Kết quả và tiên lượng kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR).

Kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) đã được chứng minh là một kỹ thuật có tiên lượng tốt trong việc cải thiện xương ở những vùng bị teo nhằm cho phép đặt implant. Bằng chứng khoa học hiện nay dưới dạng tổng quan hệ thống đã cho thấy rõ implant được đặt ở vùng xương ghép có tỷ lệ tồn tại không khác biệt so với implant được đặt ở xương tự nhiên. Tuy nhiên, cần có những thử nghiệm lâm sàng với tiêu chuẩn thành công rõ ràng và thời gian theo dõi lâu dài để xác định chính xác tỷ lệ thành công của implant được đặt ở xương ghép bằng kỹ thuật GBR. Cùng tìm hiểu các tiên lượng chung, kết quả và yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp này.

tai-tao-xuong-co-huong-dan-1
Kỹ thuật GBR

1. Tiên lượng chung và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR)

Kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) đã được chứng minh là một kỹ thuật có tiên lượng tốt trong việc cải thiện xương ở những vùng bị teo nhằm cho phép đặt implant. Bằng chứng khoa học hiện nay dưới dạng tổng quan hệ thống đã cho thấy rõ implant được đặt ở vùng xương ghép có tỷ lệ tồn tại không khác biệt so với implant được đặt ở xương tự nhiên. Tuy nhiên, cần có những thử nghiệm lâm sàng với tiêu chuẩn thành công rõ ràng và thời gian theo dõi lâu dài để xác định chính xác tỷ lệ thành công của implant được đặt ở xương ghép bằng kỹ thuật GBR.

Những yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau GBR.

Yếu tố bệnh nhân:

Những yếu tố như sự hợp tác, thói quen (chẳng hạn như hút thuốc lá), hoặc các rối loạn hệ thống khác có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả, thì nên được xem xét cẩn thận trong quá trình lên kế hoạch điều trị và điều chỉnh nếu cần thiết.

Yếu tố bác sĩ lâm sàng:

Các yếu tố phẫu thuật như thiết kế vạt phù hợp, lưu ý cấp máu tối đa cho vị trí phẫu thuật, đóng kín vật thụ động ban đầu, và cố định miếng ghép trong suốt quá trình lành thương là rất quan trọng đối với sự thành công của GBR. Lựa chọn bệnh nhân và vị trí phù hợp cũng quan trọng, đòi hỏi phải đánh giá bệnh nhân toàn diện. Ví dụ, những kỹ thuật tăng sống hàm khác ngoài GBR (chẳng hạn như kéo giãn xương hoặc ghép xương khối) nên được xem xét trong các trường hợp cần tăng cả chiều ngang lẫn chiều dọc đáng kể. Lựa chọn vật liệu sinh học dựa trên mức độ và hình dạng của thiếu hồng cũng như dựa trên bằng chứng khoa học thịnh hành cũng quan trọng không kém.

2. Biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị

2.1. Lộ màng hoặc vít sớm.

Các yếu tố như căng vật, co kéo cơ, hoặc bệnh nhân kém hợp tác có thể làm lộ màng hoặc vít sớm (nếu sử dụng). Màng không tiêu khi bị lộ có thể trở thành ổ nhiễm trùng, điều này ít gặp hơn ở màng tiêu. Những màng không tiêu tiên tiến với kích thước lỗ đặc hiệu đã được chứng minh là tương hợp sinh học, ngay cả khi chúng bị lộ ra xoang miệng. Ảnh hưởng của việc lộ màng lên kết quả GBR vẫn còn đang gây tranh cãi, trong đó có một số ít nghiên cứu đã cho thấy tác động có hại của nó.

2.2. Mất xương ghép.

Lộ màng tiêu sớm có thể dẫn tới mất sự tích hợp hoặc sụp màng sớm, từ đó làm mất xương ghép hạt.

2.3. Nhiễm trùng vị trí ghép.

Các yếu tố như thao tác không vô khuẩn trong quá trình phẫu thuật, hoặc bệnh lý toàn thân như đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch, có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật. Kháng sinh toàn thân và nước súc miệng diệt khuẩn tại chỗ thường được kê sau GBR để giảm tỷ lệ nhiễm trùng vị trí ghép.

2.4. Xuất huyết tại vị trí phẫu thuật.

Chảy máu nhiều tại vị trí phẫu thuật có thể là do thiết kế đường rạch không đúng, hoặc do những tình trạng toàn thân như cao huyết áp hay sử dụng thuốc chống đông máu.

3. Những tiến bộ trong khoa học được coi là có hiệu quả đối với kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR)

Dưới đây là những tiến bộ đã được chứng minh là hiệu quả trong việc tái tạo xương qua các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng, trong cả hai lĩnh vực nha khoa và phẫu thuật chỉnh hình:

  • Liệu pháp protein (ví dụ, protein tạo hình thái xương-2, yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu- BB).
  • Liệu pháp tế bào (ví dụ, chuyển tế bào soma (tế bào thân không biệt hóa) hoặc tế bào gốc).
  • Liệu pháp gen (ví dụ, chuyển gen virus hoặc không virus mã hóa cho protein sinh xương).
  • Giá thể mô phỏng sinh học (giá thể tích hợp với peptide hoặc phân tử đồng hóa xương hoạt động).
  • Kết hợp bốn liệu pháp trên.

Một số sản phẩm đã được sử dụng trong lâm sàng, còn một số vẫn đang trong quá trình phát triển.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

1. Buser D, Dula K, Belser U, et al. Localized ridge augmentation using guided bone regeneration. 1. Surgical procedure in the maxilla. Int J Periodontics Restorative Dent 1993;13(1):29-45.
2. Buser D, Dula K, Hess D, et al. Localized ridge augmentation with autografts and barrier membranes. Periodontol 2000 1999;19:151-163.
3. Darby I. Periodontal materials. Aust Dent J 2011;56(Suppl 1):107-118.
4. Clementini M, Morlupi A, Canullo L, et al. Success rate of dental implants inserted in horizontal and vertical guided bone regenerated areas: a systematic review. Int J Oral Maxillofac Surg 2012;41(7):847-852.
5. Hämmerle CH, Jung RE, Feloutzis A. A systematic review of the survival of implants in bone sites augmented


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *