Bảo tồn sống hàm ARP là sự kiểm soát sống hàm trên lâm sàng nhằm giảm thiểu những thay đổi kích thước thường xảy ra sau nhổ răng. Có rất nhiều kỹ thuật ARP được mô tả trong y văn. Phần lớn trong số đó sử dụng vật liệu làm đầy ổ răng sau nhổ, thường là vật liệu xương. Bài viết này sẽ làm rõ phương pháp kể trên và đánh giá chỉ định, chống chỉ định, hiệu quả lâm sàng của nó. Cùng tìm hiểu.
1. Khái niệm về phương pháp bảo tồn sống hàm (ARP)
Bảo tồn sống hàm ARP là sự kiểm soát sống hàm trên lâm sàng nhằm giảm thiểu những thay đổi kích thước thường xảy ra sau nhổ răng. Có rất nhiều kỹ thuật ARP được mô tả trong y văn. Phần lớn trong số đó sử dụng vật liệu làm đầy ổ răng sau nhổ, thường là vật liệu xương (cụ thể là xương ghép đồng loại, xương ghép dị loại, hoặc vật liệu tổng hợp), rồi phủ miệng của ổ nhổ răng bằng một vài loại vật liệu tương hợp sinh học (ví dụ, miếng xốp collagen, màng collagen tiêu, màng ngăn không tiêu, calcium sulfate). Phương pháp bảo tồn sống hàm còn được gọi là ghép ổ răng. ARP bằng cách “làm đầy” hoặc ” ghép” ổ răng nổi lên vào giữa những năm 1980 như một phương pháp điều trị hợp lý, dựa trên khái niệm là sự lấp đầy khoảng trống để lại từ răng nhổ sẽ mô phỏng “hiệu ứng lưu giữ chân răng” để bảo tồn thể tích xương ổ răng. Làm đầy ổ răng ngày càng phổ biến trong những năm gần đây do khái niệm hấp dẫn và kỹ thuật đơn giản của nó. Nhưng không phải tất cả các kỹ thuật bảo tồn sống hàm đều nhổ răng, bởi vì việc chừa lại chân răng là một phương pháp có tiên lượng khả quan trong việc bảo tồn kích thước xương ổ răng trong những tình huống lâm sàng răng không thể phục hồi. Các phương pháp bảo tồn sống hàm khác được mô tả trong y văn là “kỹ thuật tấm chắn ổ răng” (socket-shield technique) và tái tạo trùm lên xương mặt ngoài (overbuilding facial bone).
ARP và bảo tồn sống hàm nói chung được công nhận là những thuật ngữ có thể hoán đổi cho nhau. Tuy nhiên, ARP không nên được gọi là “bảo tồn ổ răng”, bởi vì nó không thể bảo tồn ổ răng (hoặc xương ổ răng); ngược lại, nó chỉ làm đầy bằng xương trưởng thành.
2. Chỉ định/chống chỉ định và đánh giá hiệu quả lâm sàng
ARP thường được chỉ định trong những tình huống lâm sàng răng không thể phục hồi và/hoặc được dự kiến nhổ, và sự duy trì thể tích sống hàm là quan trọng đối với kế hoạch điều trị tổng thể. Chỉ định phổ biến nhất là ở những vị trí nhổ răng mà đặt implant tức thì bị chống chỉ định (ví dụ, vùng thẩm mỹ cao, nhiễm trùng mạn nghiêm trọng) nhưng lại dự kiến làm phục hình trên implant trong tương lai. Trong những tình huống như vậy, ARP có thể giúp tránh được những phương pháp phát triển vị trí cấy ghép nâng cao mà có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý từ điều trị, chi phí, và thời gian.
Những tổng quan hệ thống gần đây đã đánh giá hiệu quả lâm sàng của ARP đối với sự thay đổi xương theo chiều ngang và chiều dọc so với nhổ răng đơn thuần. Chỉ có hai tổng quan hệ thống trong số này thực hiện phân tích định lượng. Vignoletti và cộng sự nhận thấy sau giai đoạn lành thương 6-24 tháng, mức độ tiêu xương ổ răng trung bình theo chiều ngang và chiều dọc lần lượt giảm 1.8 mm và 1.5 mm so với những vị trí không được can thiệp gì sau nhổ răng. Mặt khác, Viftorini Orgeas và cộng sự cũng phát hiện rằng sau thời gian lành thương 3-12 tháng, mức độ tiêu xương ổ răng trung bình theo chiều ngang và chiều dọc lần lượt giảm 1.3 mm và 0.7 mm so với những vị trí chỉ nhổ răng đơn thuần. Sự chênh lệch kích thước giữa hai nghiên cứu có thể được giải thích là do sự khác biệt về y văn được lựa chọn dựa trên những tiêu chuẩn đưa vào cụ thể của từng tổng quan hệ thống. Tuy nhiên, các kết quả lại trùng hợp cho thấy lợi ích rõ ràng của liệu pháp ARP trong việc ngăn ngừa sự tiêu xương ổ sau nhổ răng.
Mặc dù liệu pháp ARP có thể giúp ngăn ngừa tiêu xương ổ sau nhổ răng, nhưng không phải lúc nào nó cũng là một phương pháp giúp ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng tiêu xương ổ răng. Do đó, cần dự kiến là sẽ có sự giảm thể tích xương ổ răng ở một mức độ nào đó, ngay cả khi ARP được thực hiện đồng thời. Mức độ tiêu xương rất thay đổi, phụ thuộc vào yếu tố bệnh nhân, chẳng hạn như dạng sinh học nha chu. Trong ca này, ARP đã được thực hiện, và sự giảm thể tích xương lưới ước tính là khoảng 6% sau thời gian lành thương 14 tuần.
Hàng loạt kết quả (ví dụ, lâm sàng, X-quang, mô học, chất lượng cuộc sống) có thể được sử dụng để xác định hiệu quả của liệu pháp ARP. Bằng chứng hiện nay cho thấy không có vật liệu sinh học hoặc kỹ thuật cụ thể nào đem lại kết quả vượt trội trong việc ổn định kích thước sống hàm, cả trên lâm sàng hay X-quang. Điều thú vị là một tổng quan hệ thống gần đây được tiến hành và tập trung đánh giá kết quả định lượng xương sau ARP sử dụng những vật liệu sinh học khác nhau. Mức độ biến thiên trong sự tạo xương sống đã được ghi nhận khi sử dụng các vật liệu làm đầy ổ răng khác nhau, chẳng hạn như xương ghép đồng loại, xương ghép dị loại, và vật liệu tổng hợp; tuy nhiên, không có vật liệu sinh học nào cho thấy kết quả vượt trội đáng kể so với những vật liệu còn lại.
Theo những nghiên cứu gần đây nhằm trả lời cho câu hỏi lâm sàng quan trọng này, các implant được đặt vào những vị trí bảo tồn sống hàm có tỷ lệ tồn tại và tỷ lệ thành công tương tự như các implant được đặt vào những vị trí không thực hiện liệu pháp này. Barone và cộng sự đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng nhằm xác định tỷ lệ tồn tại của implant, cùng với các tham số quan tâm khác, về các implant được đặt vào những vị trí bảo tồn sống hàm bằng cách ghép ổ răng với xương ghép dị loại so với các implant được đặt vào những vị trí nhổ răng lành thương tự nhiên. Mỗi nhóm gồm 20 đối tượng, mỗi người được cấy ghép 1 implant. Tỷ lệ tồn tại tích lũy của implant ở cả hai nhóm là khoảng 95% sau 3 năm, và không có sự khác biệt có ý nghĩa trong bất kỳ tham số nào được phân tích.
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
Leave a Reply