Gãy xương chậu là loại gãy xương rất nặng, tỷ lệ tử vong cao, chủ yếu do mất máu và thường nằm trong bệnh lý đa chấn thương. Dựa vào cơ chế và một vài dạng chấn thương của vùng chậu, tổn thương có thể giới hạn chủ yếu ở vùng cấu trúc khung xương hoặc phức tạp hơn nhưn tổn thương lan rộng tới các cấu lúc phần mềm lân cận. Những tổn thương phức tạp này cần được điều trị bởi những phẫu thuật viên chuyên sâu.
1. Gãy khung chậu do giằng giật:
- Gãy do khung chậu bị giằng giật bao gồm tổn thương vùng trước bên và trước dưới của đốt sống cùng, một phần phía dưới trước của mào chậu, của ụ ngồi.
- Ụ ngồi có thể bị giật gián tiếp bằng sự co mạnh của gân chân ngỗng (hamstring) ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Nếu mảnh rời nhỏ, thườn liền xương nhanh và không mất chức năng. Nếu mảnh rời to (>2cm), thì nên phẫu thuật đặt lại.
2. Gãy cánh chậu:
Gãy cánh chậu đơn thuần (không liên quan tới khớp háng hoặc khớp cùng chậu) thường gặp và do chấn thương trực tiếp. Với gãy ít di lệch và ít tổn thương phần mềm xung quanh thì chủ yếu là điều trị triệu chứng. Với loại gãy di lệch nhiều hay có tổn thương phần mềm rộng, tụ máu trước và sau phúc mạc kèm theo. Sự liền xương kết hợp với khối máu tụ hình thành rất nhiều xương mới. Chú ý bù lại lượng máu đã mất cho bệnh nhân.
3. Gãy đơn thuần lỗ bịt:
Gãy liên quan tới ngành ngồi mu chậu mu và có thể kèm trật khớp mu. Nếu di lệch ít <2cm thì điều trị bằng nằm giường cứng 1-2 tuần và sau đó đi nạng. Ngay sau khi mất cảm giác khó chịu cho bệnh nhân tỳ chân đau.
4. Gãy xương chậu phức tạp:
- Thường do lực mạnh truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua chi dưới thúc vào khung chậu. Bệnh nhân đến viện có thể trong bệnh cảnh sốc mất máu. Nắn chỉnh lại khung chậu chưa được đặt ra cho tới khi loại trừ hết các thương tổn phối hợp. Điều trị những tổn thương này nhiều khi quan trọng hơn rất nhiều so với điều trị gãy xương.
- Chẩn đoán gãy xương chậu rất dễ, nhờ động tác giãn ép khung chậu. Nhưng khám xét để phát hiện các biến chứng nagy lập tức, đe dọa tính mạng bệnh nhân nhiều khi gặp khó khăn: tổn thương niệu đạo, tạng rỗng, mạch máu lớn trong ổ bụng.
- Muốn chẩn đoán các biến chứng, ngoài khám lâm sàng còn phải nhờ các phương pháp cận lâm sàng như siêu âm, chọc dò ổ bụng và đặc biệt nhờ nội soi kiểm tra. Gãy xương hậu phức tạp gồm 3 loại chính: gãy do lực tác động trước-sau (kiểu mở sách), do lực ép bên và do lực ép thẳng đứng.
4.1. Gãy do lực tác động trước – sau: bị ép giữa 2 toa tàu, giữa 2 ô tô,..
- Thương tổn rất nặng cả cung trước và cung sau của xương chậu. Nếu lực tác động vào xương mu sẽ gãy 4 ngành của xương mu.
- Nếu lực tác động vào gai chậu trước trên thì khung chậu sẽ mở ra như cuốn sách, kèm theo toác khớp mu, toác 2 khớp cùn chậu làm xoay một nửa khung chậu hay cả hai bên.
- Khi lực tác động vào cánh chậu thì gãy phối hợp các ngành xương mu, toác khớp mu, gãy cả xương cùng và xương chậu.
- Gãy cánh xương cùng (kiểu Volliemier), gãy 2 ngành ngồi-mu, chậu-mu và gãy cánh chậu cùng bên làm méo khung chậu (kiểu Malgainge).
- Do lực ép phía trước sau có thể kết hợp với di lệch khớp mu ít, chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày trên giường, cũng có thể di lệch khớp mu nhiều, tổn thương nặng vùng đáy chậu và hệ tiết niệu- sinh dục, việc điều trị rất khó khăn.
- Điều trị các thương tổn này bằng cách ép lên vùng cánh chậu hoặc ho bệnh nhân nằm nghiên. Phương pháp điều trị đơn giản nưhng hiệu quả là cho bệnh nhân nằm võng.
- Có thể dùng băng đeo chéo hoặc khung cố định ngoài, 2 hoặc 3 vít được khoan vào mỗi mào chậu qua đường rạch da. Một khung kim loại liên kết các vít để nắn chỉnh di lệch phái trước của khung chậu.
- Một số trường hợp mổ kết hợp xương bên trong bằng 1 hoặc 2 nẹp kim loại với vít vào ngành chậu mu. Việc làm vững khung chậu ngay lập tức làm mất cảm giác khó chịu, làm giảm chảy máu, điều dưỡng dễ chăm sóc và có thể cho bệnh nhân vận độn sớm.
4.2. Gãy do lực ép bên: do ô tô ép, do bị ngã nghiên đập vùng cánh chậu xuống nến cnứg,..
- Đa phần là gãy nhẹ, gãy vững khung chậu, ít ảnh hưởng đến đai chậu. hay gặp gãy gập các ngành của cung trước hoặc cung sau.
- Điều trị: mổ kết hợp xương nếu mảnh gãy lớn, di lệch trên 3cm.
4.3. Gãy do cơ chế éo dọc (thẳng đứng):
- Thường gặp sau khi ngã, đùi thúc lên khung chậu, gây nên gãy xương mu, toác khớp cùng-chậu, gãy xương cùn, cánh chậu. Loại gãy này rất không vững.
- Nếu lực tác động lên mấu chuyển lớn thì thường phối hớp với gãy ổ cối.
- Kiểu gãy này làm biến dạng theo trục cơ thể của một nửa khung chậu so với phần còn lại. Thường tụ máu lớn và tổn thương đám rối thần kinh thắt lưng cùng. Cố định loại gãy mất vững này bằng kéo kéo dọc theo trục cơ thể qua lồi cầu đùi hoặc lồi củ trước xương chày. Kéo liên tục là phương pháp tốt nhất và phải được duy trì lâu dài, thường là từ 6 – 12 tuần. Cố định ngoài không đủ vững cho loại gãy này.
- Đôi khi phải chỉ định mổ mở để cố định trong nhưng kỹ thuật khó và nguy cơ biến chứng cao. Những phẫu thuật này phải được thực hiện bởi những phẫu thuật viên giỏi nhiều kinh nghiệm về đường mổ và các dụng cụ kết hợp xương bên trong.
- Tụ máu lớn là biến chứng thường gặp nhất đối với những gãy nặng khung chậu. Đặt khung cố định ngoài có thể kiểm soát chảy máu nhưng khó có thể kiểm soát di lệch trục dọc cơ thể. Chụp mạch là cần thiết để xác định vị trí chảy máu, có thể nút mạch làm giảm chảy máu.
Leave a Reply