Phục hình tạm tức thì – Đại cương và vấn đề tải lực.

Đặt implant tức thì và làm phục hình tạm tức thì đang ngày càng phổ biến nhờ rút ngắn thời gian điều trị và giảm số lần can thiệp phẫu thuật. Kết quả thành công đã được báo cáo cho phục hình tạm tức thì trên implant đặt vào ổ nhổ răng mới, đặc biệt là về gai nướu kẽ răng. Cùng tìm hiểu đại cương về phục hình tạm tức thì và các vấn đề tải lực liên quan.

phuc-hinh-tam-1

1. Đại cương về phục hình tạm tức thì

Phục hình tạm tức thì là phục hình tải lực tức thì lên implant trong vòng 1 tuần. Đặt implant tức thì và làm phục hình tạm tức thì đang ngày càng phổ biến nhờ rút ngắn thời gian điều trị và giảm số lần can thiệp phẫu thuật. Kết quả thành công đã được báo cáo cho phục hình tạm tức thì trên implant đặt vào ổ nhổ răng mới, đặc biệt là về gai nướu kẽ răng [1-6]. Ngược lại, tụt nướu giữa mặt ngoài là biến chứng thường gặp nhất của phương pháp điều trị này [7-9]. Lựa chọn bệnh nhân và đặt implant chính xác trong không gian ba chiều là đặc biệt quan trọng do có nguy cơ biến chứng thẩm mỹ cao [9].

Trong một số trường hợp, phục hình tạm tức thì đã được thực hiện cho implant được đặt tức thì. Thẩm mỹ hài hòa của mão sau cùng trên implant cho rằng trước phụ thuộc nhiều vào vị trí ba chiều chính xác của implant cùng với việc kiểm soát hình dạng mô mềm quanh implant trong quá trình mang phục hình tạm cố định. Kết quả ổn định và thẩm mỹ đã được duy trì sau 3 năm theo dõi lâm sàng, với sự hài lòng tuyệt đối của bệnh nhân. Phần xuyên niêm mạc của mão tạm trong quá trình lành thương không được dư để tạo hình mô mềm và ngăn ngừa tụt nướu.
Để tải lực tức thì cho mão đơn lẻ trên implant thì cần thỏa mãn các điều kiện sau: (a) đào tạo sau đại học, kỹ năng lâm sàng, và kinh nghiệm, (b) lựa chọn bệnh nhân phù hợp, đủ thể tích và mật độ xương, (c) độ ổn định sơ khởi được đo bằng torque vặn > 20 Ncm và giá trị phân tích cộng hưởng từ cho thương số ổn định implant (ISQ) > 60, (d) chiều dài implant > 10 mm, và (e) không có chống chỉ định toàn thân hoặc tại chỗ (thiếu hồng xương lớn cần ghép xương, thể tích và mật độ xương kém, hoạt động cận chức năng, cần nâng xoang, sức khỏe toàn thân) [8, 10].

Nói chung, có nhiều bằng chứng ngắn hạn về tỷ lệ tồn tại implant và sự ổn định viền xương ủng hộ việc sử dụng cả hai phương thức tải lực tức thì và tải lực thông thường [8]. Dựa trên tài liệu khoa học, tiêu chí áp dụng tải lực tức thì phổ biến nhất là torque vặn tối thiểu nằm trong khoảng 20-45 Ncm, ISQ tối thiểu nằm trong khoảng 60-65, và chiều dài implant > 10 mm.

Có rất ít bằng chứng khoa học so sánh sự ổn định của chiều cao gai nướu và viền niêm mạc mặt ngoài giữa phương thức tải lực tức thì với tải lực thông thường. Thẩm mỹ và sự hài lòng của bệnh nhân chỉ được đánh giá trong một vài thử nghiệm so sánh tải lực tức thì với tải lực thông thường, nhưng không đủ dữ liệu để rút ra kết luận [8].

2. Vấn đề tải lực liên quan

Tải lực thông thường được tiên lượng trong mọi tình huống lâm sàng, và đặc biệt được áp dụng trong trường hợp điều trị thay đổi như độ ổn định sơ khởi của implant kém, ghép xương nhiều, giảm kích thước implant và sức khỏe bệnh nhân không tốt [8]. Ở vùng răng trước hàm trên và hàm dưới, tải lực tức thì cho mão đơn lẻ trên implant là một phương thức tiên lượng về tỷ lệ tồn tại implant và sự ổn định của viền xương. Tải lực tức thì ở những vị trí này nên được áp dụng thận trọng bởi bác sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm [8, 10]. Điều này xuất phát từ thực tế là những dữ liệu về mô mềm chưa đủ để kết luận về việc áp dụng tải lực tức thì cho mão đơn lẻ trên implant ở vị trí thẩm mỹ như một điều trị thường quy. Đối với bệnh nhân mất rằng bán phần bị mất nhiều răng liên tiếp, có một vài bằng chứng khoa học cho thấy tải lực tức thì ở những bệnh nhân với nhiều vị trí cấy ghép đã lành thương ở vùng răng sau có tỷ lệ tồn tại tương tự như tải lực tức sớm hoặc tải lực thông thường [11]. Không có đủ bằng chứng ủng hộ tải lực tức thì trên bệnh nhân mất răng bán phần bị mất nhiều răng ở vùng răng trước hàm trên và hàm dưới [11]. Do đó, nó phải được áp dụng thận trọng bởi bác sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm. Đối với bệnh nhân mất răng toàn bộ, có bằng chứng khoa học mạnh mẽ cho thấy tải lực tức thì có tỷ lệ tồn tại implant tương tự như tải lực thông thường [8].

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

1. Morton D, Chen ST, Martin WC, et al. Consensus statements and recommended clinical procedures regarding optimizing esthetic outcomes in implant dentistry. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(Suppl):216-220.
2. Kan JY, Rungcharassaeng K, Lozada JL, Zimmerman G. Facial gingival tissue stability following immediate placement and provisionalization of maxillary anterior single implants: a 2- to 8-year follow-up. Int J Oral Maxillofac Implants 2011;26:179–187.
3. Botticelli D, Renzi A, Lindhe J, Berglundh T. Implants in fresh extraction sockets: a prospective 5-year follow-up clinical study. Clin Oral Implants Res 2008;19:1226-1232.
4. Chen ST, Buser D. Clinical and esthetic outcomes of implants placed in postextraction sites. Int J Oral Maxillofac Implants 2009;24(Suppl):186-217.
5. Roe P, Kan JY, Rungcharassaeng K, et al. Horizontal and vertical dimensional changes of peri-implant facial bone following immediate placement and provisionalization of maxillary anterior single implants: 1-year cone beam computed tomography study. Int J Oral Maxillofac Implants 2012;27:393-400.
6. Cosyn J, Eghbali A, Hanselaer L, et al. Four modalities of single implant treatment in the anterior maxilla: a clinical, radiographic, and aesthetic evaluation. Clin Implant Dent Relat Res 2013;15:517-530.
7. Lang NP, Pun L, Lau KY, et al. A systematic review on survival and success rates of implants placed immediately into fresh extraction sockets after at least 1 year. Clin Oral Implants Res 2012;23(Suppl 5):39-66.
8. Gallucci GO, Benic GI, Eckert SE, et al. Consensus statements and clinical recommendations for implant loading protocols. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(Suppl):287–290.
9. Cosyn J, Sabzevar MM, De Bruyn H. Predictors of inter- proximal and midfacial recession following single implant treatment in the anterior maxilla: a multivariate analysis. J Clin Periodontol 2012;39:895-903.
10. Benic GI, Mir-Mari J, Hammerle CHF. Loading protocols for single implant crowns: a systematic review and meta-analysis. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(Suppl):222-238.
11. Schrott A, Riggi-Heiniger M, Maruo K, Gallucci GO. Implant loading protocols for partially edentulous patients: a systematic review and meta-analysis. Int J Oral Maxillofac Implants 2014;29(Suppl):239-255.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *