Các loại màng trong kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR).

Kỹ thuật GBR được sử dụng để tăng sống hàm theo chiều ngang và chiều dọc, nhằm cho phép đặt implant vào xương hàm trên và xương hàm dưới bị teo. Vai trò của màng ngăn trong GBR là để tạo và duy trì khoảng cho các tế bào tạo xương từ tủy xương xung quanh di cư vào vị trí cần tái tạo mô xương. Theo đặc điểm phân hủy, màng ngăn có thể được chia thành hai loại: không tiêu và tiêu. Cùng tìm hiểu thêm về các loại màng này.

1. Tổng quan về kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR)

Kỹ thuật GBR được sử dụng để tăng sống hàm theo chiều ngang và chiều dọc, nhằm cho phép đặt implant vào xương hàm trên và xương hàm dưới bị teo. Vai trò của màng ngăn trong GBR là để tạo và duy trì khoảng cho các tế bào tạo xương từ tủy xương xung quanh di cư vào vị trí cần tái tạo mô xương. Nó có tác dụng như một màng ngăn để loại trừ các tế bào biểu mô và mô liên kết tăng trưởng nhanh đi vào vị trí dự kiến, đồng thời tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng xương.

2. Phân tích các loại màng sử dụng

Một màng ngăn lý tưởng cần có những đặc tính sau:

  1. Tương hợp sinh học và tích hợp với mô chủ. Màng ngăn nên tương hợp sinh học, không gây viêm, đáp ứng miễn dịch, và phản ứng với dị vật (hoặc chỉ gây ở mức giới hạn). Khi màng ngăn là màng tiêu, thì những phản ứng của mô chủ đối với sự hấp thu màng nên là tối thiểu, hoàn nguyên, và không ảnh hưởng bất lợi đến sự tái tạo mô mong muốn.
  2. Loại trừ tế bào. Màng ngăn nên có khả năng ngăn cản sự di cư mô mềm và các tế bào không tạo xương đi vào khoảng dự kiến tạo xương mới.
  3. Tạo khoảng và khả năng duy trì. Màng ngăn nên có khả năng tạo và duy trì khoảng để tái tạo xương. Điều quan trọng đối với màng ngăn là nó phải duy trì hình dạng và sự nguyên vẹn trong suốt giai đoạn lành thương của GBR.
  4. Khả năng kiểm soát trên lâm sàng. Để sử dụng trong lâm sàng, màng ngăn phải dễ dàng cắt tỉa và phù hợp với nhiều hình dạng khác nhau của sống hàm bị thiếu hụt.

Theo đặc điểm phân hủy, màng ngăn có thể được chia thành hai loại: không tiêu và tiêu:

  1. Màng không tiêu. Những màng này có thể tạo hàng rào và duy trì khoảng trong thời gian dài hơn so với màng tiêu. Tuy nhiên, cần phẫu thuật để lấy màng ra bởi vì nó không thể bị phân hủy trong cơ thể người. Polytetrafluoroethylene mở rộng (ePTFE) lần đầu tiên được giới thiệu là màng không tiêu và đã được sử dụng rộng rãi bởi các bác sĩ lâm sàng, cho kết quả tạo xương mới thuận lợi. Tuy nhiên, màng ePTFE gần đây đã bị ngưng sử dụng và không còn có mặt trên thị trường. Polytetrafluoroethylene mở rộng (ePTFE) lần đầu tiên được giới thiệu là màng không tiêu và đã được sử dụng rộng rãi bởi các bác sĩ lâm sàng, cho kết quả tạo xương mới thuận lợi. Tuy nhiên, màng ePTFE gần đây đã bị ngưng sử dụng và không còn có mặt trên thị trường. Hiện nay, có các loại màng không tiêu là polytetrafluoroethylene (PTFE) mật độ cao và PTFE. Cả hai loại màng không tiêu đều cho kết quả tạo tái tạo xương trên lâm sàng tương tự nhau trong một số nghiên cứu trên động vật và trên người. Một vài màng trong số này có sườn titanium để tăng cường khả năng giữ khoảng của màng.
  2. Màng tiêu. Những màng này có lợi ích là có khả năng phân hủy sinh học; do đó, không cần phẫu thuật lần thứ hai để lấy màng ra. So với màng không tiêu, màng tiêu có khả năng thích nghi cao hơn để cho phép phù hợp hơn với vùng thiếu hồng xương. Phần lớn màng tiêu được làm từ collagen (có nguồn gốc từ bò hoặc lợn), polylactic acid, polyglycolic acid (tổng hợp), hoặc khuôn bì không tế bào (người).

cac-loai-mang-1

cac-loai-mang-2
Màng tiêu Collagen
Màng không tiêu tăng cường Titanium

GBR có thể được thực hiện chỉ sử dụng màng, nhưng việc bổ sung vật liệu xương ghép với màng sẽ làm cải thiện lượng xương tái tạo. Khi vật liệu xương ghép được sử dụng, chúng được đặt bên dưới màng (có tác dụng tạo và duy trì khoảng). Có nhiều loại vật liệu ghép xương có thể được sử dụng trong GBR. Ghép tự thân được xem là chuẩn vàng bởi vì nó có khả năng sinh xương, cảm ứng xương, và kích dẫn xương; những đặc tính này là cơ chế sinh học giải thích cho GBR.

Sự sinh xương đề cập đến sự hình thành và phát triển của mô xương; và nó xảy ra khi các nguyên bào xương từ xương ghép tự thân tham gia vào sự tăng trưởng xương mới. Sự sinh xương chỉ xảy ra ở xương ghép tự thân. Cảm ứng xương nghĩa là huy động các tế bào xương tiền thân và kích thích những tế bào này biệt hóa thành nguyên bào xương là tế bào chịu trách nhiệm tạo xương mới. Các protein tạo hình thái xương (BMPs) là một nhóm các yếu tố tăng trưởng đã được biết là có tính cảm ứng xương, và đã được nghiên cứu kỹ trên động vật lẫn trên người. Kích dẫn xương đề cập đến khả năng của vật liệu xương ghép có vai trò như giá thể cho nguyên bào xương để tạo xương mới. Tất cả các vật liệu xương ghép tối thiểu phải có tính kích dẫn xương.

Ngoài xương ghép tự thân, các vật liệu khác đã được sử dụng thành công với kết quả khả quan gồm có ghép đồng loại (FDBA, FDBA khử khoáng), ghép dị loại (bò, lợn), và vật liệu tổng hợp (hydroxyapatite, calcium phosphate). Việc sử dụng các yếu tố tăng trưởng trong GBR đã được nghiên cứu trong thời gian gần đây. BMPs tái tổ hợp của người (rhBMPs) là những protein của người có thể kích thích sự tạo xương. Các thử nghiệm lâm sàng ủng hộ tiềm năng sử dụng của rhBMP-2. Tuy nhiên, việc sử dụng rhBMP-2 vẫn còn hạn chế, và nó chỉ được Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ chấp thuận sử dụng trong phẫu thuật nâng xoang và tăng sống hàm của các khiếm khuyết liên quan đến vị trí nhổ răng. Cần có thêm những nghiên cứu khác để xác định hiệu quả của rhBMP-2 và vật liệu vận chuyển lý tưởng của nó.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *