Ung thư tiền liệt tuyến: Chẩn đoán và phân loại

Ung thư tiền liệt tuyến (UTTLT) là một căn bệnh khá phổ biến ở nam giới, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, việc chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến thường gặp khó khăn do các triệu chứng của bệnh rất giống với các vấn đề khác của tiền liệt tuyến. Do đó, việc chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến là rất quan trọng để bắt đầu điều trị kịp thời và nhanh chóng.

1. Chẩn đoán

1.1. Lâm sàng

1.1.1. Triệu chứng cơ năng

Rất nhiều trường hợp ung thư tiền liệt tuyến ở thể ẩn, không có triệu chứng lâm sàng. Người bệnh được  phát hiện bệnh tình cờ, hoặc giải phẫu tử thi sau khi tử vong do những nguyên nhân khác. Có 2 lý do làm cho người bệnh phải đi khám bệnh:

– Rối loạn tiểu tiện.

– Các dấu hiệu về u lan toả hoặc đã có di căn.

Các triệu chứng tiết niệu thường gặp là:

– Đái khó, tia đái nhỏ.

– Đái nhiều lần mức độ khác nhau, tuỳ theo sự kích thích, cảm giác đái không hết do có nước tiểu dư trong bàng quang.

– Đái không tự chủ.

– Bí đái cấp.

Ở giai đoạn muộn, khối u thường nhiều ổ, lan toả xâm lấn bao xơ và di căn, có thể gây ra những rối loạn toàn thân trầm trọng, thể trạng người bệnh suy sụp, kết thúc cuối cùng là tử vong.

Các dấu hiệu tiến triển lan tràn thường gặp là:

– Đau xương

– Đau tầng sinh môn

– Phù nề chi dưới

– Xuất tinh ra máu

– Các dấu hiệu toàn thân khác: NB có thể đến viện trong tình trạng suy thận, với các biểu hiện gầy sút, phù nề, xanh nhợt, thiếu máu. Các di căn khác ở phổi, gan ít khi là dấu hiệu đầu tiên, di căn não cũng hiếm gặp.

1.1.2. Triệu chứng thực thể

– Thăm khám TTL qua trực tràng: Đây là cách thức đơn giản, rẻ tiền và hữu hiệu phát hiện UTTTL. Hầu hết UTTTL xuất hiện ở vùng ngoại vi của TTL và có thể phát hiện qua thăm trực tràng. Bằng việc phối hợp với nồng độ PSA, thăm khám TTL qua trực tràng đã góp phần chẩn đoán đa số các UTTTL.

– Khám toàn thân phát hiện di căn hạch, một số ít trƣờng hợp phát hiện di căn xa.

1.2. Cận lâm sàng

1.2.1. Nồng độ PSA trong ung thư tiền liệt tuyến

Hiện nay nồng độ PSA để chẩn đoán UTTTL vẫn đang còn đƣợc bàn cãi. Tuy nhiên ngƣời ta thấy rằng nồng độ PSA càng cao thì khả năng tồn tại UTTTL càng lớn. Tuy nhiên, ngay cả khi nồng độ PSA < 4 ng/mL cũng có một tỷ lệ nhất định mắc UTTTL. Mặc dù vậy, để tránh chỉ định sinh thiết quá mức, Hội Niệu khoa và thận học Việt Nam (VUNA) khuyến nghị lấy mức PSA bất thƣờng là >4ng/mL.

Tỉ lệ PSA tự do/toàn phần là thông số đƣợc sử dụng rộng rãi trong lâm sàng để phân biệt giữa tăng sinh lành tính và UTTTL. Tỉ lệ này được sử dụng trong trƣờng hợp 6 nồng độ PSA từ 4 đến 10 ng/mL và thăm khám trực tràng không có dấu hiệu nghi ngờ UTTTL.

Thông thường lấy mức PSA tự do/ PSA toàn phần có ý nghĩa là < 0,1. Nhằm mục đích tăng độ nhạy và độ chuyên biệt của xét nghiệm PSA, các xét nghiệm chuyên sâu nhƣ đo vận tốc PSA, tỷ trọng PSA, PSA theo tuổi.

1.2.2. Siêu âm

Siêu âm qua trực tràng: Không phải lúc nào cũng có thể thấy đƣợc hình ảnh kinh điển của một vùng giảm âm ở ngoại vi của tuyến tiền liệt qua siêu âm. Siêu âm qua trực tràng không thể phát hiện vùng UTTTL với độ tin cậy đầy đủ. Do đó, sinh thiết các vùng nghi ngờ không thể sử dụng nhƣ là một phƣơng pháp thừờng quy để chẩn đoán. Tuy nhiên, có thể có ích khi sinh thiết thêm các khu vực nghi ngờ.

Siêu âm ổ bụng: có giá trị định hƣớng chẩn đoán, đánh giá di căn trong ổ bụng – Chụp cộng hƣởng từ (CHT) tiểu khung: Chụp CHT tiểu khung có giá trị góp phần vào chẩn đoán, định hướng cho việc sinh thiết TTL. Ngoài ra còn giúp cho chẩn đoán mức độ xâm lấn của khối u vào tổ chức xung quanh và hạch vùng.

1.2.3. Các xét nghiệm khác

– Chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính vừa cho phép chẩn đoán mức độ xâm lấn tại chỗ của khối u (T), đồng thời cho phép chẩn đoán di căn, đặc biệt là di căn hạch chậu. Giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính ngày càng được nâng cao nhờ vào các kỹ thuật chụp mới.

– Chụp xạ hình xương và chụp PET/CT: Chụp xạ hình xương với MDP-Tc99m: Phát hiện những tổn thƣơng di căn vào xương: Xương cột sống, xương sƣờn, xương cánh chậu, xương sọ…

– Chụp PET/CT: Với F18-FDG ít có giá trị phát hiện u nguyên phát, nhưng giúp phát hiện chính xác di căn, tái phát, đánh giá hiệu quả các phƣơng pháp điều trị, mô phỏng lập kế hoạch xạ trị. Có thể chụp PET/CT với C11-Acetate cho hình ảnh u nguyên phát rõ nét hơn.

1.3. Sinh thiết tiền liệt tuyến

1.3.1. Sinh thiết lần đầu

Chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt dựa trên cơ sở nồng độ PSA và/hoặc có nghi ngờ khi thăm khám trực tràng. Cũng cần phải xem xét đến các yếu tố tuổi, bệnh kèm theo và hậu quả điều trị nếu chẩn đoán quá mức. Người bệnh chỉ có nồng độ PSA cao lần xét nghiệm đầu tiên không nên chỉ định sinh thiết ngay lập tức.

Cần xét nghiệm lại PSA sau một tháng trong các điều kiện tiêu chuẩn (không xuất tinh và không làm các thủ thuật như đặt thông niệu đạo bàng quang, soi bàng quang hoặc cắt đốt nội soi qua niệu đạo, không thăm trực tràng trước đó và không có nhiễm trùng đường tiết niệu) ở cùng một nơi xét nghiệm và cùng phương pháp đã tiến hành lần trước. Sinh thiết qua trực tràng là phƣơng pháp đƣợc đề nghị trong hầu hết các trường hợp nghi ngờ UTTTL. Số mẫu sinh thiết lý tưởng là 10-12 mẫu.

1.3.2. Sinh thiết lặp lại  

Chỉ định cho sinh thiết lặp lại là:

  • PSA tăng và/hoặc cao liên tục
  • Thăm khám tuyến tiền liệt có nghi ngờ;
  • Tăng sinh dạng nang nhỏ không điển hình (atypical small acinar proliferation);
  • Tân sinh trong biểu mô tuyến lan tỏa (extensive prostatic intraepithelial neoplasia – PIN).

Sinh thiết lần thứ ba hoặc nhiều lần hơn không đƣợc khuyến cáo, cần phải xem xét trên từng cá thể riêng biệt.

Sinh thiết TTL dưới hướng dẫn của siêu âm nội trực tràng. Nguồn: Bộ Y tế 2020

1.4. Mô bệnh học của ung thư tiền liệt tuyến

Phân độ mô học theo hệ thống thang điểm Gleason hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán UTTTL nhằm phục vụ cho điều trị, theo dõi, tiên lượng.

Điểm Gleason là tổng của độ mô học Gleason chiếm ưu thế nhất và nhì. Nếu chỉ có một độ mô học, thì điểm được tính bằng cách nhân đôi độ mô học đó. Nếu một độ mô học <5% khối lượng ung thư, thì loại này không được tính trong điểm Gleason (quy tắc 5%). Độ mô học ưu thế nhất và nhì được biểu diễn thông qua số điểm Gleason (ví dụ Gleason số 7 [4 + 3]).

Hệ thống phân loại mô bệnh học mới nhất của UTTTL dựa trên hội nghị đồng thuận của Hiệp hội quốc tế về bệnh học tiết niệu 2014 (International Society of Urological Pathology – ISUP).

Hệ thống này chia ra 5 độ dựa trên điểm Gleason như sau:

– Độ 1: ≤ 6 điểm

– Độ 2: 3+4 = 7 điểm

– Độ 3: 4+3 = 7 điểm

– Độ 4: 8 điểm

– Độ 5: 9-10 điểm

2. Phân loại giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến

Chỉ định các xét nghiệm (XN) đánh giá trước điều trị:.

  • Đánh giá mức độ lan rộng của khối u (T): Dựa vào siêu âm, CLVT, hoặc MRI.
  • Đánh giá di căn hạch (N): thực hiện khi có kế hoạch điều trị triệt căn. Người bệnh giai đoạn T2 hoặc ít hơn, PSA <20 ng/mL và điểm Gleason <6 có khả năng di căn hạch thấp hơn 10% có thể không cần đánh giá hạch
  • Đánh giá di căn (M) xương: xạ hình xƣơng bằng máy SPECT, SPECT/CT, PET/CT…
  • Trong trường hợp khó đánh giá, có thể chỉ định PET/CT (C-11choline PET/CT hoặc F-18 fluciclovine hoặc sodium PET/CT), hoặc chụp PET/CT với 18FDG để đánh giá các tổn thương di căn ở hệ thống hạch, ở các tạng, xương, …
                                         Đánh giá trước điều trị. Nguồn: Bộ Y tế 2020

Đánh giá giai đoạn theo AJCC lần thứ 8 – 2017

 

* Giai đoạn T theo lâm sàng (cT)

cTx Không đánh giá được u nguyên phát

cT0 Không có bằng chứng của u nguyên phát

cT1 U nguyên phát không rõ ràng trên lâm sàng, không sờ thấy

cT1a U xác định bằng mô bệnh học ≤5% trong tổ chức lấy được

cT1b U xác định bằng mô bệnh học >5% trong tổ chức lấy được

cT1c U xác định bằng sinh thiết kim ở một bên hoặc cả hai bên nhưng u không sờ thấy

cT2 Khối u sờ thấy và khu trú ở tuyến tiền liệt

cT2a U ở ≤ một nửa của một thùy

cT2b U nhiều hơn một nửa thùy nhƣng không ở cả 2 thùy

cT2c U ở cả hai thùy

cT3 U xâm lấn qua bao tuyến tiền liệt nhƣng chƣa cố định, chƣa xâm lấn cấu trúc xung quanh.

cT3a Xâm lấn vỏ bao 1 hoặc 2 bên.

cT3b Xâm lấn túi tinh.

cT4 U cố định hay xâm lấn cơ quan lân cận ngoài túi tinh: bàng quang, cơ vòng hậu môn, trực tràng, thành chậu.

Giai đoạn T theo mô bệnh học (pT)

pT2 U khu trú trong tuyến tiền liệt

pT3 U xâm lấn qua bao tuyến tiền liệt.

pT3a Xâm lấn vỏ bao 1 hoặc 2 bên, hoặc xâm lấn cổ bàng quang trên vi thể

pT3b Xâm lấn túi tinh.

pT4 U cố định hay xâm lấn cơ quan lân cận ngoài túi tinh: bàng quang, cơ vòng hậu môn, trực tràng, cơ thắt ngoài, thành chậu

Giai đoạn N

Nx: Không thể đánh giá được hạch vùng

N0: Không có di căn hạch vùng

N1: Di căn hạch vùng

Giai đoạn M

M0: Chưa có di căn xa

M1: Có di căn xa

M1a: Di căn hạch lympho ngoài hạch vùng

M1b: Di căn xương

M1c: Di căn tạng khác có/không kèm di căn xương

             Phân loại giai đoạn theo AJCC 8th, 2017. Nguồn: Bộ Y tế 2020

Xếp nhóm nguy cơ:  

  • Nguy cơ rất thấp: T1c và điểm Gleason ≤ 6 và PSA <10 ng/ml và ít hơn 3 mẫu sinh thiết dƣơng tính và tỉ trọng PSA ><0,15ng/ml. – Nguy cơ thấp: (T1 hay T2a) và (điểm Gleason ≤6) và (PSA><10 ng/ml). – Nguy cơ trung bình: (T2b hay T2c) hay (điểm số Gleason = 7) hay (PSA trong khoảng 10-20 ng/ml. – Nguy cơ cao: T3a hay điểm số Gleason từ 8 – 10 hay PSA>20ng/ml.
  • Nguy cơ rất cao: T3b-4 hay độ MBH 5.
  • Di căn hạch
  • Di căn xa

Nguồn tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt của Bộ Y tế 2020


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *