Kỹ thuật chia sống hàm trong phẫu thuật Implant.

Kỹ thuật chia sống hàm sẽ làm mở rộng sống hàm ngay lập tức, cho phép đặt implant đồng thời vào sống hàm hẹp. Chiapasco và cộng sự đã đánh giá sự thành công của các kỹ thuật phẫu thuật tái cấu trúc sống hàm khác nhau và tỷ lệ thành công của implant được đặt vào vùng ghép. Sự thành công của kỹ thuật chia sống hàm và tỷ lệ tồn tại của implant tương đương với tái tạo xương có hướng dẫn và ghép bề mặt, nhưng lại có ưu điểm là thời gian điều trị ngắn hơn.  Cùng tìm hiểu kỹ thuật chia sống hàm nhằm hỗ trợ trong quá trình điều trị cắm ghép Implant trên bệnh nhân.

1. Tổng quan về kỹ thuật chia sống hàm trong phẫu thuật Implant

Kỹ thuật chia sống hàm sẽ làm mở rộng sống hàm ngay lập tức, cho phép đặt implant đồng thời vào sống hàm hẹp. Chiapasco và cộng sự đã đánh giá sự thành công của các kỹ thuật phẫu thuật tái cấu trúc sống hàm khác nhau và tỷ lệ thành công của implant được đặt vào vùng ghép. Sự thành công của kỹ thuật chia sống hàm và tỷ lệ tồn tại của implant tương đương với tái tạo xương có hướng dẫn và ghép bề mặt, nhưng lại có ưu điểm là thời gian điều trị ngắn hơn.

Một vài tác giả đã đề nghị sử dụng vạt bán phần để giúp cố định bản xương vỏ phía ngoài. Trong một số ca lâm sàng, sử dụng vạt toàn phần giúp quan sát phẫu trường tốt hơn và thao tác các bước phẫu thuật thuận lợi hơn. Trong trường hợp mô liên kết mỏng, tạo vạt bán phần sẽ rất khó khăn và mô còn lại phía trên xương ổ răng quá mỏng để có thể đủ bảo vệ xương. Trong trường hợp gãy bản xương ngoài, bản xương di động có thể được giữ lại bằng vít cố định xương. Cuối cùng, khi độ ổn định sơ khởi của implant bị ảnh hưởng, thì chỉ có thể đặt implant sau giai đoạn lành thương của vị trí phẫu thuật.

Ở xương hàm trên, có thể chia xương tại mào xương bằng cây đục mà không cần mũi khoan phẫu thuật hỗ trợ. Có thể sử dụng búa để mở rộng bản xương mà không cần cắt xương dọc. Kỹ thuật chia sống hàm để mở rộng sống hàm hàm dưới có thể cần thêm một số bước so với mở rộng sống hàm hàm trên. Ở xương hàm dưới, bắt đầu cắt xương bằng mũi khoan phẫu thuật carbide ở mào xương ổ và tạo hai đường cắt dọc. Tiếp theo, cắt xương phía chóp để nối hai đường cắt dọc bằng mũi khoan tròn nhằm cho phép mở rộng sống hàm và giảm thiểu nguy cơ gãy xương. Thay vì dùng búa, sử dụng chuyển động tay với cây đục để mở rộng xương từ từ. Để tách sống hàm nhẹ nhàng, Chiapasco và cộng sự đã báo cáo 45 ca sử dụng thiết bị dạng chêm, với hai cánh tay phẫu thuật bản lề ở phía chóp bằng thép và một vít nằm ngang để kích hoạt thiết bị. Ngoài ra, sống hàm có thể được chia bằng dao mổ năng lượng điện áp điều biến tần số.

Mỗi trường hợp phải được đánh giá cẩn thận trước khi xem xét kỹ thuật chia sống hàm kết hợp đặt implant đồng thời. Những hạn chế giải phẫu, chẳng hạn như hõm mặt ngoài hàm trên, có thể ảnh hưởng đến việc đặt implant lý tưởng, và bản xương vỏ dày đặc có thể làm gãy vách xương ngoài. Kỹ thuật chia sống hàm với chỉ định chính xác và thao tác lâm sàng cẩn thận sẽ cho phép đặt implant vào sống hàm hẹp.

2. Ưu điểm, hạn chế và nguy cơ biến chứng

Phương pháp này cho phép đặt implant đồng thời vào những sống hàm bị teo bằng cách tự tạo ra không gian, và độ ổn định của implant đạt được bằng cách đặt implant vào phần sâu nhất của xương hàm không bị chia. Do đó, thời gian điều trị toàn bộ có thể được rút ngắn. Bởi vì kỹ thuật này không cần vị trí cho ghép, nên đã loại trừ nguy cơ liên quan đến vị trí phẫu thuật thứ hai này.

Cần có đủ chiều cao xương bởi vì chia sống hàm không làm tăng thể tích xương theo chiều đứng. Sống hàm có chiều rộng < 3 mm không được chỉ định kỹ thuật này bởi vì cần tối thiểu 3 mm chiều rộng xương để đưa dụng cụ vào giữa hai bản xương vỏ nhằm chia và mở rộng sống hàm. Kỹ thuật này không được chỉ định khi sống hàm quá gập góc, đặc biệt là ở vùng răng trước hàm trên, vì có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu chỉ dự kiến điều trị một vị trí thì rất khó thực hiện kỹ thuật này do sự hạn chế không gian, đặc biệt là ở xương hàm dưới.

Nguy cơ biến chứng chính của kỹ thuật này là gãy bản xương ngoài. Điều này dễ xảy ra ở xương hàm dưới hơn do độ dày của xương vỏ. Những biến thể của kỹ thuật chia sống hàm thông thường nên được xem xét, chẳng hạn như cắt xương dọc và phía chóp. Trong trường hợp gãy, có thể sử dụng vít cố định xương để cố định bản xương ngoài. Bởi vì kỹ thuật này đòi hỏi phải ghép xương hạt và sử dụng màng sinh học, nên những biến chứng liên quan đến tái tạo xương có hướng dẫn cũng có thể xảy ra:

  • Xuất huyết
  • Nhiễm trùng (lỗ dò và áp-xe)
  • Đau kéo dài
  • Hở đường rạch gây lộ màng sớm.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *