Quản lý bệnh tim bẩm sinh đòi hỏi liên tục từ các chuyên gia y tế, bệnh nhân và gia đình. Dưới đây là một số vấn đề quản lý bệnh tim bẩm sinh cần được quan tâm:
1. Biến chứng của bệnh tim bẩm sinh có tím
Thiếu oxy mạn tính dần đến tăng số lượng hồng cầu và tăng thể tích máu. Cơ chế bù trừ này giúp tăng khả năng vận chuyển oxy tuy nhiên có thể gây triệu chứng do cô đặc máu.
Triệu chứng cô đặc máu: Đau đầu, rối loạn thị giác (nhìn mờ hoặc nhìn đôi), giảm ý thức, mệt, liệt, ù tai, đau cơ, yếu cơ, đỏ chân, cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc nhồi máu não .
Chỉ số quan trọng là nồng độ Hemoglobin (Hb) và số lượng hồng cầu.
Rút máu có thể chỉ định ở bệnh nhân có Hb > 20 g/dL hoặc khi Hct > 65% và có triệu chứng cô đặc máu trên lâm sàng . R út tối đa 500 ml mỗi lần và truyền dịch thay thế đồng thời (dịch truyền NaCl 0,9% hoặc g lucose 5%) .
Không nên rút máu quá hai lần mỗi năm vì làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu sắt. Nên sử dụng màng lọc cho đường truyền tĩnh mạch.
Thiếu sắt: Cần bổ sung sắt tích cực (sắt sulphate 600mg đường uống mỗi ngày) ở những bệnh nhân đa hồng cầu, kiểm tra lại nồng độ Hb sau 8 – 10 ngày điều trị.
Nhiều bệnh nhân kém dung nạp sắt qua đường uống (biểu hiện: Đ au bụng, tiêu chảy, táo bón); đặc biệt ở các bệnh nhân suy tim tâm thu, sắt khó hấp thu, bệnh tim có tím v ới áp lực tĩnh mạch cao (gan to và tăng áp lực tĩnh mạch cửa), vì thế cần xem xét bổ sung sắt đường tĩnh mạch.
Bổ sung sắt sucrose tĩnh mạch : L ọ 5 ml chứa 100 mg
- Liều tiêu chuẩn: 200 mg (2 lọ, 10 ml)
- Liều test nhỏ: L iều đầu tiêm 2 ml , sau đó 8 ml còn lại sau 10 phút Khi không pha loãng và tiêm chậm hơn 10 phút tương đối an toàn.
Các lần sau đó không cần liều test lại .
Da
- Thường gặp tình trạng mụn tương đối nặng ở những bệnh nhân tim bẩm sinh có tím
- Mụn ngoài da có thể là nguồn gốc của nhiễm trùng và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
- Cần khám điều trị tích cực tại chuyên khoa da liễu
Sỏi mật
- Hay gặp ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tím
- Bilirubin là sản phẩm của giáng hóa của Hemoglobin
- Cần đặt chẩn đoán nghi ngờ nếu bệnh nhân có triệu chứng đau bụng/đầy bụng.
Chức năng thận
Giảm mức lọc cầu thận Tăng creatinin máu
Bệnh nhân tím mạn tính thường giảm khả năng thải acid uric, có thể biểu hiện thành bệnh gout
Chú ý khi sử dụng thuốc cản quang đường tĩnh mạch, truyền dịch trước khi dùng thuốc
2. Phẫu thuật ngoài tim
Nên được tiến hành tại các trung tâm chuyên khoa và đa chuyên ngành.
Nếu không có bác sĩ gây mê tim mạch có kinh nghiệm với bệnh lý tim bẩm sinh, lựa chọn vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc gây tê tuỷ sống nếu có thể
Xem xét rút máu trước mổ nếu Hb > 20 g /dL hoặc Hct > 65%
Nên sử dụng màng lọc khí
3. Kháng sinh dự phòng
Theo khuyến cáo của ESC về viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) năm 2015, kháng sinh dự phòng nên được xem xét cho bệnh nhân ở mức nguy cơ cao đối với VNTMNK, bao gồm:
- Bệnh nhân với bất kỳ van nhân tạo nào, bao gồm cả van nhân tạo đặt qua ống thông hoặc được sửa van với vật liệu nhân tạo.
- Bệnh nhân có tiền sử VNTMNK
- Bệnh nhân tim bẩm sinh loại: (1) tim bẩm sinh có tím; (2) tim bẩm sinh có vật liệu nhân tạo, có thể qua phȁu thuật hoặc can thiệp qua da. Liệu trình kháng sinh dự phòng được sử dụng cho đến 6 tháng sau thủ thuật, hoặc suốt đời nếu còn shunt tồn lưu hoặc hở van tim.
Bệnh nhân cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng tốt.
Quản lý bệnh tim bẩm sinh
4. Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp là nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ tử vong và làm nặng bệnh; cũng là nguyên nhân chính cần nhập viện ở bệnh nhân tim bẩm sinh. Rối loạn nhịp tim là tình trạng kém dung nạp và có thể gây rối loạn huyết động.
Nguyên nhân rối loạn nhịp tim:
- D o bất thường giải phȁu tim.
- Diễn biến tự nhiên của bệnh: Do thay đổi về huyết động gây ra giãn hoặc sẹo hóa cơ tim.
- Các b ất thường tồn dư sau mổ.
Xử trí:
- Rối loạn nhịp tim mới xuất hiện cần được đánh giá huyết động và đánh giá điện sinh lý . Đôi khi, đảo ngược các biến đổi huyết động sau mổ đã có thể khắc phục được tình trạng rối loạn nhịp và là biện pháp điều trị quan trọng nhất.
- Ghi điện t âm đồ 12 chuyển đạo để chẩn đoán rối loạn nhịp. Chỉ định holter 24h nếu rối loạn nhịp phức tạp.
- Có thể tiêm tĩnh mạch adenosine để chẩn đoán phân biệt c ác cơn nh ịp tim nhanh. Adenosine rất hiệu quả để cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Nếu có rối loạn nhịp tim gây rối loạn huyết động cần chuyển nhịp cấp cứu, d ùng sốc điện hoặc thuốc chuyển nhịp . Trong tr ường hợp rung nhĩ nhanh, t ốt nhất cần siêu âm qua thực quản để loại trừ huyết khối buồng tim trước khi chuyển nhịp tim về xoang . Nếu bệnh nhân đang uống warfarin, cần xét nghiệm PT-INR và điện giải máu trước khi chuyển nhịp tim.
5. Kết luận
Bệnh nhân tim bẩm sinh cần được theo dõi và chăm sóc định kỳ để đảm bảo sức khỏe được giữ vững và cải thiện nếu có thể. Các chuyên gia y tế sẽ theo dõi sự phát triển của bệnh và đưa ra các chỉ dẫn để giảm thiểu những vấn đề có thể xảy ra.
Leave a Reply