer-assisted design/ computer-assisted manufacturing zirconia implant fixed complete prostheses: clinical results and technical complications up to 4 years of function. Clin Oral Implants Res 2013;24:659–665.
3. Papaspyridakos P, Chen CJ, Chuang SK, et al. A systematic review of biologic and technical complications with fixed implant rehabilitations for edentulous patients. Int J Oral Maxillofac Implants 2012;27:102-110.
4. Morton D, Chen ST, Martin WC, et al. Consensus statements and recommended clinical procedures regarding optimizing esthetic outcomes in implant dentistry. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(Suppl):216-220.
5. Papaspyridakos P, Chen CJ, Chuang SK, Weber HP. Implant loading protocols for edentulous patients with fixed prostheses: a systematic review and meta-analysis. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(Suppl):256-270.
6. Schrott A, Riggi-Heiniger M, Maruo K, Gallucci GO. Implant loading protocols for partially edentulous patients: a systematic review and meta-analysis. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(Suppl):239-255.
Leave a Reply