Hàm phủ trên implant là giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân mất răng toàn bộ nhằm đạt được sự cân bằng tốt giữa chi phí và lợi ích. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán lâm sàng cho phép làm phục hình cố định, thì có thể đạt được thẩm mỹ, phát âm, chức năng nhai, và thái độ tâm lý tốt hơn với phục hình cố định. Tải lực tức thì đã được ghi nhận là một phương án tiên lượng để phục hồi răng mất khi khối lượng và chất lượng xương thuận lợi cho sự tiếp xúc xương-implant đầy đủ. Cùng tìm hiểu hai vấn đề, hàm phủ và phương pháp tải lực tức thì đối với phục hình Implant toàn hàm.
1. Hàm phủ đối với phục hình toàn hàm Implant
Hàm phủ trên implant là giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân mất răng toàn bộ nhằm đạt được sự cân bằng tốt giữa chi phí và lợi ích. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán lâm sàng cho phép làm phục hình cố định, thì có thể đạt được thẩm mỹ, phát âm, chức năng nhai, và thái độ tâm lý tốt hơn với phục hình cố định. Để quyết định sẽ ưu tiên giải pháp cố định hay tháo lắp, chẳng hạn như hàm phủ trên implant phục hình, cho một bệnh nhân, thì cần xem xét một số yếu tố. Thứ nhất là cần xem xét lượng xương còn lại ở hàm dưới, và đặc biệt là ở hàm trên, để biết được có thể đặt bao nhiêu implant ở mỗi cung hàm và làm thế nào để tích hợp hàm giả với mô. Ngoài ra, cần xem xét phân loại xương của bệnh nhân cùng với tương quan giữa xương còn lại với các cấu trúc giải phẫu ngoài mặt (chẳng hạn như nâng đỡ môi và nét mặt nghiêng). Cuối cùng, cần xem xét sự hợp tác của bệnh nhân về khả năng và động lực duy trì vệ sinh răng miệng đầy đủ trong trường hợp lựa chọn giải pháp cố định. Những bệnh nhân bị khiếm khuyết có thể không thể chăm sóc tại nhà đầy đủ.
Đánh giá xương ổ răng và hình dạng xương khi khám lâm sàng kết hợp với sờ gờ xương tại vị trí cấy ghép là rất quan trọng cho việc lên kế hoạch trước điều trị. Nhiều kỹ thuật hình ảnh khác nhau đã được đề nghị để định vị kênh hàm dưới, bao gồm X-quang thông thường (X-quang trong miệng và toàn cảnh, chụp cắt lớp, phim đo sọ, v.v…) và CT.
Mặc dù người ta đặc biệt khuyến cáo nên có hình ảnh thiết diện cắt ngang, nhưng phim toàn cảnh vẫn được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán hình ảnh của điều trị cấy ghép do có liều bức xạ thấp.
2. Vấn đề tải lực tức thì
Tải lực tức thì đã được ghi nhận là một phương án tiên lượng để phục hồi răng mất khi khối lượng và chất lượng xương thuận lợi cho sự tiếp xúc xương-implant đầy đủ. Để có thể tải lực tức thì, cần đạt được độ ổn định implant sơ khởi. Độ ổn định sơ khởi có thể được đo bằng torque vặn (torque vặn tối thiểu được khuyến cáo là 25-30 Nam), được tiên lượng trên phim X- quang (đơn vị Hounsfield là công cụ hữu ích để đo chất lượng xương), được hỗ trợ bởi quy trình đặt implant chính xác và được đánh giá bằng phân tích tần số cộng hưởng (giá trị ISQ). Khi giá trị ISQ nằm trong khoảng 45 đến 60 thì độ ổn định implant phục hình toàn hàm là tốt, nhưng chưa đủ tốt để tải lực tức thì. Nếu giá trị ISQ lớn hơn 60 thì có thể tải lực tức thì với tiên lượng tốt. Ứng dụng của nó vào hàm dưới mất răng toàn bộ đã được trình bày trong y văn, đặc biệt là khi đặt implant giữa hai lỗ cằm. Quy trình này rất hữu ích trong việc giảm thời gian điều trị (trưởng thành mô mềm), giảm sự khó chịu cho bệnh nhân (không sử dụng hàm giả tháo lắp đệm và không vững ổn), nhất là trong những tuần đầu tiên sau phẫu thuật, và giảm chăm sóc hậu phẫu. Ngoài ra, tải lực tức thì đã được chứng minh là có tác dụng tâm lý tích cực cho bệnh nhân mất răng bán phần và đặc biệt là bệnh nhân mất răng toàn bộ.
Phục hình toàn hàm được gắn ngay sau khi đặt implant thì phải cứng chắc. Sự vững ổn giữa hai cung răng là rất quan trọng để tăng tiên lượng cho sự tích hợp xương của implant. Ngoài ra, phục hình phải kết hợp cả chức năng lẫn thẩm mỹ, bởi vì người ta khuyên là không nên tháo phục hình ra khỏi miệng bệnh nhân trong suốt giai đoạn tích hợp xương. Do đó, nên đánh giá trường hợp chính xác và làm mẫu sáp chẩn đoán trước khi phẫu thuật. Nhờ vậy sẽ tránh được những biến chứng như nứt gãy cấu trúc và răng. Ở hàm dưới, khi đủ chiều cao phục hình, có thể đạt được sự dung hòa tốt bằng cách chỉ sử dụng nhựa. Ở hàm trên, hoặc trong những trường hợp đặc biệt của hàm dưới, chiều cao phục hình có thể bị giảm và cần phải được gia cố (kim loại hoặc sợi).
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
1. Tyndall AA, Brooks SL. Selection criteria for dental implant site imaging: a position paper of the American Academy of Oral and Maxillofacial radiology. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endodontol 2000;89(5):630-637.
2. Harris D, Buser D, Dula K, et al. E.A.O. guidelines for the use of diagnostic imaging in implant dentistry. A consensus workshop organized by the European Association for Osseointegration in Trinity College Dublin. Clin Oral Implants Res 2002;13(5):566-570.
3. Feine JS, Carlsson GE, Awad MA, et al. The McGill consensus statement on overdentures. Mandibular two- implant overdentures as first choice standard of car for edentulous patients. Gerodontology 2002;19(1):3-4.
4. Bressan E, Tomasi C, Stellini E, et al. Implant-supported mandibular overdentures: a cross-sectional study. Clin Oral Implants Res 2012;23(7):814-819.
5. Emami E, Heydecke G, Rompré PH, et al. Impact of implant support for mandibular dentures on satisfaction, oral and general health-related quality of life: a meta- analysis of randomized-controlled trials. Clin Oral Implants Res 2009;20(6):533-544.
6. Romanos G, Froum S, Hery C, et al. Survival rate of immediately vs delayed loaded implants: analysis of the current literature. J Oral Implantol 2010;36(4):315-324.
7. Raghavendra S, Taylor T. Early wound healing around implants: a review of the literature. Int J Oral Maxillofac Implants 2005;20(3):425-431.
8. Dierens M, Collaert B, Deschepper E, et al. Patient- centered outcome of immediately loaded implants in the rehabilitation of fully edentulous jaws. Clin Oral Implants Res 2009;20(10):1070-1077.
9. Misch CM. Immediate loading of definitive implants in the edentulous mandible using a fixed provisional prosthesis: the denture conversion technique. J Oral Maxillofac Surg 2004;62(9 Suppl 2):106-115.
10. Paniz G, Chierico A, Cuel S, Tomasi P. A technique for immediate occlusal loading of a complete edentulous mandible: a clinical report. J Prosthet Dent 2012;107(4):221-226.
11. Maló P, Rangert B, Nobre M. “All-on-Four” immediate function concept with Brånemark System implants for completely edentulous mandibles: a retrospective clinical study. Clin Implant Dent Relat Res 2003;5(Suppl 1):2-9.
Leave a Reply