Kỹ thuật tái tạo sống hàm – Bàn luận chung.

Tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) là một kỹ thuật sử dụng màng ngăn ở phía trên để bảo vệ thiếu hồng xương khỏi sự xâm lấn của các tế bào mô mềm đồng thời hỗ trợ tạo xương mới. Khái niệm GBR xuất phát từ việc ứng dụng các nguyên tắc của tái tạo mô có hướng dẫn (GTR), trong đó những thiếu hồng xương theo chiều dọc ở răng thật được tái tạo bằng cách sử dụng màng ngăn giúp loại trừ sự xâm lấn của biểu mô và mô liên kết nướu đồng thời cho phép các tế bào từ dây chằng nha chu tái tăng trưởng trên bề mặt chân răng. Cùng bàn luận về kỹ thuật tái tạo này trong trường hợp thiếu hụt xương phẫu thuật Implant.

ky-thuat-tai-tao

1. Tái tạo xương có hướng dẫn – Giải pháp đối với thiếu hụt xương trong quá trình phẫu thuật Implant

Một số kỹ thuật phẫu thuật đã được sử dụng nhằm khắc phục sự biến dạng sống hàm và tạo ra đủ xương để đặt implant. Tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) là một kỹ thuật sử dụng màng ngăn ở phía trên để bảo vệ thiếu hồng xương khỏi sự xâm lấn của các tế bào mô mềm đồng thời hỗ trợ tạo xương mới.

Khái niệm GBR xuất phát từ việc ứng dụng các nguyên tắc của tái tạo mô có hướng dẫn (GTR), trong đó những thiếu hồng xương theo chiều dọc ở răng thật được tái tạo bằng cách sử dụng màng ngăn giúp loại trừ sự xâm lấn của biểu mô và mô liên kết nướu đồng thời cho phép các tế bào từ dây chằng nha chu tái tăng trưởng trên bề mặt chân răng. Từ khái niệm này, Dahlin và cộng sự đã nghiên cứu sự tái tạo xương trong một mô hình động vật sử dụng màng polytetrafluoroethylene mở rộng (ePTFE). Bằng cách này, một không gian riêng đã được tạo ra giữa mặt trong của màng với thiếu hồng xương, từ đó ngăn mô liên kết không tạo xương nằm ngoài xương tăng sinh vào bên trong thiếu hổng.

2. Ứng dụng và vật liệu sử dụng

Ba ứng dụng phổ biến nhất của GBR là:

  1. Tăng sống hàm, sau đó đặt implant;
  2. Kết hợp với đặt implant;
  3. Khắc phục vị trí đã cấy ghép nhưng bị thiếu hồng xương quanh implant.

Wang và Boyapati [8] đã nhấn mạnh 4 nguyên tắc chính của GBR thành công, được gọi là PASS:

  1. Primary wound closure – đóng kín vết thương ban đâu;
  2. Angiogenesis – sự tạo mạch;
  3. Space creation/maintenance – tạo/ duy trì khoảng
  4. Stability of initial blood clot and implant fixture – sự ổn định của cục máu đông ban đầu và trụ implant.

Vật liệu chính của GBR là màng ngăn. Nó được chia thành màng tiêu và màng không tiêu.

  • Màng tiêu:
    • Tự nhiên – collagen lợn hoặc bò;
    • Tổng hợp – polylactic acid, copolymer của polylactic acid hoặc polyglycolic acid.
  • Màng không tiêu – polytetrafluoroethylene (PTFE), ePTFE, hoặc lưới titanium.

Những vật liệu khác của GBR là các tác nhân và vật liệu sinh học được đặt bên dưới màng để duy trì không gian sẽ tái tạo. Chúng có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với nhau. Dưới đây là những vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất.

  • Xương ghép tự thân được lấy từ những vị trí khác của chính bệnh nhân.
  • Xương ghép đồng loại được lấy từ tử thi. Xương ghép đồng loại đông khô khử khoáng (DFDBA) hoặc xương ghép đồng loại đông khô (FDBA) được sử dụng rộng rãi nhất.

Cả hai đều bị hấp thu; sự khác biệt duy nhất là tốc độ hấp thu. Trong khi xương ghép đồng loại đông khô khử khoáng DFDBA có thể bị hấp thu trong một vài tháng thì xương ghép đồng loại đông khô FDBA bị hấp thu chậm hơn, và do đó sẽ duy trì khoảng trong thời gian lâu hơn.

  • Xương ghép dị loại có nguồn gốc từ các loài khác, chẳng hạn như bò hoặc ngựa. Xương bò là nguồn thường được sử dụng nhất, bởi vì thành phần hữu cơ của nó sẽ được loại bỏ. Tốc độ hấp thu của nó chậm hơn xương ghép đồng loại, và trong một số trường hợp, nó không bị hấp thu.
  • Vật liệu ghép tổng hợp là xương tổng hợp gồm thủy tinh hoạt tính sinh học và calcium phosphate.

3. Tổng kết lại về quá trình tái tạo xương có hướng dẫn

Tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) là một kỹ thuật phẫu thuật quan trọng và phức tạp, có thể được thực hiện trước hoặc trong phẫu thuật đặt implant. Mỗi bác sĩ lâm sàng nên lựa chọn vật liệu hoặc kỹ thuật theo sở thích và kinh nghiệm của mình cũng như nhu cầu của bệnh nhân. Vì vậy, không có con đường duy nhất dẫn đến kết quả lâm sàng thành công. Bước quan trọng nhất trong GBR là chẩn đoán tình trạng ban đầu và dự đoán kết quả implant cuối cùng.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

1. Armitage GC. Development of a classification system for periodontal diseases and conditions. Ann Periodontol 1999;4(1):1-6.
2. Zitzmann NU, Berglundh T. Definition and prevalence of peri-implant diseases. J Clin Periodontol 2008;35(8 Suppl):286-291.
3. Esposito M, Grusovin MG, Felice P, et al. Interventions for replacing missing teeth: horizontal and vertical bone augmentation techniques for dental implant treatment. Cochrane Database Syst Rev 2009;(4):CD003607.
4. Gottlow J, Nyman S, Karring T, Lindhe J. New attachment formation as the result of controlled tissue regeneration. J Clin Periodontol 1984;11(8):494-503.
5. Dahlin C, Linde A, Gottlow J, Nyman S. Healing of bone defects by guided tissue regeneration. Plast Reconstr Surg 1988;81(5):672-676.
6. Seibert J, Nyman S. Localized ridge augmentation in dogs: a pilot study using membranes and hydroxyapatite. J Periodontol 1990;61(3):157-165.
7. Buser D, Brägger U, Lang NP, Nyman S. Regeneration and enlargement of jaw bone using guided tissue regeneration. Clin Oral Implants Res 1990;1(1):22-32.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *